Huyện Mỹ Đức là một huyện ngoại thành nằm ở cực nam thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 52 km theo đường Quốc lộ 21B. Huyện Mỹ Đức có hai con sông lớn chảy qua là sông Đáy và sông Mỹ Hà. Đây là huyện đã trải qua nhiều đợt sáp nhập hành chính. Mời bạn đọc tham khảo bài viết Danh sách các xã, phường thuộc huyện Mỹ Đức (Hà Nội).
Mục lục bài viết
1. Danh sách các xã, phường thuộc huyện Mỹ Đức (Hà Nội):
Huyện Mỹ Đức là một huyện ngoại thành nằm ở cực nam thành phố Hà Nội, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 52 km theo đường Quốc lộ 21B. Huyện Mỹ Đức ngày xưa là phần đất của hai huyện Yên Sơn, Mỹ Lương thuộc phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây và huyện Chương Đức, thuộc phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng. Sau năm 1945, huyện Mỹ Đức thuộc tỉnh Hà Đông.
Ngày 27 tháng 12 năm 1975, huyện Mỹ Đức thuộc tỉnh Hà Sơn Bình, gồm 22 xã: An Mỹ, An Phú, An Tiến, Bột Xuyên, Đại Hưng, Đại Nghĩa, Đốc Tín, Đồng Tâm, Hồng Sơn, Hợp Thanh, Hợp Tiến, Hùng Tiến, Hương Sơn, Lê Thanh, Mỹ Thành, Phù Lưu Tế, Phúc Lâm, Phùng Xá, Thượng Lâm, Tuy Lai, Vạn Kim, Xuy Xá. Ngày 19 tháng 3 năm 1988, thành lập thị trấn Tế Tiêu – thị trấn huyện lỵ huyện Mỹ Đức – trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Đại Nghĩa. Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Hà Tây được tái lập từ tỉnh Hà Sơn Bình, huyện Mỹ Đức thuộc tỉnh Hà Tây. Ngày 8 tháng 1 năm 2004, hợp nhất thị trấn Tế Tiêu và xã Đại Nghĩa thành thị trấn Đại Nghĩa. Huyện Mỹ Đức có 1 thị trấn và 21 xã, giữ ổn định cho đến nay. Ngày 1 tháng 8 năm 2008, tỉnh Hà Tây bị giải thể, Mỹ Đức là một huyện của thành phố Hà Nội.
Hiện nay, huyện Mỹ Đức gồm 22 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Đại Nghĩa (huyện lỵ) và 21 xã: An Mỹ, An Tiến, An Phú, Bột Xuyên, Đại Hưng, Đại Nghĩa, Đốc Tín, Đồng Tâm, Hồng Sơn, Hợp Thanh, Hợp Thanh, Hùng Tiến, Hương Sơn, Lê Thanh, Mỹ Thành, Phù Lưu Tế, Phúc Lâm, Phùng Xá, Thượng Lâm, Tuy Lai, Vạn Kim, Xuy Xá. Cụ thể dưới bảng như sau:
Số thứ tự | Danh sách các xã, phường thuộc huyện Mỹ Đức |
1 | Thị trấn Đại Nghĩa (huyện lỵ) |
2 | An Mỹ |
3 | An Tiến |
4 | An Phú |
5 | Bột Xuyên |
6 | Đại Hưng |
7 | Đại Nghĩa |
8 | Đốc Tín |
9 | Đồng Tâm |
10 | Hồng Sơn |
11 | Hợp Thanh |
12 | Hùng Tiến |
13 | Hương Sơn |
14 | Lê Thanh |
15 | Mỹ Thành |
16 | Phù Lưu Tế |
17 | Phúc Lâm |
18 | Phùng Xá |
19 | Thượng Lâm |
20 | Tuy Lai |
21 | Vạn Kim |
22 | Xuy Xá |
2. Tiềm năng về du lịch của huyện Mỹ Đức:
Trong quy hoạch 4465 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Mỹ Đức sẽ trở thành vành đai xanh của thành phố phía Tây Nam, phát triển chủ yếu là du lịch và nông nghiệp công nghệ sinh học cao. Cùng với Nghị quyết 06 của Thành ủy về phát triển du lịch của thành phố Hà Nội và kế hoạch phát triển du lịch của thành phố thì Mỹ Đức được quy hoạch là 1 trong 6 cụm du lịch trọng điểm của Thủ đô và là 1 trong 2 khu du lịch có tầm cỡ khu vực và quốc tế. Cụ thể là hồ Quan Sơn và khu du lịch tâm linh chùa Hương hàng năm thu hút hơn 1,4 triệu khách. Có rất nhiều nhà đầu tư đang hướng tới đầu tư các dự án lơn cho phát triển về du lịch tại đây. Đồng thời, khai thác và phát huy cao nhất các lợi thế cạnh tranh của huyện Mỹ Đức, đặc biệt tập trung vào phát triển tiềm lực dịch vụ – du lịch không chỉ ở cấp thành phố mà còn nâng lên ở cấp quốc gia và quốc tế, góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế của huyện và phát triển bền vững của thành phố Hà Nội.
Mỹ Đức nổi tiếng với khu danh thắng Hương Sơn với quần thể hang động, núi sông và chùa chiền nổi tiếng như: Động Hương Tích, suối Yến, chùa Hương,.. Lễ hội chùa Hương kéo dài từ ngày 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch là lễ hội dài nhất trong cả nước. Trảy hội chùa Hương không chỉ là đi lễ Phật mà du khách có dịp thưởng ngoạn cảnh đẹp “hình sông thế núi; có cơ sở chiêm ngưỡng bao công trình lớn nhỏ đặc sắc của di tích Hương Sơn đã trở thành di sản văn hóa dân tộc. Bên cạnh Hương Sơn, khu du lịch Quan Sơn cũng là vùng đất có tiềm năng du lịch đa dạng về sinh thái, phong cảnh. Nhũng ngọn núi đá vôi sừng sững mọc lên trên mặt nước tạo cho khách ấn tượng về vẻ đẹp kỳ khôi của đá và nước. Các hòn Sư tử, Trâu trắng, Quai chèo, Voi phục,… luôn là những điểm hấp dẫn của biết bao du khách.
Để tạo điều kiện cho du khách xa gần có dịp tham quan, ngắm cảnh, huyện đã tạo gần 70 tỷ đồng vào việc sửa chữa, cải tạo, làm đường giao thông, bến xe, nạo vét suối Yến, đưa điện cao thế vào Thiên Trù, khởi công xây dựng tuyến cabin cáp treo, cải tạo và xây dựng mới ba cổng, trạm bán vé cho khách, đồng thời, đảm bảo thông suốt mạng lưới viễn thông trong toàn bộ khu vực danh thắng trên địa bàn huyện.
Với những giải pháp, mục tiêu cụ thể thì từ năm 2024 – 2025, khu di tích lịch sử và danh lanh thắng cảnh chùa Hương trở thành khu du lịch cấp thành phố; phấn đấu đến năm 2030 trở thành khu du lịch quốc gia, hướng tới đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Có thể thấy, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp xanh gắn với du lịch tại Mỹ Đức đang là hướng đi phù hợp với xu thế của thời đại, đáp ứng nhu cầu khám phá của đông đảo du khsach muốn tìm hiểu về thiên nhiên, văn hóa, nông nghiệp, nông thông. Việ xác định đúng hướng đi, thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, tin rằng trong tương lai không xa, cùng với du luchj tâm linh, du lịch sinh thái huyện Mỹ Đức sẽ phát triển mạnh mẽ, đem lại nhiều hiệu quả thiết thực, góp phần đưa du lịch trở thành kinh tế mũi họn của địa phương. Do đó, đầu tư vào du lịch huyện Mỹ Đức rất tiềm năng, đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư trong tương lai.
3. Quy hoạch giao thông huyện Mỹ Đức:
Năm 2023, huyện Mỹ Đức cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới và nộp hồ sơ trình duyệt lên UBND thành phố Hà Nội theo quy định. Theo bản đồ quy hoạch huyện Mỹ Đức đến năm 2030, huyện đặt mục tiêu huyện sẽ tăng cường phát triển du lịch – dịch vụ với quỹ đất sử dụng lớn. Thông tin về quy hoạch phát triển giao thông dựa trên bản đồ quy hoạch huyện Mỹ Đức, cụ thể:
- Đối với hệ thống giao thông đường bộ, huyện sẽ nâng cấp, phát triển hệ thống giao thông với những hạng mục:
+ Làm mới QL5B (qua các xã – thị trấn Hợp Tiến, Hợp Thanh, An Tiến, Đại Hưng);
+ Làm mới Đường Đỗ Xá – Quan Sơn (qua Hợp Tiến, Phùng Xá, Phù Lưu Tế);
+ Làm mới Đường Miếu Môn – Hương Sơn (qua Hùng Sơn, Hương Sơn, Hùng Tiến, An Tiến, Hợp Tiến, Thượng Lâm, Đồng Tâm, Hợp Thanh, An Mỹ, Tuy Lai);
+ Cải tạo nâng cấp TL424 đoạn Đỗ Xá – Quna Sơn (ngã 5 Tế Tiêu) đến đập tràn cầu Dậm (qua Đại Nghĩa, Phù Lưu Tế, Hợp Tiến);
+ Làm mới tuyến 429B (qua Tuy Lai, Mỹ Thành, Bột Xuyên, An Mỹ);
+ Làm mới CIENCO 5 (qua Hương Sơn),.. và các tuyến đường nội thôn, xã toàn huyện,..
- Còn về quy hoạch giao thông đường thủy, huyện dự kiến:
+ Cải tạo luồng trạch trên tuyến sông để phục vụ lưu thông và các hoạt động du lịch đường thủy
+ Phát triển hệ thống các bến thuyền du lịch quy mô nhỏ
+ Nâng cấp cảng Tế Tiêu theo tiêu chuẩn cảng chuyên dùng cấp IV.
- Cơ sở hạ tầng giao thông về đường giao thông, huyện có một số tuyến đường bộ và một số tuyến đường thủy:
+ Đường bộ: có Quốc lộ 21C và các tuyến tỉnh lộ 429, 429B, 419, 424, 425 kết nối các xã, thị trấn cũng như kết nối với huyện Ứng Hòa, huyện Kim Bảng (Hà Nam) và huyện Lương Sơn, Lạc Thủy (Hòa Bình).
+ Đường sông có sông Đáy (sông Thanh Hà)
+ Các tuyến xe buýt đi qua và đi từ địa bàn huyện Mỹ Đức: 103A (Bến xe Mỹ Đình – Hương Sơn), 103B (Bến xe Mỹ Đình – Hồng Sơn- Hương Sơn), 115 (Vân Đình – Xuân Mai), 125 (Bến xe Thường Tín – Tế Tiêu).
THAM KHẢO THÊM: