Các công ty và tổ chức đấu giá đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các cuộc đấu giá tài sản, giúp giải quyết các tranh chấp, bán tài sản thanh lý hoặc thực hiện nghĩa vụ tài chính. Để tìm hiểu rõ hơn về đấu giá, mời các bạn tìm đọc bài viết danh sách công ty đấu giá, tổ chức đấu giá tại Hà Nam.
Mục lục bài viết
1. Danh sách công ty đấu giá, tổ chức đấu giá tại Hà Nam:
STT | Tên tổ chức đấu giá | Địa chỉ trụ sở | Số điện thoại | Người đại diện theo pháp luật của Trung tâm/Công ty |
1 | Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Hà Nam | Đường Lê Chân, phường Lê Hồng Phong, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam | 02263845968 | Đào Xuân Chiến |
2 | Công ty đấu giá hợp danh Kim Thanh | Số 52, ngõ 170, đường Trường Chinh, phường Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam | 0989235393 | Nguyễn Huỳnh Long |
2. Danh sách đấu giá viên trên địa bàn tỉnh Hà Nam:
STT | Họ và tên | Sinh năm | Nơi làm việc |
1 | Đào Xuân Chiến | 1975 | Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Hà Nam |
2 | Đào Văn Thành | 1970 | Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Hà Nam |
3 | Hoàng Quý Hai | 1970 | Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Hà Nam |
4 | Bùi Xuân Bách | 1992 | Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Hà Nam |
5 | Trần Thị Thu Hà | 1988 | Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Hà Nam |
6 | Vũ Thị Thủy | 1990 | Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Hà Nam |
7 | Vũ Thanh Tùng | 1991 | Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Hà Nam |
8 | Nguyễn Văn Chuyên | 1958 | Công ty đấu giá hợp danh Kim Thanh |
9 | Nguyễn Huỳnh Long | 1977 | Công ty đấu giá hợp danh Kim Thanh |
3. Một số điều cần biết về công ty, tổ chức đấu giá tài sản ở Hà Nam:
3.1. Tổ chức đấu giá tài sản là gì?
Theo định nghĩa tại khoản 12 Điều 5 Luật đấu giá tài sản năm 2016 thì tổ chức đấu giá tài sản bao gồm trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản và doanh nghiệp đấu giá tài sản. Hành động đấu giá tài sản được hiểu là hình thức bán tài sản có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục được quy định tại Luật đấu giá tài sản năm 2016 , trừ trường hợp quy định tại Điều 49 Luật đấu giá tài sản năm 2016.
3.2. Phân loại tổ chức đấu giá tài sản:
Tổ chức đấu giá tài sản được phân chia thành 2 loại hình đó là trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản và doanh nghiệp đấu giá tài sản.
-
Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản: Theo quy định tài Điều 22 Luật đấu giá tài sản năm 2016, trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng. Tâm dịch vụ đấu giá tài sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập và Giám đốc Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản là đấu giá viên.
-
Doanh nghiệp đấu giá tài sản: Doanh nghiệp đấu giá tài sản được thành lập, tổ chức và hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh theo quy định của Luật đấu giá tài sản năm 2016 và quy định khác của pháp luật có liên quan. Chủ doanh nghiệp sẽ là người được lựa chọn tên của doanh nghiệp đấu giá tư nhân, tên của công ty đấu giá hợp danh do các thành viên thỏa thuận lựa chọn và theo quy định của
Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “doanh nghiệp đấu giá tư nhân” hoặc “công ty đấu giá hợp danh”. Để đăng ký hoạt động, doanh nghiệp đấu giá tài sản cần đáp ứng được 2 điều kiện sau:
+ Doanh nghiệp đấu giá tư nhân có chủ doanh nghiệp là đấu giá viên, đồng thời là Giám đốc doanh nghiệp; Công ty đấu giá hợp danh có ít nhất một thành viên hợp danh là đấu giá viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty đấu giá hợp danh là đấu giá viên.
+ Có trụ sở, cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho hoạt động đấu giá tài sản.
Bên cạnh đó, nếu những nội dung liên quan đến thành lập, tổ chức, hoạt động và chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản không quy định cụ thể thì thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
3.3. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đấu giá tài sản:
Căn cứ theo Điều 24 Luật đấu giá tài sản 2016, ta có thể thấy các quyền và nghĩa vụ của công ty/ tổ chức đấu giá tài sản như sau:
-
Quyền của tổ chức đấu giá tài sản:
+ Cung cấp các dịch vụ đấu giá tài sản theo quy định của Luật đấu giá tài sản 2016.
+ Tuyển dụng đấu giá viên làm việc cho tổ chức theo quy định của pháp luật.
+ Yêu cầu khách hàng hoặc người có tài sản đấu giá cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, giấy tờ có liên quan đến tài sản cần đấu giá.
+ Nhận thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản của công ty, tổ chức đấu giá.
+ Cử đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện dịch vụ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, quản lý tài sản và dịch vụ khác liên quan đến tài sản đấu giá theo thỏa thuận giữa tổ chức và khách hàng.
+ Xác định giá khởi điểm khi bán đấu giá tài sản quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật đấu giá tài sản 2016 theo ủy quyền của người có tài sản đấu giá.
+ Phân công đấu giá viên hướng dẫn người tập sự hành nghề đấu giá.
+ Đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản hoặc yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản vô hiệu theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định Luật đấu giá tài sản 2016.
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
-
Nghĩa vụ của tổ chức đấu giá tài sản:
+ Thực hiện việc đấu giá tài sản theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định tại Luật đấu giá tài sản 2016 và chịu trách nhiệm về kết quả đấu giá tài sản.
+ Ban hành Quy chế cuộc đấu giá theo quy định và quy định khác của pháp luật có liên quan.
+ Tổ chức cuộc đấu giá liên tục theo đúng thời gian, địa điểm đã thông báo, trừ trường hợp bất khả kháng.
+ Yêu cầu người có tài sản đấu giá giao tài sản và các giấy tờ liên quan đến tài sản đấu giá cho người mua được tài sản đấu giá; trường hợp được người có tài sản đấu giá giao bảo quản hoặc quản lý thì giao tài sản và các giấy tờ liên quan đến tài sản đấu giá cho người mua được tài sản đấu giá.
+ Bồi thường thiệt hại khi thực hiện đấu giá theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản.
+ Lập Sổ theo dõi tài sản đấu giá, Sổ đăng ký đấu giá.
+ Đề nghị Sở Tư pháp nơi tổ chức có trụ sở cấp, thu hồi Thẻ đấu giá viên.
+ Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho đấu giá viên của tổ chức theo quy định tại Điều 20 Luật đấu giá tài sản 2016.
+ Báo cáo Sở Tư pháp nơi tổ chức có trụ sở danh sách đấu giá viên đang hành nghề, người tập sự hành nghề đấu giá tại tổ chức.
+ Báo cáo Sở Tư pháp nơi tổ chức có trụ sở về tổ chức, hoạt động hàng năm hoặc trong trường hợp đột xuất theo yêu cầu; đối với doanh nghiệp có chi nhánh thì còn phải báo cáo Sở Tư pháp nơi chi nhánh của doanh nghiệp đăng ký hoạt động.
+ Chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc kiểm tra, thanh tra.
+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
3.4. Thời gian làm việc của công ty, tổ chức đấu giá ở Hà Nam:
Hiện nay, đa phần các công ty, tổ chức đấu giả ở Hà Nam nói riêng và ở Việt Nam nói chung đều làm việc theo giờ hành chính của nhà nước. Cụ thể thời gian làm việc như sau:
-
Từ thứ 2 đến thứ 6: Buổi sáng: từ 8h00 đến 12h00
Buổi chiều: từ 13h30 đến 17h00.
-
Thứ 7: Buổi sáng: từ 8h00 đến 12h00.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác hoặc theo sự yêu cầu của khách hàng thì các công ty, tổ chức đấu giá ở Hà Nam sẽ làm việc ngoài giờ hành chính để đáp ứng nhu cầu của công việc và đảm bảo sự thuận tiện nhất cho khách hàng. Nếu khách hàng có lịch bận có thể liên hệ với công ty, tổ chức đấu giá để sắp xếp lịch hẹn, trao đổi thông tin và tài liệu của tài sản cần đấu giá.
THAM KHẢO THÊM: