Với vị trí địa lý đẹp và sự phong phú về địa hình, Chương Mỹ không chỉ đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của Hà Nội mà còn là điểm đến thu hút du khách với những trải nghiệm văn hóa và thiên nhiên độc đáo. Bài viết dưới đây cung cấp: Danh sách xã, phường thuộc huyện Chương Mỹ (Hà Nội) mời bạn đọc cùng tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Danh sách xã, phường thuộc huyện Chương Mỹ (Hà Nội):
Huyện Chương Mỹ có 32 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Chúc Sơn (huyện lỵ), Xuân Mai và 30 xã: Đại Yên, Đông Phương Yên, Đông Sơn, Đồng Lạc, Đồng Phú, Hòa Chính, Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Hồng Phong, Hợp Đồng, Hữu Văn, Lam Điền, Mỹ Lương, Nam Phương Tiến, Ngọc Hòa, Phú Nam An, Phú Nghĩa, Phụng Châu,… Trung tâm hành chính của Chương Mỹ đóng tại thị trấn Chúc Sơn.
STT | Tên các xã, phường thuộc huyện Chương Mỹ |
---|---|
1 | Thị trấn Chúc Sơn |
2 | Thị trấn Xuân Mai |
3 | Xã Phụng Châu |
4 | Xã Tiên Phương |
5 | Xã Đông Sơn |
6 | Xã Đông Phương Yên |
7 | Xã Phú Nghĩa |
8 | Xã Trường Yên |
9 | Xã Ngọc Hòa |
10 | Xã Thủy Xuân Tiên |
11 | Xã Thanh Bình |
12 | Xã Trung Hòa |
13 | Xã Đại Yên |
14 | Xã Thụy Hương |
15 | Xã Tốt Động |
16 | Xã Lam Điền |
17 | Xã Tân Tiến |
18 | Xã Nam Phương Tiến |
19 | Xã Hợp Đồng |
20 | Xã Hoàng Văn Thụ |
21 | Xã Hoàng Diệu |
22 | Xã Hữu Văn |
23 | Xã Quảng Bị |
24 | Xã Mỹ Lương |
25 | Xã Thượng Vực |
26 | Xã Hồng Phong |
27 | Xã Đồng Phú |
28 | Xã Trần Phú |
29 | Xã Văn Võ |
30 | Xã Đồng Lạc |
31 | Xã Hòa Chính |
32 | Xã Phú Nam An |
2. Vị trí địa lý huyện Chương Mỹ:
- Vị trí tổng quan:
+ Chương Mỹ là một huyện ngoại thành, nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội,… Huyện cách trung tâm Hà Nội 20 km về phía Tây Nam. Hiện nay, huyện là cửa ngõ phía Tây Nam của thành phố tập trung nhiều làng nghề truyền thống văn hóa, nhiều danh lam thắng cách nổi tiếng cùng với mật độ đô thị hóa cao.
+ Phía đông giáp quận Hà Đông và huyện Thanh Oai với ranh giới tự nhiên là sông Đáy; Phía tây giáp huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình; Phía nam giáp huyện Mỹ Đức và huyện Ứng Hòa; Phía bắc giáp huyện Quốc Oai.
- Địa hình:
+ Địa hình của Chương Mỹ đa dạng, bao gồm cả đồng bằng, đồi núi và thung lũng. Địa hình chia làm 3 vùng: vùng bãi ven sông Đáy, vùng đồng bằng và vùng bán sơn địa. Trên địa bàn có 02 quốc lộ chạy qua là quốc lộ 6A với chiều dài 18 km, quốc lộ 21A và đường Hồ Chí Minh với dài 16,5 km
+ Khu vực này có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và các cảnh đẹp thiên nhiên như thác Đáy, hồ Ba Vì và khu du lịch sinh thái Kim Bảng.
- Kinh tế và Xã hội:
+ Chương Mỹ có nền kinh tế đa dạng, từ nông nghiệp đến các ngành công nghiệp nhẹ và dịch vụ.
+ Nông nghiệp địa phương thường tập trung vào sản xuất cây lúa, cây lúa mạch và các sản phẩm nông sản khác
- Giao thông:
+ Huyện có một số tuyến đường quan trọng như Quốc lộ 6 và đường huyết mạch kết nối Chương Mỹ với trung tâm thành phố Hà Nội và các khu vực lân cận.
+ Gần đây, cảng hàng không Nội Bài cũng là một cổng giao thông quan trọng phục vụ huyện và vùng lân cận.
- Du lịch và Văn hóa:
+ Chương Mỹ thu hút du khách bằng các di tích lịch sử như làng Kim Bảng – nơi ghi chép lịch sử Việt Nam và chùa Bái Đính, một trong những ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á.
+ Văn hóa truyền thống của người dân Chương Mỹ cũng được thể hiện qua các lễ hội và nghệ thuật dân gian.
- Diện tích:
+ Huyện có diện tích rộng đứng thứ 3 toàn thành phố (sau huyện Ba Vì và huyện Sóc Sơn).
+ Tổng diện tích của toàn huyện là 23.240,92 ha, trong đó: nhóm đất nông nghiệp là 14.032,65 ha; nhóm đất phi nông nghiệp là 8.081,23 ha; nhóm đất chưa sử dụng là 8.081,23 ha.
3. Những địa điểm nổi tiếng ở Chương Mỹ (Hà Nội):
- Núi Trầm
Núi Trầm tuy không cao nhưng núi Trầm được điểm tô bởi nhiều vách đá dựng đứng cheo leo, hiểm trở tạo nên một thung lũng đá khổng lồ với vô vàn hình thù kì thú. Bạn có thể khám phá vẻ quyến rũ của từng khối đá trong suốt quãng đường leo núi. Vừa thử thách sức dẻo dai của bản thân vừa ngắm nghía vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, huyền bí thì bạn còn chần chừ gì nữa mà không xách balo lên cùng bạn bè khám phá vùng đất tươi đẹp này? Nét độc đáo của núi Trầm còn là những con đường mòn đầy sỏi đá trải dài từ chân đến đỉnh núi. Bạn có thể tha hồ ngắm nghía những khóm hoa nở rộ điểm xuyết những mỏm đá trắng nhấp nhô trên vách núi. Tất cả hòa quyện trong bầu trời mây sương huyền ảo tạo nên vẻ đẹp hữu tình, đầy thơ mộng. Phía xa xa là những cánh đồng lúa bạt ngàn sắc xanh cùng những căn nhà nhỏ đơn sơ, mộc mạc, rất đôi yên bình. Khi lên tới đỉnh, bạn có thể dừng chân thả hồn lắng nghe tiếng chim ríu rít tinh nghịch cùng tiếng gió rì rào đầy sống động. Ban đêm, cảnh quan chìm đắm trong ánh trăng vàng rực rỡ, yên tĩnh lạ thường.
- Chùa Trăm Gian
Chùa Trăm Gian hay còn gọi là chùa Quảng Nghiêm, chùa Tiên Lữ tại thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Chùa được xây dựng từ đời Lý Cao Tông (1176-1210) nhưng đã được trùng tu vào năm 2012.
Chùa Trăm Gian là một quần thể kiến trúc độc đáo, sở dĩ có tên gọi như vậy là muốn nhắc đến sự bề thế của ngôi chùa. Theo cách tính cứ 4 góc cột là một “gian” thì chùa có cả thảy 104 gian, chia thành 3 cụm kiến trúc chính. Mặc dù sau khi được trùng tu, thì nhiều hạng mục có tuổi đời hàng thế kỷ của chùa bị phá bỏ như: Nhà Tổ, Gác Khánh,… chùa Trăm Gian ngày nay gần như xây dựng mới hoàn toàn tuy nhiên đây vẫn là địa điểm tham quan nổi tiếng ở Hà Nội, thu hút đông đảo du khách.
- Hồ Văn Sơn
Nếu bạn là người yêu thích môn thể thao đánh golf thì có thể lựa chọn sân Sky Lake Resort & Golf Club – Hồ Văn Sơn. Đây là một khu golf phức hợp với sân gôn 36 hố và khu nghỉ dưỡng đang được triển khai thực hiện, Sky Lake gồm hai sân gôn 18 hố đạt tiêu chuẩn PGA cũng những trải nghiệm vô cùng khác biệt: Sân Sky và Sân Lake.
- Chùa Linh Thông
Nằm cách trung tâm Hà Nội 20km, chùa Linh Thông tọa lạc trên núi Phượng Hoàng (thôn Ninh Sơn, thị trấn Chúc Sơn). Do chùa nằm trên đỉnh núi nên nhân dân địa phương thường gọi là chùa Cao Minh. Theo sử liệu, chùa được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XI. Ban đầu chùa chỉ là một am tranh nhỏ, về sau được mở mang xây dựng như hiện nay và là trung tâm văn hóa tín ngưỡng của cả vùng.
Chùa Linh Thông được xây dựng theo kiểu “Nội công ngoại quốc”, vật liệu chính là gỗ lim, tường xây bằng gạch Bát Tràng, mái lợp ngói mũi hài. Sau nhiều lần trùng tu, tôn tạo, đến nay, kiến trúc của chùa đã được mở rộng, với tòa Tam bảo vẫn giữ được lối kiến trúc hình chữ “Công”, xây kiểu chồng diêm hai tầng tám mái với hàng hiên cột vuông bao quanh bốn phía. Ngoài ra còn có các công trình khác như nhà khách, điện thờ Mẫu, nhà thờ Tổ, lầu trống, lầu chuông,…
- Đình Ninh Sơn
Đình Ninh Sơn nằm trên địa bàn thôn Ninh Sơn (thị trấn Chúc Sơn), khá gần với chùa Linh Thông. Đây là nơi thờ Lý Ông Trọng – vị võ tướng giỏi được nhân dân địa phương tôn là Thành hoàng làng. Đình được xây trên một nền đất cao, với địa thế khá đẹp. Kiến trúc của đình được thiết kế theo kiểu hình chuôi vồ. Tiền đường rộng ba gian hai chái, mặt trước có gắn 3 tấm bia. Nghi môn nhìn ra Vực Ninh, nơi có con đường chạy ven đầm tạo nên khung cảnh hữu tình. Bên phải đình là bến tắm cũ. Bên trái có một thủy đình hình lục giác với hai chiếc cầu đá ôm lấy bờ đầm. Bên trong đình, tại hậu cung hiện còn lưu giữ bộ bát cống quý hiếm có niên đại thế kỷ XVII, chỉ được sử dụng trong lễ rước kiệu mỗi dịp hội làng. Năm 2011, đình Ninh Sơn đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
THAM KHẢO THÊM: