Sau khi chia tách, diện tích huyện Thanh Trì chỉ còn 6.317,27 ha với dân số 147.788 người (2003), gồm thị trấn Văn Điển và 15 xã: Đại Áng, Đông Mỹ, Duyên Hà, Hữu Hòa, Liên Ninh,... Để biết thêm thông tin, mời các bạn tham khảo bài viết Danh sách xã, phường thuộc huyện Thanh Trì (Hà Nội) dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Danh sách xã, phường thuộc huyện Thanh Trì (Hà Nội):
Ngày 20 tháng 4 năm 1961, huyện Thanh Trì được sáp nhập vào Hà Nội (trừ 4 xã: Liên Ninh, Việt Hưng (Ngọc Hồi), Đại Thanh (Tả Thanh Oai), Thanh Hưng (Đại Áng) nhập vào huyện Thường Tín; 4: xã Hữu Hòa, Kiến Hưng, Cự Khê, Mỹ Hưng nhập vào huyện Thanh Oai). Ngày 31 tháng 5 năm 1961, lập huyện Thanh Trì mới trên cơ sở hợp nhất huyện Thanh Trì cũ và quận VII cũ, gồm thị trấn Văn Điển và 21 xã: Đại Kim, Định Công, Đông Mỹ, Duyên Hà, Hoàng Liệt, Hoàng Văn Thụ, Khương Đình, Lĩnh Nam, Ngũ Hiệp, Tam Hiệp, Tân Triều, Thanh Liệt, Thanh Trì, Thịnh Liệt, Trần Phú, Tứ Hiệp, Vạn Phúc, Vĩnh Quỳnh, Vĩnh Tuy, Yên Mỹ, Yên Sở.
Ngày 17 tháng 2 năm 1979, 4 xã: Liên Ninh, Ngọc Hồi, Đại Áng, Tả Thanh Oai của huyện Thường Tín và xã Hữu Hòa của huyện Thanh Oai thuộc tỉnh Hà Sơn Bình sáp nhập vào huyện Thanh Trì. Từ đó, huyện Thanh Trì có thị trấn Văn Điển và 26 xã: Đại Áng, Đại Kim, Định Công, Đông Mỹ, Duyên Hà, Hoàng Liệt, Hoàng Văn Thụ, Hữu Hòa, Khương Đình, Liên Ninh, Lĩnh Nam, Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp, Tả Thanh Oai, Tam Hiệp, Tân Triều, Thanh Liệt, Thanh Trì, Thịnh Liệt, Trần Phú, Tứ Hiệp, Vạn Phúc, Vĩnh Quỳnh, Vĩnh Tuy, Yên Mỹ, Yên Sở.
Ngày 26 tháng 10 năm 1990, chuyển xã Hoàng Văn Thụ về quận Hai Bà Trưng quản lý để thành lập phường Hoàng Văn Thụ, đến năm 2004 thì chuyển sang thuộc quận Hoàng Mai.
Ngày 22 tháng 11 năm 1996, tách xã Khương Đình cùng với một phần của quận Đống Đa (gồm 5 phường: Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Thượng Đình, Kim Giang, Phương Liệt, một phần 2 phường Nguyễn Trãi và Khương Thượng) cùng toàn bộ xã Nhân Chính thuộc huyện Từ Liêm để thành lập quận Thanh Xuân, khi đó diện tích tự nhiên của huyện Thanh Trì là 9.791 ha (97,91 km²), gồm 24 xã: Đại Áng, Đại Kim, Định Công, Đông Mỹ, Duyên Hà, Hoàng Liệt, Hữu Hòa, Liên Ninh, Lĩnh Nam, Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp, Tả Thanh Oai, Tam Hiệp, Tân Triều, Thanh Liệt, Thanh Trì, Thịnh Liệt, Trần Phú, Tứ Hiệp, Vạn Phúc, Vĩnh Quỳnh, Vĩnh Tuy, Yên Mỹ, Yên Sở và 1 thị trấn Văn Điển.
Ngày 6 tháng 11 năm 2003, tách 9 xã: Đại Kim, Định Công, Hoàng Liệt, Thịnh Liệt, Yên Sở, Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Lĩnh Nam, Trần Phú và 55 ha diện tích tự nhiên của xã Tứ Hiệp cùng với 5 phường của quận Hai Bà Trưng là: Tương Mai, Tân Mai, Mai Động, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ để thành lập quận Hoàng Mai.
Sau khi chia tách, diện tích huyện Thanh Trì chỉ còn 6.317,27 ha với dân số 147.788 người (2003), gồm thị trấn Văn Điển và 15 xã: Đại Áng, Đông Mỹ, Duyên Hà, Hữu Hòa, Liên Ninh, Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp, Tả Thanh Oai, Tam Hiệp, Tân Triều, Thanh Liệt, Tứ Hiệp, Vạn Phúc, Vĩnh Quỳnh, Yên Mỹ; xã Tứ Hiệp thuộc huyện Thanh Trì còn lại 412,20 ha và 9.584 người.
Số thứ tự | Danh sách xã, phường thuộc huyện Thanh Trì |
1 | Thị trấn Văn Điển |
2 | Xã Tân Triều |
3 | Xã Thanh Liệt |
4 | Xã Tả Thanh Oai |
5 | Xã Hữu Hoà |
6 | Xã Tam Hiệp |
7 | Xã Tứ Hiệp |
8 | Xã Yên Mỹ |
9 | Xã Vĩnh Quỳnh |
10 | Xã Ngũ Hiệp |
11 | Xã Duyên Hà |
12 | Xã Ngọc Hồi |
13 | Xã Vạn Phúc |
14 | Xã Đại áng |
15 | Xã Liên Ninh |
16 | Xã Đông Mỹ |
2. Giới thiệu về huyện Thanh Trì (Hà Nội):
Năm 1573 Huyện Thanh Trì được thành lập, nằm ở ven phía Nam và Đông Nam của thành phố Hà Nội. Trên địa bàn Thanh Trì có nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học, khu công nghiệp, nhiều trường học, cơ sở y tế của Trung ương và Thành phố, có nhiều ngành nghề truyền thống như mây tre đan Vạn Phúc, Bánh chưng, bánh dày Chanh Khúc,… đây là thế mạnh, tiềm năng đáng quý, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đi lên của Huyện.
- Vị trí địa lý
+ Phía Đông giáp huyện Gia Lâm và huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
+ Phía Tây bắc giáp quận Thanh Xuân.
+ Phía Tây giáp quận Hà Đông.
+ Phía Nam giáp huyện Thanh Oai và huyện Thường Tín.
+ Phía Bắc giáp quận Hoàng Mai.
- Diện tích và dân số
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Thanh Trì là 63,17 km², dân số năm 2019 khoảng 274.347 người. Mật độ dân số đạt 4.343 người/km².
- Điều kiện tự nhiên
Huyện Thanh Trì nằm ở hữu ngạn sông Hồng, địa thế thấp dần về phía Đông Nam theo hướng dòng chảy của sông Hồng, trên địa bàn huyện có đoạn cuối của sông Tô Lịch chảy qua nối với sông Nhuệ ở phía Tây Nam.
Địa hình của huyện Thanh Trì thấp với nhiều điểm trũng nhất là khu Đồng Trì (xã Tứ Hiệp). Sông Hồng nhiều lần chuyển dòng để lại vết tích những điểm trũng này là các ao, hồ, đầm. Tên huyện Thanh Trì và tên cổ Thanh Đàm có nghĩa “ao xanh” và “đầm xanh” chính là dựa vào đặc điểm địa hình của huyện. Do kỵ húy vua Lê Thế Tông nên đổi thành Thanh Trì.
- Kinh tế
Thanh Trì là một huyện sản xuất nông nghiệp với các sản phẩm chính như: lúa, ngô, đậu, rau xanh. Về công nghiệp, huyện cũng có nhà máy phân lân Văn Điển, nhà máy pin Văn Điển, nhà máy chế tạo biến thế ABB, khu công nghiệp Ngọc Hồi.
Trong năm năm, từ năm 2005 – 2010, tình hình kinh tế huyện Thanh Trì duy trì tăng trưởng khá. Hầu hết các chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu, trong đó, kinh tế đạt tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 17,1%(vượt 2,1%), thu ngân sách hàng năm tăng 28,55% (vượt 12,55% so vói kế hoạch),… Tuy là huyện thuần nông, nhưng đến nay Thanh Trì cũng đã có 1.236 doanh nghiệp trong và ngoài nhà nước; 1.477 hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp (TTCN); 1.002 doanh nghiệp và 5.630 hộ kinh doanh dịch vụ thương mại (DV- TM). Trong phát triển, huyện luôn chú trọng quy hoạch và bảo vệ môi trường mà điển hình là cụm công nghiệp Ngọc Hồi là nơi đầu tiên xây dựng nhà máy xử lý nước thải, có 34 doanh nghiệp hoạt động ổn định và dự kiến mở rộng thêm 18,2 ha. Huyện đã xây dựng cụm làng nghề tập trung Tân Triều; đang đầu tư làng nghề cho các xã: Hữu Hòa, Tam Hiệp, Vạn Phúc; cùng đó xây dựng thương hiệu sản phẩm truyền thống bánh trưng xã Duyên Hà, mây tre nan (Vạn Phúc),… Trong nông nghiệp, huyện mạnh dạn, đầu tư kiên cố hóa kênh mương, lấy nước sông Hồng (từ kênh Hồng Vân) thay nước sông Tô Lịch ô nhiễm phục vụ sản xuấtnông nghiệp cho các xã Vĩnh Quỳnh, Đại Áng, Liên Ninh, Tả Thanh Oai,…; chuyển đổi 200 ha sang nuôi trồng thủy sản, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, hình thành 228 trang trại, đạt giá trị sản xuất trên 100 triệu đồng/ha,… Nhờ vậy, thu nhập bình quân đầu người từ 5,5 triệu đồng (năm 2005) tăng lên 13,3 triệu đồng, vượt 4,3 triệu đồng so với kế hoạch; giá trị sản xuất trên một ha canh tác đạt 70,7 triệu đồng (tăng 15,7 triệu đồng so năm 2005).
- Văn hoá – Xã hội
Qua các di chỉ khảo cổ được khai quật trong thời gian gần đây có thể chứng minh rằng Thanh Trì là vùng đất có cư dân cư trú sớm, lâu đời, có thể cách đây khoảng 4000 năm. Cũng qua những tư liệu thành văn (Quốc sử, địa chí, thông chí, thần phả, sắc phong,…) của các làng, xã trong huyện còn lưu trữ, Thanh Trì luôn có những quan hệ mật thiết với Thăng Long – Hà Nội về chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa. Từ buổi đầu lịch sử dựng nước và giữ nước, vùng đất này đã ghi dấu những địa danh đầy chiến tích huy hoàng. Triều Khúc, nơi đóng quân của Phùng Hưng trong cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ nhà Đường; Ngọc Hồi – Đầm Mực, chứng kiến chiến công oanh liệt của đại quan Quang Trung – Nguyễn Huệ vào xuân Kỷ Dậu 1789. Nhiều danh nhân văn hóa Thanh Trì đã làm rạng rỡ quê hương, đó là Chu Văn An người Quang Liệt, Nguyễn Như Đổ người Đại Lan, họ Bùi ở Giáp Nhị, Nguyễn Quốc Trinh người Đại Áng, Nguyễn Văn Siêu người Kim Lũ, Ngô Thì Nhậm người Tả Thanh Oai,… Sử sách cũng ghi lại rằng Thanh Trì là mảnh đất có nhiều sản vật giá trị như: vài tiến làng Quang, bánh cuốn Thanh Trì, rượu làng Ngâu, nghề thủ công truyền thống kim hoàn ở Định Công, dệt quai thao Triều Khúc, sơn vẽ Đông Phù,…
Thanh Trì còn là vùng đất phát triển mạnh về các hoạt động văn hoá – xã hội. Đây là nơi thành phố quyết định khảo sát để xây dựng nông thôn mới làm thí điểm do huyện có 9/19 tiêu chí cơ bản đạt so sới tiêu chí của chính phủ ban hành. Hiện nay, địa phương đang tập trung xây dựng mô hình thí điểm tại xã Đại Áng, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2010. Theo kế hoạch đến năm 2015, toàn huyện có 75% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Hiện nay, Thanh Trì có 27 trường đạt chuẩn quốc gia và 100% trạm y tế xã đạt chuẩn. 100% xã có trạm cấp nước sạch và đường thảm nhựa, bê tông hóa,… Đặc biệt, đầu năm 2010 huyện đã hoàn thành xây mới cây cầu Hữu Hòa, đem lại niềm vui cho hàng vạn người dân khu vực. Bởi vậy, trong các phong trào của huyện, nhân dân và các thành phần kinh tế luôn hưởng ứng và tích cực tham gia, ủng hộ trên 280 tỷ đồng, xây dựng gần 400 công trình hạ tầng các loại. Đây là những dấu ấn và kinh nghiệm có giá trị để huyện bước vào thời kỳ mới, tập trung xây dựng nông thôn mới.
- Hạ tầng giao thông
Thanh Trì có trục đường 1A, 1B, 21C, đường sắt Thống Nhất cắt qua. Trong đó, tuyến 1A chạy xuyên suốt qua các xã Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp, Ngọc Hồi, Liên Ninh. Tuyến 1B trở thành lằn ranh chia cắt giữa các khu hành chính, nông thôn của huyện, làm rời rạc sự kết nối. Quốc lộ 21C chạy qua xã Thanh Liệt, Tân Triều với tên gọi đường Xa La – Nguyễn Xiển, hay đại lộ Chu Văn An. Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ chạy xuyên qua các xã Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp, Liên Ninh thuộc huyện. Trục đường Phan Trọng Tuệ nối Thanh Trì với quận Hà Đông, huyện Thanh Oai là trục đường quan trọng của huyện nhưng vẫn còn nhiều đoạn ùn tắc.
Với quyết tâm hoàn thành các tiêu chí lên quận vào năm 2023, Thanh Trì đang dồn lực gấp rút hoàn thiện các tiêu chí giao thông, xây dựng hạ tầng khung kết nối các tuyến đường. Đường giao thông liên xã Yên Mỹ – Duyên Hà – Vạn Phúc với tổng mức đầu tư hơn 155 tỷ đồng, đường nối cầu Hòa Bình đến khu đô thị mới Nam Linh Đàm đã hoàn thành, tuyến nút giao Xa La gần 2km nối từ Nguyễn Xiển đến khu đô thị Xa La đi qua địa bàn các xã Tân Triều, Thanh Liệt… Thanh Trì cũng đã triển khai đoạn đường giao thông liên xã Tả Thanh Oai – Đại Áng – Liên Ninh với tổng mức đầu tư 461 tỷ đồng; nâng cấp, mở rộng đường Tứ Hiệp nối quốc lộ 1A với Ngọc Hồi – Vũ Lăng; cải tạo đường Nguyễn Bồ lên dốc Đồng Trì,…
Về xe buýt, các tuyến buýt số 6A, 6C, 6E, 8A, 8B, 12, 62, 94, 101, 39, 99, 22B, 37, 106 đi qua địa bàn huyện.
Từ Thanh Trì, người dân có thể di chuyển thuận tiện đến các tỉnh phía Bắc như Bắc Ninh, Bắc Giang, Lào Cai, Lạng Sơn, Yên Bái hoặc xuôi theo quốc lộ 1A đi tới các tỉnh phía Nam.
Trong tương lai, Thanh Trì sẽ có một số tuyến đường sắt đô thị đi qua địa bàn, bao gồm: tuyến số 1 (Ngọc Hồi – Yên Viên), tuyến số 6 (Nội Bài – Ngọc Hồi), tuyến số 7 (Mê Linh – Ngọc Hồi), tuyến số 8 (An Khánh – Dương Xá). Hiện tuyến số 1 đang trong giai đoạn thi công.
3. Bản đồ huyện Thanh Trì (Hà Nội):
Huyện Thanh Trì là một trong 12 huyện nằm ở phía Nam của Thủ đô Hà Nội, có diện tích tổng cộng là khoảng 54,4 km2 và dân số hiện tại khoảng 412.000 người. Huyện này tiếp giáp với các quận Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Đống Đa, Ba Đình và Vĩnh Phúc.
Huyện Thanh Trì có vị trí thuận lợi khi nằm trên trục đường quốc lộ 1A, gần sát Đại lộ Thăng Long, đây là con đường huyết mạch của thủ đô Hà Nội kết nối với các khu vực khác của miền Bắc. Với một vị trí địa lý như thế, Huyện Thanh Trì là nơi có tiềm năng phát triển bất động sản lớn với các dự án đất nền, chung cư được triển khai ngày càng nhiều.
THAM KHẢO THÊM: