Công ty đấu giá là một loại hình doanh nghiệp được thành lập theo loại hình pháp luật quy định nhằm mục đích thực hiện các hoạt động đấu giá tài sản để thu lợi nhuận từ dịch vụ tổ chức đấu giá theo quy định. Hãy tổng hợp danh sách công ty đấu giá, tổ chức đấu giá tại Lai Châu?
Mục lục bài viết
1. Danh sách công ty đấu giá, tổ chức đấu giá tại Lai Châu:
Hiện nay tại tỉnh Lai Châu chỉ có 01 tổ chức hoạt động về đấu giá tài sản đó chính là Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Lai Châu do ông Đỗ Khắc Tiến làm đại diện pháp luật. Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Lai Châu có địa chỉ tại Tầng 4, tòa nhà số 1, tổ 23, Phường Đông Phong, Thành Phố Lai Châu, Tỉnh Lai Châu.
Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Lai Châu (sau đây được gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp do chính Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập. Trung tâm sẽ chịu sự quản lý nhà nước của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh và sự quản lý, hướng dẫn, kiểm tra về vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp theo quy định của pháp luật.
Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Lai Châu có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng theo đúng quy định của pháp luật.
Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Lai Châu thực hiện chức năng đấu giá các loại tài sản sau:
- Quyền sử dụng đất theo các quy định của pháp luật về đất đai;
- Quyền khai thác khoáng sản theo các quy định của pháp luật về khoáng sản;
- Quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo các quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện;
- Quyền sử dụng mã, số viễn thông và tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” theo các quy định của pháp luật về viễn thông;
- Quyền sử dụng rừng, cho thuê rừng theo các quy định của pháp luật về lâm nghiệp;
- Tài sản cố định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào việc sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
- Tài sản là hàng dự trữ quốc gia theo các quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia;
- Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng, tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân, những tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước theo các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;
- Tài sản thi hành án theo các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
- Tài sản bảo đảm theo các quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ;
- Tài sản kê biên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phá sản theo các quy định của pháp luật về hợp tác xã và pháp luật về phá sản;
- Tài sản của doanh nghiệp phá sản theo các quy định của pháp luật về phá sản;
- Nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của các tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;
- Tài sản khác mà pháp luật có quy định phải đấu giá.
- Các tài sản khác mà cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn đấu giá.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của công ty đấu giá, tổ chức đấu giá tại Lai Châu:
Như đã nói ở trên, tại tỉnh Lai Châu chỉ có 01 tổ chức hoạt động về đấu giá tài sản đó chính là Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Lai Châu. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Lai Châu gồm:
- Quyền hạn của Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Lai Châu, gồm:
+ Cung cấp dịch vụ đấu giá tài sản theo các quy định của Luật đấu giá tài sản;
+ Tuyển dụng đấu giá viên làm việc cho tổ chức theo đúng quy định của pháp luật;
+ Yêu cầu người có tài sản đấu giá cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, giấy tờ có liên quan đến tài sản đấu giá;
+ Nhận thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản theo đúng hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản;
+ Cử đấu giá viên để điều hành cuộc đấu giá;
+ Thực hiện dịch vụ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, quản lý tài sản và các dịch vụ khác liên quan đến tài sản đấu giá theo thỏa thuận;
+ Xác định về giá khởi điểm khi bán đấu giá tài sản theo ủy quyền của người có tài sản đấu giá;
+ Phân công đấu giá viên hướng dẫn những người tập sự hành nghề đấu giá;
+ Đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản hoặc là yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản vô hiệu theo quy định của pháp luật;
+ Những quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Nhiệm vụ của Trung tâm:
+ Thực hiện việc đấu giá tài sản theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về kết quả đấu giá tài sản;
+ Ban hành Quy chế cuộc đấu giá theo đúng quy định;
+ Tổ chức cuộc đấu giá liên tục theo đúng thời gian, địa điểm đã thông báo, trừ các trường hợp bất khả kháng;
+ Yêu cầu người có tài sản đấu giá giao tài sản và các loại giấy tờ liên quan đến tài sản đấu giá cho người mua được tài sản đấu giá;
+ Bồi thường thiệt hại khi thực hiện đấu giá theo đúng quy định của pháp luật;
+ Thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản;
+ Thực hiện lập Sổ theo dõi tài sản đấu giá, Sổ đăng ký đấu giá;
+ Đề nghị đến Sở Tư pháp cấp, thu hồi Thẻ đấu giá viên;
+ Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho đấu giá viên của tổ chức theo quy định của pháp luật;
+ Báo cáo đến Sở Tư pháp nơi tổ chức có trụ sở danh sách đấu giá viên đang hành nghề, người tập sự hành nghề đấu giá tại tổ chức;
+ Báo cáo đến Sở Tư pháp về tổ chức, hoạt động hàng năm hoặc trong trường hợp đột xuất theo yêu cầu;
+ Chấp hành những yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc kiểm tra, thanh tra;
+ Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao phù hợp với các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm.
3. Cơ cấu tổ chức, số lượng người làm việc công ty đấu giá, tổ chức đấu giá tại Lai Châu:
- Cơ cấu tổ chức, có:
+ Trung tâm gồm 01 Giám đốc, 01 Phó giám đốc và những viên chức theo quy định;
+ Giám đốc Trung tâm phải là Đấu giá viên, là người đứng đầu và đại diện theo pháp luật của Trung tâm, phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Tư pháp và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm;
+ Phó Giám đốc Trung tâm là người giúp Giám đốc Trung tâm phụ trách một hoặc là một số lĩnh vực công tác do Giám đốc Trung tâm phân công, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và cả trước pháp luật về kết quả công tác được phân công. Khi Giám đốc Trung tâm vắng mặt thì Phó Giám đốc được Giám đốc ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Trung tâm;
+ Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện về chế độ, chính sách đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm thực hiện theo các quy định của Đảng, của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của tỉnh.
- Số lượng người làm việc của Trung tâm nằm trong tổng số người làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập của Sở Tư pháp đã được Ủy ban nhân dân tỉnh giao. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm Trung tâm xây dựng kế hoạch số lượng người làm việc ở trong đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao.
THAM KHẢO THÊM: