Huyện Đan Phượng, huyện hiện có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Phùng (huyện lỵ) và 15 xã: Đan Phượng, Đồng Tháp, Hạ Mỗ, Hồng Hà, Liên Hà, Liên Hồng, Liên Trung, Phương Đình, Song Phượng, Tân Hội, Tân Lập, Thọ An, Thọ Xuân, Thượng Mỗ, Trung Châu. Để biết thêm thông tin, mời bạn tham khảo bài viết: Danh sách xã, phường thuộc huyện Đan Phượng (Hà Nội).
Mục lục bài viết
1. Danh sách xã, phường thuộc huyện Đan Phượng (Hà Nội):
Huyện Đan Phượng hiện có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Phùng (huyện lỵ) và 15 xã: Đan Phượng, Đồng Tháp, Hạ Mỗ, Hồng Hà, Liên Hà, Liên Hồng, Liên Trung, Phương Đình, Song Phượng, Tân Hội, Tân Lập, Thọ An, Thọ Xuân, Thượng Mỗ, Trung Châu.
Các đơn vị hành chính cơ sở cấp xã, thôn, cụm dân cư:
- Thị trấn Phùng 6 phố, thôn: Phan Đình Phùng, Phùng Hưng, Phượng Trì, Nguyễn Thái Học, Tây Sơn, Thụy Ứng;
- Đan Phượng (Phùng) 3 thôn: Đại Phùng, Đoài Khê, Đông Khê;
- Đồng Tháp (Liên Hợp) 5 thôn: Bãi Tháp, Bãi Thuỵ, Đại Thần, Đồng Lạc, Thọ Vực;
- Hạ Mỗ (Hồng Thái) 2 thôn: Hạ Mỗ,Trúng Đích;
- Hồng Hà 4 thôn: Bá Dương Nội, Bá Dương Thị (Bá), Bồng Lai, Tiên Tân (Bến Tiên);
- Liên Hà 3 thôn: Đoài, Quý, Thượng;
- Liên Hồng 4 thôn: Đông Lai, Hữu Cước, Thượng Trì, Tổ;
- Liên Trung 2 thôn: Hạ Trì, Trung;
- Phương Đình (Liên Minh) 8 thôn: Cổ Ngõa, Địch Trong, Địch Trung, Địch Đình, Địch Thượng, Ích Vịnh, La Thạch, Phương Mạc;
- Song Phượng 4 thôn, xóm: Tháp Thượng, Thu Quế, Thuận Thượng, Thống Nhất;
- Tân Hội 4 thôn: Thượng Hội, Thuý Hội, Phan Long (Sơn), Vĩnh Kỳ;
- Tân Lập 4 thôn: Đan Hội, Hạ Hội, Hạnh Đàn, Ngọc Kiệu (Tên chung: Kẻ Gối hay Tổng Gối) và 4 tổ dân phố Tân Tây Đô;
- Thọ An 3 thôn: An Thanh (Tây Sơn), Thanh Điềm (Bắc Hà), Thọ Lão (Đông Hải);
- Thọ Xuân 4 thôn: Tiến Bộ, Thống Nhất, Chiến Thắng, Hoà Bình;
- Thượng Mỗ (Hồng Phong) 3 thôn: Thượng Mỗ, Thượng Bãi, Phùng Hưng;
- Trung Châu 8 thôn: Chu Phan, Hưu Trưng, Nại Yên (Nại Xá, Yên Châu), Phương Lang (Phương Nội), Phương Ngoại, Trung Hà làng, Vạn Vĩ, Văn Môn.
Số thứ tự | Danh sách xã, phường thuộc huyện Đan Phượng |
1 | Thị trấn Phùng |
2 | Đồng Tháp |
3 | Hạ Mỗ |
4 | Hồng Hà |
5 | Đan Phượng |
6 | Liên Hà |
7 | Liên Hồng |
8 | Liên Trung |
9 | Phương Đình |
10 | Song Phượng |
11 | Tân Hội |
12 | Tân Lập |
13 | Thọ An |
14 | Thọ Xuân |
15 | Thượng Mỗ |
16 | Trung Châu |
2. Giới thiệu về huyện Đan Phượng (Hà Nội):
Đan Phượng là một huyện thuộc thành phố Hà Nội. Huyện Đan Phượng là huyện có hệ thống sông Hồng, Sông Đáy chảy qua. Xưa kia là ngã ba sông (sông Hồng, sông Nhuệ, sông Đáy) nên địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, chủ yếu là đất phù sa. Đan Phượng nằm tại khoảng giữa của trục đường Quốc lộ 32 từ trung tâm Hà Nội đi Sơn Tây. Huyện Đan Phượng nằm ở phía Tây Bắc trung tâm thành phố Hà Nội.
Vị trí địa lý
Đan Phượng là một huyện ngoại thành, nằm ở phía Tây Bắc trung tâm thành phố Hà Nội, tại khoảng giữa của trục đường quốc lộ 32 từ trung tâm Hà Nội đi Sơn Tây, cách trung tâm thành phố khoảng 20 km. Huyện có vị trí địa lý như sau:
- Phía Đông giáp huyện Đông Anh (với ranh giới là sông Hồng) và quận Bắc Từ Liêm.
- Phía Nam giáp huyện Hoài Đức.
- Phía Tây giáp huyện Phúc Thọ với ranh giới là sông Đáy.
- Phía Bắc giáp huyện Mê Linh với ranh giới là sông Hồng.
Diện tích và dân số
Huyện Đan Phượng có tổng diện tích tự nhiên là 78 km², dân số vào năm 2019 khoảng 182.194 người và có mật độ dân số đạt 2.335 người/km².
Kinh tế
Đan Phượng xác định tập trung phát triển thương mại, dịch vụ, công nghiệp xây dựng, nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ. Trong vòng 5 năm trở lại đây, kinh tế Đan Phượng phát triển đồng bộ về chất lượng và quy mô, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9,63%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng (48,98%), thương mại – dịch vụ (45,14%), giảm tỷ trọng nông nghiệp – thủy sản (5,88%). Hiện trên địa bàn huyện có hơn 1.000 doanh nghiệp đang hoạt động, gần 1.800 hộ sản xuất tập trung tại 5 cụm công nghiệp, có 7 làng nghề với diện tích hơn 90,6 ha, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, đồng thời tăng thu nhập cho người dân. Riêng trong năm 2020, thu nhập bình quân của huyện ước đạt 61,2 triệu đồng. Tổng thu ngân sách nhà nước nhiệm kỳ 2015-2020 ước đạt 2.540 tỷ đồng, tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước bình quân hàng năm đạt 13%.
Văn hóa
Dù là huyện có diện tích nhỏ nhưng huyện là cái nôi của các loại hình nghệ thuật dân gian, tiêu biểu như Hát ca trù ở xã Thượng Mỗ, Thổi cơm thi ở hội Dầy, Vật truyền thống ở xã Hồng Hà, hát Chèo tàu ở hội Gối, Hội thả diều ở Bá Giang, rước cây bông ở Trung Hà, bơi trải ở Đồng Tháp, hát chèo bè trên sông của dân chài Vạn Vĩ…
Giáo dục
Toàn huyện có 52/52 trường đạt chuẩn quốc giá mức độ 1, trong đó có 14 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.
Y tế
Huyện Đan Phương có 1 bệnh viện đa khoa 1 trung tâm y tế và các phòng khám tư nhân khác:
- Bệnh viện đa khoa Đan Phượng
- Trung tâm y tế huyện Đan Phượng
- Các phòng khám chuyên khoa tư nhân.
Hạ tầng giao thông
Nếu như người dân ở các huyện Đông Anh, Gia Lâm và quận Long Biên cần di chuyển qua các cây cầu để vào trung tâm thủ đô thì TỪ Đan Phượng, người dân có thể dễ dàng đi đến các quận nội thành Hà Nội qua đường bộ, trong đó con đường chính là quốc lộ 32. Còn sông Hồng là điểm kết nối giữa Đan Phượng với Đông Anh và Mê Linh. Tuy vậy, do ở Đan Phượng không có cây cầu nào bắc qua sông Hồng nên người dân di chuyển qua bến phà Thọ An và Liên Hà.
Cây cầu gần Đan Phượng nhất là cầu Thăng Long cách 7km, xa hơn nữa là cầu Nhật Tân cách 12km, cầu Vĩnh Thịnh cách 15km.
Theo quy hoạch giao thông vận tải thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đan Phượng sẽ có tuyến đường sắt đô thị số 3 (Nhổn – Ga Hà Nội – Hoàng Mai) và số 4 (Mê Linh – Sài Đồng – Liên Hà).
Đường Tây Thăng Long dài 33km, xuất phát tại nút giao với đường Võ Chí Công, điểm tại nút giao đường 32 thuộc thị xã Sơn Tây. Đường Tây Thăng Long khi hoàn thiện sẽ góp phần giảm tải cho tuyến đường 32, đồng thời kết nối các dự án ở Đan Phượng đến trung tâm thành phố.
Ngoài ra, huyện Đan Phượng sẽ cải tạo, mở rộng đường từ Quán Đoài Khê, đường nhánh N12, N13, đường từ nhà văn hóa thôn Đoài Khê, đường nối N4 với N1, đường vào đền Văn Hiến, tỉnh lộ 422 vào thôn Thượng Hội, đường vành đai Đại Phùng, đường từ chân cầu Phùng đến UBND xã Đồng Tháp, đường từ trường mầm non Đồng Tháp đến đường trục thôn Bãi Thụy,…
Trong thời gian tới, hạ tầng giao thông huyện Đan Phượng sẽ được nâng cấp và mở rộng quy mô hơn nữa, nâng cao khả năng kết nối với các quận, huyện và đáp ứng nhu cầu phát triển về mọi mặt.
Làng nghề
Là một huyện gần trung tâm Hà Nội dân cư đông đúc rất thuận lợi cho việc tiêu thụ các sản phẩm từ nông nghiệp cũng như hình thành các làng nghề, nhóm nghề như mộc nội thất, chế biến thực phẩm, tiêu thụ nông sản, trồng hoa,… Khu vực đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung nhiều làng nghề. Các làng nghề truyền thống thường tập trung ở các thỉnh thành như Hà Nội, Nam Định, Bắc Ninh, Thái Bình. Còn các làng nghề và làng có nghề lại thường tập trung ở Hà Nội, Hà Tây cũ, bắc Hưng Yên, nam Vĩnh Phúc, Nam Định. Nghề phụ thường thì tập trung ở khu vực ven đô thị lớn, nơi mật độ dân cư cao hay các đầu mối giao thông thuận lợi. Đan Phượng là huyện nhỏ nhưng hội tụ đầy đủ các yếu tố trên nên cũng có khá nhiều làng nghề truyền thống, làng nghề.
3. Bản đồ quy hoạch huyện Đan Phượng (Hà Nội):
Quy hoạch phát triển đô thị
Gồm một phần Phân khu đô thị S1, S2, GS, sông Hồng và thị trấn huyện lỵ Phùng:
- Khu vực thuộc Phân khu đô thị S1, S2, GS, sông Hồng:
+ Hình thành các trung tâm mới về thương mại, dịch vụ của đô thị. Tạo dựng đỗ thị cửa ngõ phía Tây Bắc của đô thị trung tâm.
+ Phát triển các khu đô thị mới đồng bộ, hiện đại gắn với cải tạo, chỉnh trang, xây dựng lại các khu ở hiện có, tạo dựng một phân khu đô thị hoàn chỉnh, đáp ứng các nhu cầu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật.
+ Tổ chức không gian cảnh quan của phân khu đô thị S1, S2 kết nối với không gian xanh của khu vực phân khu GS và không gian cảnh quan sinh thái của phân khu sông Hồng, tạo hướng không gian kiến trúc hiện đại. Hình thành các trục đô thị, trục cảnh quan và các không gian điểm nhấn trọng tâm, đảm bảo sự liên kết hài hòa với không gian xung quanh.
+ Hình thành đầu mối hạ tầng kỹ thuật,-là đầu mối giao thông gắn với các trung tâm đô thị, đảm bảo kết nối đồng bộ với hệ thống hạ tầng chung khu vực.
+ Thị trấn Phùng và vùng phụ cận: Hình thành trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế thương mại, văn hóa, thể dục thể thao huyện Đan Phượng. Phát triển theo mô hình sinh thái mật độ thấp, mở rộng không gian về phía Đông Bắc và Tây Nam, gồm phần đất thuộc các xã Song Phượng, Đan Phượng, Thượng Mỗ, Tân Hội, kết nối với tuyến đường Tây Thăng Long.
+ Duy trì cấu trúc truyền thống các khu dân cư hiện có, xác định các khu phát triển mới nhằm dãn dân, di dân trong các khu vực làng xóm, bổ sung quỹ đất bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ dân cư địa phương.
Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế
- Các cụm TTCN làng nghề được định hướng phát triển theo quy hoạch chuyên ngành. Bảo tồn, phục hồi các làng nghề truyền thống,,…Từng bước chuyển đổi sang mộ hình TTCN sạch, phục vụ khu công nghệ cao.
THAM KHẢO THÊM: