Hiện tại, huyện Phúc Thọ có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Phúc Thọ và 20 xã: Xuân Đình, Võng Xuyên, Vân Phúc, Vân Nam, Vân Hà, Trạch Mỹ Lộc, Tích Giang, Thượng Cốc, Thọ Lộc, Thanh Đa, Tam Thuấn, Tam Hiệp,... Để biết thêm thông tin, mời bạn tham khảo bài viết Danh sách xã, phường thuộc huyện Phúc Thọ (Hà Nội).
Mục lục bài viết
1. Danh sách xã, phường thuộc huyện Phúc Thọ (Hà Nội):
Số thứ tự | Danh sách xã, phường thuộc huyện Phúc Thọ |
1 | Thị trấn Phúc Thọ |
2 | Xuân Đình |
3 | Võng Xuyên |
4 | Vân Phúc |
5 | Vân Nam |
6 | Vân Hà |
7 | Trạch Mỹ Lộc |
8 | Tích Giang |
9 | Thượng Cốc |
10 | Thọ Lộc |
11 | Thanh Đa |
12 | Tam Thuấn |
13 | Tam Hiệp |
14 | Sen Phương |
15 | Phụng Thượng |
16 | Phúc Hòa |
17 | Ngọc Tảo |
18 | Long Xuyên |
19 | Liên Hiệp |
20 | Hiệp Thuận |
21 | Hát Môn |
Ngày 21/4/1965, theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hợp nhất 2 tỉnh Sơn Tây và Hà Đông thành tỉnh Hà Tây. Theo đó, huyện Phúc Thọ thuộc tỉnh Hà Tây.
Ngày 27/12/1975, kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa V thông qua Nghị quyết hợp nhất 2 tỉnh Hòa Bình và Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình. Theo đó, huyện Phúc Thọ thuộc tỉnh Hà Sơn Bình.
Ngày 29/12/1978, kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa VI thông qua Nghị quyết phê chuẩn việc sáp nhập một số huyện, thị xã, xã và thị trấn của tỉnh Hà Sơn Bình vào thành phố Hà Nội. Theo đó, huyện Phúc Thọ nhập vào thành phố Hà Nội.
Ngày 17/02/1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 49 – CP về việc điều chỉnh địa giới một số xã, thị trấn của các huyện thuộc thành phố Hà Nội. Theo đó, sáp nhập các xã Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp của huyện Quốc Oai vào huyện Phúc Thọ.
Sau khi điều chỉnh huyện Phúc Thọ gồm 20 xã: Cẩm Đình, Hát Môn, Long Xuyên, Ngọc Tảo, Phúc Hòa, Phụng Thượng, Phương Độ, Sen Chiểu, Tam Thuấn, Thanh Đa, Thọ Lộc, Thượng Cốc, Vân Hà, Vân Nam, Vân Phúc, Võng Xuyên, Xuân Phú, Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp.
Ngày 02/06/1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 101 – HĐBT về việc phân ranh giới huyện Ba Vì và huyện Phúc Thọ thuộc thành phố Hà Nội. Theo đó, tách các xã Tích Giang, Trạch Mỹ Lộc thuộc huyện Ba Vì để sáp nhập vào huyện Phúc Thọ.
Sau khi điều chỉnh huyện Phúc Thọ gồm 22 xã: Cẩm Đình, Hát Môn, Long Xuyên, Ngọc Tảo, Phúc Hòa, Phụng Thượng, Phương Độ, Sen Chiểu, Tam Thuấn, Thanh Đa, Thọ Lộc, Thượng Cốc, Vân Hà, Vân Nam, Vân Phúc, Võng Xuyên, Xuân Phú, Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp, Tích Giang, Trạch Mỹ Lộc.
Ngày 12/8/1991, kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa VIII thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, huyện Phúc Thọ chuyển về tỉnh Hà Tây.
Ngày 29/8/1994, Chính phủ ra Nghị định số 107 – CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập thị trấn Phúc Thọ thuộc huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây trên cơ sở một phần diện tích và nhân khẩu của các xã Phúc Hòa và Thọ Lộc. Sau khi điều chỉnh, huyện Phúc Thọ có 23 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị trấn Phúc Thọ và 22 xã.
Từ ngày 01/08/2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội theo Nghị quyết của kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII ngày 29/05/2008. Theo đó huyện Phúc Thọ là huyện trực thuộc Hà Nội.
2. Giới thiệu về huyện Phúc Thọ (Hà Nội):
Phúc Thọ là huyện ngoại thành, nằm ở phía Tây Bắc Thủ đô Hà Nội. Nơi đây địa danh được hình thành sớm cùng lịch sử dân tộc, nơi hòa quyện giữa 3 con sông: sông Hồng, sông Tích và sông Đáy đã tạo nên vùng đất có truyền thống lâu đời và bề dày lịch sử – cái tên huyện Phúc Thọ đến nay đã có niên đại gần 200 năm.
Vị trí địa lý
- Phía Đông tiếp giáp huyện Đan Phượng và huyện Hoài Đức
- Phía Tây tiếp giáp thị xã Sơn Tây
- Phía Nam tiếp giáp huyện Thạch Thất và huyện Quốc Oai
- Phía Bắc tiếp giáp hải huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.
Hiện tại, huyện Phúc Thọ có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Phúc Thọ và 20 xã: Xuân Đình, Võng Xuyên, Vân Phúc, Vân Nam, Vân Hà, Trạch Mỹ Lộc, Tích Giang, Thượng Cốc, Thọ Lộc, Thanh Đa, Tam Thuấn, Tam Hiệp, Sen Phương, Phụng Thượng, Phúc Hòa, Ngọc Tảo, Long Xuyên, Liên Hiệp, Hiệp Thuận, Hát Môn.
Diện tích và dân số
Huyện Phúc Thọ có tổng diện tích đất tự nhiên là 117 km², dân số vào năm 2016 khoảng 250.000 người. Mật độ dân số đạt 2.137 người/km².
Kinh tế – Xã hội
Trong những năm gần đây, kinh tế của huyện có những bước phát triển khá, tăng trưởng bình quân đạt mức cao và ổn định. Tốc độ tăng giá trị các ngành chủ yếu bình quân trong 10 năm đạt 9,1%, nông nghiệp tăng bình quân 4,9%, công nghiệp – xây dựng tăng 11,8%, Thương mại- Dịch vụ tăng 9,2%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 52 triệu đồng/người/năm. Diện mạo nông thôn có bước thay đổi rõ rệt; cộng đồng dân cư gắn kết chặt chẽ hơn; nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới, với sự quyết tâm cao trong quá trình triển khai, thực hiện, huyện Phúc Thọ đã đạt nhiều kết quả. Đến nay, 20/20 xã trên địa bàn huyện đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Huyện Phúc Thọ cũng đã hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.
Với khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân toàn huyện, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Phúc Thọ lần thứ XXI nhiệm kỳ 2020-2025 xác định: Phát huy truyền thống quê hương anh hùng; xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; huy động mọi nguồn lực quyết tâm xây dựng Phúc Thọ trở thành huyện nông thôn mới điển hình tiên tiến, có kinh tế khá giả, môi trường xanh, nông nghiệp sạch, văn hóa đẹp.
Văn hóa
Phúc Thọ là vùng đất có bề dày lịch sử, góp phần vào quá trình hình thành nền văn minh sông Hồng, Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến. Huyện Phúc Thọ lưu giữ và bảo tồn nhiều di sản văn hóa, nhiều lễ hội đặc sắc. Số liệu thống kê đến tháng 06/2015 cho thấy, toàn huyện có 194 di tích lịch sử – văn hóa gồm 59 đình, 78 chùa, 34 đền miếu, 21 nhà thờ thọ,…
Di tích tiêu biểu tại huyện Phúc Thọ có đền Hát Môn, đình Hạ Hiệp, miếu Thuần Mỹ, đình Tường Phiêu, chùa Tổng, chùa Triệu Xuyên, đình Thanh mạc, đình thuấn nội, đèn Trong, đền Ngoài,… Phúc Thọ cũng là vùng đất giàu truyền thống khoa bảng với nhiều người đỗ đạt, thành danh.
Trong những năm gần đây, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa, đơn vị văn hóa được đẩy mạnh, phát triển rộng khắp trên địa bàn huyện Phúc Thọ. Công tác giáo dục – đào tạo, an ninh trật tự, chăm sóc sức khỏe của người dân được đảm bảo, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân huyện Phúc Thọ.
Giáo dục
Hệ thống giáo dục trên địa bàn huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội luôn được chú trọng cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học lẫn chất lượng đội ngũ giáo viên, học sinh.
Báo cáo kết quả năm học 2020 – 2021, đại diện lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đạo huyện Phúc Thọ cho biết, tuy gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng ngành giáo cụ đào tạo huyện đã nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ năm học 2020 – 2021 với hệ thống trường hợp ngày càng hoàn thiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư, đội ngũ giáo viên tiếp tục được kiện toàn về cơ cấu và chất lượng.
Chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện Phúc Thọ trong vài năm gần đâu được cải thiện rõ rệt. Kết thúc năm học 2020 – 2021, kết quả đánh giá bậc học mầm non, mẫu giáo đạt 99,2%; cấp tiểu học đại 96,5% học sinh đánh giá hoàn thành tốt và hoàn thành kiến thức, kỹ năng các môn học. Tỷ lệ tốt nghiệp cấp THCS đạt 99,06%…
Y tế
Hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe tại huyện Phúc Thọ đã và đang được đầu tư nâng cấp, hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trên địa bàn. Ngoài Bệnh viện Đa khoa huyện Phúc Thọ còn có Trung tâm y tế huyện Phúc Thọ, Phòng khám đa khoa Ngọc Tảo và các trạm y tế tại các xã trực thuộc huyện.
3. Bản đồ quy hoạch huyện Phúc Thọ (Hà Nội):
- Xây dựng 02 Cụm công nghiệp (Cụm công nghiệp thị trấn Phúc Thọ – 40ha và Cụm công nghiệp Nam Phúc Thọ – 100ha). Ưu tiên các ngành nghề sản xuất công nghiệp sạch không gây ô nhiễm môi trường, ưu tiên phát triển công nghiệp sinh thái, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm chất lượng cao, hỗ trợ sản xuất địa phương,…
- Xây dựng các cụm sản xuất TTCN nghề gắn với các cơ sở sản xuất làng nghề tại các xã nông thôn phù hợp với quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch ngành. Khuyến khích phát triển các làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch, có định hướng tách riêng các khu vực sản xuất gây ô nhiễm khỏi khu vực dân cư. Các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch có thể giữ lại trong khu dân cư nhưng cần đảm bảo về môi trường.
- Xây dựng 01 trung tâm mua sắm cấp vùng, 01 siêu thị hạng 2, 03 siêu thị hạng 3 tại thị trấn sinh thái Phúc Thọ, đối với hệ thống chợ hiện có, có lộ trình, kế hoạch xóa bỏ chợ cóc, chợ tạm, xây dựng chợ mới, phù hợp quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch chuyên ngành, chuyên ngành đã được phê duyệt.
- Phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái, sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng tiến bộ khoa học, đặc biệt là công nghệ sinh học, đảm bảo an ninh lương thực.
- Phát triển mô hình trang trại chăn nuôi và trang trại tổng hợp. Đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.
- Tiếp tục thực hiện tốt “dồn điền, đổi thửa” tạo ra những vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn như lúa, rau an toàn, hoa, cây ăn quả,…
- Thực hiện lập các quy hoạch, dự án sản xuất trên địa bàn toàn huyện và vùng sản xuất các các huyện phụ cận để tạo nên các sản phẩm nông nghiệp đặc thù, chất lượng cao.
- Phát triển du lịch lễ hội, văn hóa và tâm linh kết hợp tham quan di tích lịch sử văn hóa, làng nghề truyền thống,… Xây dựng trung tâm văn hóa, lễ hội khu vực Đền thờ Hai Bà Trưng ở xã Hát Môn. Xây dựng các trang trại nông nghiệp, khu nông nghiệp công nghệ cao gắn với du lịch sinh thái.
THAM KHẢO THÊM: