Hiện tại, huyện Quốc Oai có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm thị trấn Quốc Oai (huyện lỵ) cùng 20 xã: Đông Xuân, Yên Sơn, Tuyết Nghĩa, Thạch Thán, Tân Phú, Tân Hòa, Sài Sơn, Phượng Cách, Phú Mãn, Phú Cát,... Để biết thêm thông tin về huyện này, mời bạn tham khảo bài viết Danh sách các xã, phường thuộc huyện Quốc Oai (Hà Nội).
Mục lục bài viết
1. Danh sách các xã, phường thuộc huyện Quốc Oai (Hà Nội):
Huyện Quốc Oai cùng với toàn tỉnh Hà Tây được sáp nhập về Thủ đô Hà Nội vào ngày 01/08/2008. TP. Hà Nội lúc bấy giờ còn tiếp nhận thêm xã Đông Xuân, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình về theo quyết định của Hội đồng Nhân dân TP. Hà Nội mới. Đến ngày 08/05/2009, toàn bộ xã Đông Xuân được chuyển vào huyện Quốc Oai.
Hiện tại, huyện Quốc Oai có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm thị trấn Quốc Oai (huyện lỵ) cùng 20 xã: Đông Xuân, Yên Sơn, Tuyết Nghĩa, Thạch Thán, Tân Phú, Tân Hòa, Sài Sơn, Phượng Cách, Phú Mãn, Phú Cát, Ngọc Mỹ, Ngọc Liệp, Nghĩa Hương, Liệp Tuyết, Hòa Thạch, Đông Yên, Đồng Quang, Đại Thành, Cộng Hòa, Cấn Hữu.
Số thứ tự | Danh sách các xã, phường thuộc huyện Quốc Oai |
1 | Thị trấn Quốc Oai |
2 | Đông Xuân |
3 | Yên Sơn |
4 | Tuyết Nghĩa |
5 | Thạch Thán |
6 | Tân Phú |
7 | Tân Hòa |
8 | Sài Sơn |
9 | Phượng Cách |
10 | Phú Mãn |
11 | Phú Cát |
12 | Ngọc Mỹ |
13 | Ngọc Liệp |
14 | Nghĩa Hương |
15 | Liệp Tuyết |
16 | Hòa Thạch |
17 | Đông Yên |
18 | Đồng Quang |
29 | Đại Thành |
20 | Cộng Hòa |
21 | Cấn Hữu |
2. Giới thiệu về huyện Quốc Oai (Hà Nội):
Vị trí địa lý
Huyện Quốc Oai tọa lạc ở phía Tây của Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Thành phố khoảng 20km. Huyện sở hữu vị trí có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của Hà Nội.
- Phía Bắc huyện Quốc Oai giáp huyện Phúc Thọ và huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội
- Phía Nam huyện Quốc Oai giáp huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội
- Phía Đông huyện Quốc Oai giáp quận Hà Đông và huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội với ranh giới tự nhiên là sông Đáy.
- Phía Tây huyện Quốc Oai giáp huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Hành chính huyện Quốc Oai
Huyện Quốc Oai cùng với toàn tỉnh Hà Tây được sáp nhập về Thủ đô Hà Nội vào ngày 01/08/2008. TP. Hà Nội lúc bấy giờ còn tiếp nhận thêm xã Đông Xuân, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình về theo quyết định của Hội đồng Nhân dân TP. Hà Nội mới. Đến ngày 08/05/2009, toàn bộ xã Đông Xuân được chuyển vào huyện Quốc Oai.
Hiện tại, huyện Quốc Oai có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm thị trấn Quốc Oai (huyện lỵ) cùng 20 xã: Đông Xuân, Yên Sơn, Tuyết Nghĩa, Thạch Thán, Tân Phú, Tân Hòa, Sài Sơn, Phượng Cách, Phú Mãn, Phú Cát, Ngọc Mỹ, Ngọc Liệp, Nghĩa Hương, Liệp Tuyết, Hòa Thạch, Đông Yên, Đồng Quang, Đại Thành, Cộng Hòa, Cấn Hữu.
Quốc Oai có diện tích tự nhiên 147,01km2, quy mô dân số theo số liệu thống kê năm 2015 là hơn 180.000 người. Khoảng 2,8% dân số huyện theo đạo Thiên Chúa.
Giao thông
Hạ tầng giao thông huyện Quốc Oai được xem là một những lĩnh vực mũi nhọn đang được đầu tư phát triển. Toàn huyện hiện có gần 400km đường giao thông tỉnh lộ, liên xã và nông thôn. Cùng với đó là hàng loạt tuyến đường mới mở rộng theo quy hoạch của huyện nói riêng và quy hoạch vùng Thủ đô nói chung.
Kinh tế
Huyện Quốc Oai có nhiều làng nghề truyền thống, chủ yếu phát triển ở nhóm nghề chế biến lương thực, thực phẩm và mây tre đan. Các làng nghề nổi bật ở Quốc Oai gồm:
- Nghề mộc thôn Ngọc Than, Ngọc Mỹ)
- Chế biến tinh bột, làm miến Cộng Hòa
- Nghề đan cót nan thôn Muôn, Tuyết Nghĩa
- Nghề làm nón ở Ngọc Mỹ
- Chể biến lương thực, thực phẩm miến Tân Hòa
- Nghề mộc dân dụng thôn Yên Quán, Tân Phú
- Mây tre giang đan xã Liệp Tuyết
- Nghề dệt len mút ở Cộng Hòa
- Đan lát, chẻ tăm hương Đồng Lư, Đồng Quang
- Nghề mộc, sơ chế gỗ Ngô Sài, thị trấn Quốc Oai
- Làn cót nan thôn Trại Do, Tuyết Nghĩa
- Nghề làm cót nan xã Nghĩa Hương
- Nghề sơ chế gỗ, lâm sản Nghĩa Hương
Quốc Oai định hướng phát triển ngành nghề, làng nghề phù hợp xu hướng chung cũng như đặc thù của địa phương trên cơ sở kết hợp giữa kỹ thuật truyền thống và khoa học công nghệ hiện đại nhằm tạo ra dòng sản phẩm chất lượng, có thương hiệu trên thị trường. Được biết, trong giai đoạn 2020 – 2025, huyện Quốc Oai sẽ tạo bước chuyển mới trong hoạt động của 17 lang nghề, thu hút 60% lao động tại các địa phương.
Cùng với đó, huyện Quốc Oai cũng chú trọng phát triển các lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ theo hướng hiện đại, văn minh. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư xây dựng trung tâm thương mại, siêu thị, dịch vụ… Mục đích đến năm 2025, đưa lĩnh vực dịch vụ trở thành ngành kinh tế thế mạnh của huyện với tốc độ gia tăng giá trị sản xuất trung bình đạt trên 15%/năm.
Đối với nông nghiệp, huyện Quốc Oai phát triển theo hướng khai thác lợi thế của từng địa phương, quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, phát triển các sản phẩm nông sản chủ lực của huyện. Trên địa bàn huyện hiện có vùng nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô 750 ha tại các xã Đông Yên, Tuyết Nghĩa, Liệp Tuyết, Cấn Hữu; vùng trồng bưởi, ổi, nhãn, phật thủ rộng 600 ha tại các xã Đồng Quang, Phượng Cách, Sài Sơn, Yên Sơn.
Vùng chuyên canh nhãn chín muộn quy mô 165 ha tại xã Đại Thành. Thống kê cho thấy, mô hình thủy sản cho doanh thu từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng mỗi năm. Doanh thu hàng năm của mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm từ 500 triệu đồng đến 3,5 tỷ đồng.
Năm 2021, tuy chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, huyện Quốc Oai vẫn hoàn thành và vượt kế hoạch 19/19 tiêu chí phát triển kinh tế – xã hội. Tổng giá trị sản xuất một số ngành đạt trên 15.000 tỷ đồng, so với năm 2020 tăng 6,9%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng với sự phục hồi và duy trì sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp, dịch vụ phục. Đặc biệt, ở lĩnh vực nông nghiệp, huyện Quốc Oai đạt trên 1.550 tỷ đòng, tăng 3,7% so với năm trước và đạt 102,4% kế hoạch năm.
Y tế
Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe tại huyện Quốc Oai được chú trọng. Toàn huyện Quốc Oai hiện có 16/21 trạm y tế xã được công nhận chuẩn quốc gia. Bệnh viện Đa khoa huyện Quốc Oai (thị trấn Quốc Oai) và Trung tâm y tế huyện Quốc Oai (thị Trấn Quốc Oai) phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trên địa bàn quận.
Ngày 26/4/2019, UBND TP. Hà Nội đã công bố phê duyệt quy hoạch chi tiết Bệnh viện Nhi trung ương cơ sở 2 và Bệnh viện Phụ sản trung ương cơ sở 2 với tỷ lệ 1/500 tại huyện Quốc Oai. Theo đó, dự án Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2 được xây dựng tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai với quy mô 60.000m2, 300 giường bệnh khám nội trú.
Dự án Bệnh viện Phụ sản Trung ương cơ sở 2 cũng được quy hoạch xây dựng ngay cạnh Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2 với tổng diện tích xây dựng 60.080m2, quy mô 300 giường bệnh khám nội trú (giai đoạn 1).
Việc xây dựng Bệnh viện Phụ sản trung ương cơ sở 2 và Bệnh viện Nhi trung ương cơ sở 2 với cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, tiên tiến nhằm cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe cho người dân trên địa bàn TP. Hà Nội và vùng lân cận. Đồng thời, góp phần giảm tải cho Bệnh viện Phụ sản trung ương cơ sở 1 và Bệnh viện Nhi trung ương cơ sở 1 trong nội thành. Đây cũng là trung tâm đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong chuyên khoa phụ sản, nhi của cả nước.
Văn hóa
Huyện Quốc Oai nằm trong cái nôi văn hóa xứ Đoài với 57 lễ hội truyền thống và hơn 200 di tích lịch sử văn hóa. Trong đó, 69 di tích đã được xếp hạng: 31 di tích cấp bộ, 38 di tích cấp TP. Cùng với đó là nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc nổi tiếng từ thời Lê, thời Lý như Đình So, Chùa Thầy, Đình Ngọc Than, Đình Cấn, Chùa Cấn Thượng, Chùa Lâm, Đình Phú Mỹ… Quần thể di tích, danh thắng chùa Thầy là một điểm du lịch hấp dẫn, thu hút hàng chục nghìn lượt khách tham quan, vãn cảnh mỗi năm.
Các lễ hội nổi tiếng ở Quốc Oai có lễ hội Chùa Thầy, hội hát ví Hàm Rồng, hội hát Dô, hát ví người Mường… Chính quyền địa phương đã khôi phục, củng cố lại hoạt động của đội Tuồng Dương Cốc, xã Đồng Quang, Câu lạc bộ hát chèo Phú Mãn, đưa ca trù trở lại với đời sống của người dân…
Giáo dục
Lĩnh vực giáo dục huyện Quốc Oai đã và đang được đầu tư chú trọng. Hệ thống trường học các cấp từ mầm non, tiểu học đến THPT đều được đầu tư trang thiết bị hiện đại, chất lượng giáo viên, học sinh không ngừng cải thiện. Ngoài trường công lập, trên địa bàn huyện có nhiều trường tư thục, dân lập, trường quốc tế đủ các cấp đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân.
3. Bản đồ quy hoạch huyện Quốc Oai (Hà Nội):
Xây dựng Hòa Lạc thành một đô thị “thông minh”, đô thị khoa học công nghệ, nơi tập trung trí tuệ và công nghệ tiên tiến, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; là đô thị nghỉ dưỡng, đô thị sinh thái, tiết kiệm năng lượng, trung tâm vùng phía Tây Hà Nội trên cơ sở gắn kết địa hình tự nhiên, với hệ thống không gian, cảnh quan khu vực Ba Vì – Đồng Mô và sông Tích, hệ thống hạ tầng kỹ thuật (quốc lộ 21, đường Hồ Chí Minh).
Xây dựng đô thị Hòa Lạc theo mô hình đô thị hiện đại, chất lượng cao, phát triển nhà cao tầng tại khu vực trung tâm và các khu vực đầu mối giao thông.
Hình thành 04 cụm không gian chức năng chuyên biệt (gồm: Khu Đại học quốc gia Hà Nội; Khu công nghệ cao Hòa Lạc; Khu trung tâm y tế tập trung; Khu đô thị sinh thái). Đô thị sinh thái, tiết kiệm năng lượng, phát triển gắn kết với địa hình đồi núi và hệ thống hồ nước hiện có của khu vực.
Khu Công nghệ cao Hòa Lạc với quy mô khoảng 150 ha bao gồm các chức năng nghiên cứu, sản xuất công nghệ, đào tạo và chuyển giao công nghệ.
Trung tâm y tế tập trung với quy mô khoảng 200 ha bao gồm tổ hợp các chức năng chuyên sâu về y tế như khám chữa bệnh, điều dưỡng, nghiên cứu đào tạo y dược, sản xuất trang thiết bị y tế và các dịch vụ y tế đồng bộ khác.
THAM KHẢO THÊM: