Huyện Đông Anh có 1 thị trấn Đông Anh và 23 xã: Bắc Hồng, Cổ Loa, Đại Mạch, Đông Hội, Dục Tú, Hải Bối, Kim Chung, Kim Nỗ, Liên Hà, Mai Lâm, Nam Hồng, Nguyên Khê, Tàm Xá, Thụy Lâm, Tiên Dương, Uy Nỗ, Vân Hà, Vân Nội, Việt Hùng,... Để biết thêm thông tin, mời các bạn tham khảo bài viết: Danh sách xã, phường thuộc huyện Đông Anh (Hà Nội).
Mục lục bài viết
1. Danh sách xã, phường thuộc huyện Đông Anh (Hà Nội):
Huyện Đông Anh, Hà Nội hiện nay có 1 thị trấn và 23. Cụ thể:
Số thứ tự | Danh sách xã, phường thuộc huyện Đông Anh |
1 | Thị trấn Đông Anh |
2 | Xã Xuân Nộn |
3 | Xã Thụy Lâm |
4 | Xã Bắc Hồng |
5 | Xã Nguyên Khê |
6 | Xã Nam Hồng |
7 | Xã Tiên Dương |
8 | Xã Vân Hà |
9 | Xã Uy Nỗ |
10 | Xã Vân Nội |
11 | Xã Liên Hà |
12 | Xã Việt Hùng |
13 | Xã Kim Nỗ |
14 | Xã Kim Chung |
15 | Xã Dục Tú |
16 | Xã Đại Mạch |
17 | Xã Vĩnh Ngọc |
18 | Xã Cổ Loa |
19 | Xã Hải Bối |
20 |
|
2. Tìm hiểu về về sự ra đời huyện Đông Anh (Hà Nội) ngày nay:
Huyện Đông Anh trước kia là một phần huyện Kim Hoa (gồm Mê Linh, Đông Anh, Sóc Sơn của Hà Nội, thị xã Phúc Yên của Vĩnh Phúc), thuộc phủ Bắc Hà; huyện Đông Ngàn, Yên Phong phủ Từ Sơn thuộc trấn Kinh Bắc và huyện Yên Lãng, phủ Tam Đái thuộc trấn Sơn Tây (xứ Đoài). Từ năm 1831 đến năm 1901, đất huyện Kim Hoa (Kim Anh) thuộc tỉnh Bắc Ninh. Năm 1876-1903, huyện Kim Anh sáp nhập với huyện Đông Ngàn thuộc phủ Từ Sơn thành huyện Đông Khê, thuộc phủ Từ Sơn của tỉnh Bắc Ninh, rồi được nhập phần lớn vào tỉnh Phù Lỗ (được thành lập ngày 6 tháng 10 năm 1901).
Ngày 10 tháng 4 năm 1903, huyện Đông Khê lại được chia tách thành 2 huyện là Kim Anh và Đông Khê đổi tên thành huyện Đông Anh. Đến năm 1904, tỉnh Phù Lỗ đổi tên thành tỉnh Phúc Yên thì huyện Đông Anh thuộc tỉnh Phúc Yên. Thời kỳ 1913-1923 thuộc tỉnh Vĩnh Yên. Thời kỳ 1923-1950 thuộc tỉnh Phúc Yên. Thời kỳ 1950-1961 thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngày 20 tháng 4 năm 1961, toàn bộ huyện Đông Anh (gồm 16 xã: Bắc Hồng, Phúc Thịnh, Tự Do, Tiến Bộ, Nam Hồng, Thành Công, Hùng Sơn, Toàn Thắng, Việt Hùng, Dân Chủ, Việt Thắng, Anh Dũng, Tân Tiến, Vạn Thắng, Liên Hiệp, Quyết Tâm) của tỉnh Vĩnh Phúc sáp nhập vào Hà Nội.
Ngày 31 tháng 5 năm 1961, thành lập huyện Đông Anh mới trên cơ sở tiếp nhận thêm 5 xã: Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú, Đông Hội, Mai Lâm thuộc huyện Từ Sơn ((nay là thành phố Từ Sơn) Bắc Ninh); xã Kim Chung thuộc huyện Yên Lãng (nay là huyện Mê Linh) và xã Tàm Xá thuộc quận V cũ. Lúc này, huyện Đông Anh có 23 xã: Anh Dũng (Hải Bối), Bắc Hồng, Dân Chủ (Đại Mạch), Đông Hội, Dục Tú, Hùng Sơn (Uy Nỗ), Kim Chung, Liên Hà, Liên Hiệp (Vân Nội), Mai Lâm, Nam Hồng, Phúc Thịnh (Nguyên Khê), Quyết Tâm (Cổ Loa), Tàm Xá, Tân Tiến (Vĩnh Ngọc), Thành Công (Kim Nỗ), Tiến Bộ (Thụy Lâm), Toàn Thắng (Tiên Dương), Tự Do (Xuân Nộn), Vạn Thắng (Xuân Canh), Vân Hà, Việt Hùng, Việt Thắng (Võng La).
Ngày 11 tháng 3 năm 1974, sáp nhập thôn Đại Bi của xã Cổ Loa vào xã Uy Nỗ.
Ngày 13 tháng 10 năm 1982, thành lập thị trấn Đông Anh trên cơ sở 797,2 ha diện tích tự nhiên của 4 xã Tiên Dương, Uy Nỗ, Nguyên Khê, Xuân Nộn và cái tên Đông Anh được sử dụng cho đến ngày nay.
3. Giới thiệu về huyện Đông Anh (Hà Nội):
Đông Anh được coi là một huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội, huyện nằm vị trí phía Bắc của Hà Nội. Hiện huyện thuộc đối tượng trong dự án quy hoạch về đô thị, dịch vụ, du lịch cũng như công nghiệp. Đông Anh giữ vai trò quan trọng về đầu mối giao thông giúp liên kết nội thành Hà Nội với toàn bộ các tỉnh khác thuộc miền Bắc.
Đông Anh có địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống sông Đuống, sông Hồng. Ngoài ra còn có các dải tường thành khu di tích Cổ Loa và một số gò đống còn sót lại, cùng với Núi Sái là cao hơn hẳn.
Vị trí địa lý
- Phía Đông tiếp giáp huyện Gia Lâm và thị xã Từ Sơn, huyện Yên Phong (Bắc Ninh)
- Phía Tây tiếp giáp huyện Mê Linh và huyện Đan Phượng
- Phía Nam tiếp giáp quận Long Biên, quận Tây Hồ và quận Bắc Từ Liêm
- Phía Bắc tiếp giáp huyện Sóc Sơn.
Huyện Đông Anh có 24 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Đông Anh (huyện lỵ) và 23 xã: Bắc Hồng, Cổ Loa, Dục Tú, Đại Mạch, Đông Hội, Hải Bối, Kim Chung, Kim Nỗ, Liên Hà, Mai Lâm, Nam Hồng, Nguyên Khê, Tầm Xá, Tiên Dương, Thụy Lâm, Uy Nỗ, Vân Hà, Vân Nội, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc, Võng La, Xuân Canh, Xuân Nộn.
Diện tích và dân số
Huyện Đông Anh có tông diện tích đất tự nhiên là 185,62 km², dân số vào năm 2019 khoảng 405.749 người. Mật độ dân số đạt là 2.186 người/km².
Kinh tế
Kinh tế Đông Anh liên tục khởi sắc. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế giai đoạn 2015-2020 ước đạt 156.075 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 10,2%/năm, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của Hà Nội. Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đạt 111.920 tỷ đồng/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10% năm, vượt mức chỉ tiêu đã đề ra. Giá trị sản xuất thương mại – dịch vụ bình quân đạt 9.705 tỷ đồng/năm, tốc độ tăng trưởng đạt 15,2%.
Đông Anh có 2 khu công nghiệp lớn là khu công nghiệp Đông Anh và khu công nghiệp Thăng Long, ngoài ra còn có khu công nghiệp nhỏ ở Nguyên Khê.
Trên địa bàn huyện có một số làng nghề truyền thống như làng nghề mộc ở xã Vân Hà, làng nghề sản xuất thép, sản phẩm cơ khí ở xã Dục Tú hay nghề mộc dân dụng ở Thụy Lâm, Liên Hà, Việt Hà đang được đầu tư, phát triển mạnh.
Toàn huyện có hơn 355 công ty cổ phần, trên 700 công ty TNHH, 105 doanh nghiệp tư nhân, khoảng 30 công ty nhà nước, 11 công ty TNHH nhà nước một thành viên và trên 13.000 hộ kinh doanh cá thể.
Văn hoá – Xã hội
Huyện Đông Anh rất chú trọng vào việc phát triển văn hoá, xã hội, đặc biệt là các mục tiêu về giáo dục. Trong thời gian qua, quy mô giáo dục, chất lượng giáo dục mũi nhọn và giáo dục toàn diện được giữ vững. Huyện đã phấn đấu duy trì phổ cập tiểu học, THCS, THPT đạt 45% (phấn đấu đến năm 2010 đạt 100%), 100% giáo viên các cấp học đạt chuẩn,…
Công tác y tế, dân số gia đình và trẻ em thường xuyên được quan tâm chỉ đạo nhất là việc xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã. Lĩnh vực văn hóa cũng có nhiều chuyển biến. Đến nay toàn huyện có 85 thôn, làng đạt danh hiệu Làng văn hóa, trong đó 40 thôn đạt Làng văn hóa cấp thành phố; các loại hình văn hóa, thể thao thành tích cao tiếp tục được duy trì và phát triển đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần và chất lượng cuộc sống cho người dân trên địa bàn.
Đông Anh còn là vùng đất lưu giữ nhiều những di tích lịch sử, những lễ hội truyền thống của dân tộc, đặc biệt là những di tích, lễ hội liên quan đến Cổ Loa thành. Huyện cũng còn lưu giữ được nhiều những bộ môn nghệ thuật truyền thống có giá trị như ca trù Lỗ Khê, rối nước Đào Thục, tuồng cổ Cổ Loa,…
Hiện nay, huyện Đông Anh còn lại một số lễ hội lớn, tiêu biểu cho vùng đất này nói riêng và thủ đô Hà Nội cũng như cả nước nói chung. Đó là Hội đền An Dương Vương (còn gọi là hội Cổ Loa) được tổ chức từ mùng 4 – 15 tháng Giêng hàng năm (chính hội là mùng 6 tháng Giêng); hội làng Đường Yên được tổ chức vào mùng 2 tháng 2; hội đền Sái; hội làng Thượng Phúc; hội làng Xuân Nộn được tổ chức từ mùng 10 – 15 tháng 10 (chính hội là mùng 11 tháng 10); hội làng Xuân Trạch được tổ chức từ mùng 8 – 13 tháng 3; hội làng Quậy được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng.
4. Bản đồ hành chính huyện Đông Anh (Hà Nội):
Đông Anh là một huyện nằm ở phía Bắc nội thành Thủ Đô Hà Nội, sở hữu nhiều tuyến đường cao tốc lớn, đường sắt và các cây cầu kết nối trung tâm nội thành tới các tỉnh lân cận và sân bay quốc tế Nội Bài. Giao thông thuận tiện góp phần phát triển các khu công nghiệp lớn, vừa và nhỏ, đồng thời, huyện có hệ thống cơ sở giáo dục tốt, sở hữu nhiều di tích lịch sử và các giá trị văn hóa truyền thống cao.
Tiềm năng phát triển toàn diện của huyện Đông Anh là rất cao, việc quy hoạch huyện Đông Anh được chính quyền thủ đô chú trọng. Ngày 04/07/2023, với 100% đại biểu có mặt nhất trí, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Đề án thành lập quận Đông Anh và các phường thuộc quận này. Đề án sẽ được hoàn thiện trình Chính phủ, Thường vụ Quốc hội vào cuối năm 2023.
Huyện Đông Anh có 1 thị trấn Đông Anh và 23 xã: Bắc Hồng, Cổ Loa, Đại Mạch, Đông Hội, Dục Tú, Hải Bối, Kim Chung, Kim Nỗ, Liên Hà, Mai Lâm, Nam Hồng, Nguyên Khê, Tàm Xá, Thụy Lâm, Tiên Dương, Uy Nỗ, Vân Hà, Vân Nội, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc, Võng La, Xuân Canh, Xuân Nộn.
THAM KHẢO THÊM: