Huyện Hóc Môn bao gồm có 1 thị trấn và 11 xã: Thị Trấn Hóc Môn, các xã bao gồm: Đông Thạnh, Bà Điểm, Nhị Bình, Tân Thới Nhì, Tân Hiệp, Tân Xuân, Thới Tam Thôn, Trung Chánh, Xuân Thới Sơn, Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Đông. Để biết thêm thông tin, mời bạn tham khảo bài viết: Danh sách các xã, phường thuộc huyện Hóc Môn (TPHCM).
Mục lục bài viết
1. Danh sách các xã, phường thuộc huyện Hóc Môn (TPHCM):
Số thứ tự | Danh sách các xã, phường thuộc huyện Hóc Môn |
1 | Thị trấn Hóc Môn |
2 | Xã Bà Điểm |
3 | Xã Đông Thạnh |
4 | Xã Nhị Bình |
5 | Xã Tân Hiệp |
6 | Xã Tân Thới Nhì |
7 | Xã Tân Xuân |
8 | Xã Thới Tam Thôn |
9 | Xã Trung Chánh |
10 | Xã Xuân Thới Đông |
11 | Xã Xuân Thới Sơn |
12 | Xã Xuân Thới Thượng |
Sau ngày thống nhất đất nước (30 tháng 4 năm 1975), Hóc Môn là một trong 5 huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời nhận thêm hai xã An Phú Đông và Thạnh Lộc (trước gọi là Thạnh Lộc Thôn) của quận Gò Vấp (cũ); đồng thời đổi tên xã Đông Hưng Tân thành Đông Hưng Thuận, xã Tân Thới Trung thành Tân Xuân và xã Tân Thới Nhứt đổi lại thành Tân Thới Nhất.
Như thế huyện Hóc Môn bao gồm 14 xã: An Phú Đông, Đông Hưng Thuận, Đông Thạnh, Nhị Bình, Tân Hiệp, Tân Thới Hiệp, Tân Thới Nhất, Tân Thới Nhì, Tân Xuân, Thạnh Lộc, Thới Tam Thôn, Trung Mỹ Tây, Xuân Thới Sơn và Xuân Thới Thượng.
Ngày 23 tháng 3 năm 1977, thành lập thị trấn Hóc Môn (thị trấn huyện lỵ) trên cơ sở một phần diện tích và dân số của 3 xã: Tân Thới Nhì, Thới Tam Thôn và Tân Hiệp.
Ngày 27 tháng 8 năm 1988, quyết định 136-HĐBT của Hội Đồng bộ trưởng về việc:
- Chia xã Tân Thới Nhất thành 2 xã: Tân Thới Nhất và Bà Điểm
- Thành lập xã Tân Chánh Hiệp trên cơ sở phần đất của 2 xã: Đông Hưng Thuận (một phần ấp Hàng Sao và một phần ấp Tân Hưng) và Trung Mỹ (ấp Đông và ấp Tây).
Cuối năm 1996, huyện Hóc Môn có 17 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn Hóc Môn và 16 xã: Nhị Bình, Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Sơn, Bà Điểm, Đông Thạnh, Tân Hiệp, Thới Tam Thôn, Tân Xuân, Tân Thới Nhì, Thạnh Lộc, An Phú Đông, Tân Thới Hiệp, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Nhất, Tân Chánh Hiệp, Trung Mỹ Tây.
Ngày 6 tháng 1 năm 1997, tách 5 xã: Thạnh Lộc, An Phú Đông, Tân Thới Hiệp, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Nhất; 711 ha diện tích tự nhiên và 15.461 nhân khẩu của xã Tân Chánh Hiệp (phần còn lại của xã này được sáp nhập vào xã Thới Tam Thôn) và 273 ha diện tích tự nhiên với 11.332 nhân khẩu của xã Trung Mỹ Tây (phần còn lại của xã này được sáp nhập vào xã Tân Xuân) để thành lập Quận 12.
Ngày 5 tháng 11 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 130/2003/NĐ-CP về việc:
- Thành lập xã Trung Chánh trên cơ sở 174,30 ha diện tích tự nhiên và 19.715 nhân khẩu của xã Tân Xuân.
- Thành lập xã Xuân Thới Đông trên cơ sở 308,90 ha diện tích tự nhiên và 15.877 nhân khẩu của xã Tân Xuân.
Huyện Hóc Môn có 11 xã và 1 thị trấn như hiện nay. Hiện nay trên địa bàn huyện đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Sophia Garden, khu đô thị Xuân Thới Sơn,… đều nằm ở phía nam huyện và giáp ranh với Quận 12.
2. Giới thiệu về huyện Hóc Môn (TPHCM):
Hóc Môn là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, nằm giữa huyện Củ Chi và quận 12, cách trung tâm thành phố 20 km. Là vùng đất gắn liền với địa danh nổi tiếng Mười Tám Thôn Vườn Trầu (Thập bát phù viên). Huyện có hệ thống đường quốc lộ, đường vành đai, tỉnh lộ, hương lộ tương đối hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, Hóc Môn cũng có hệ thống sông ngòi, kênh rạch vô cùng ổn định. Đây là những nhân tố góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện diễn ra nhanh hơn.
- Vị trí địa lý
Huyện Hóc Môn nằm ở phía Tây bắc Thành phố Hồ Chí Minh, có địa giới hành chính:
+ Phía Đông giáp thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương với ranh giới là sông Sài Gòn.
+ Phía Tây giáp huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
+ Phía Nam giáp Quận 12, quận Bình Tân và huyện Bình Chánh.
+ Phía Bắc giáp huyện Củ Chi.
- Diện tích và dân số
Tính đến hiện tại, tổng diện tích đất của huyện Hóc Môn là 109,17 km2. Trong đó, diện tích đất ở chiếm gần 1/2 diện tích đất tự nhiên, riêng phần đất nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 11%. Nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ đô thị hóa cao, dẫn đến tốc độ gia tăng dân số nhanh chóng trong khu vực.
Theo số liệu từ cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở 2019, huyện Hóc Môn có tổng dân số là 542.243 người. Mật độ dân số địa phương đạt 4.967 người/km2. Với tốc độ gia tăng dân số hiện tại, dự đoán tỉ trọng đất ở trên tổng diện tích đất tự nhiên của huyện còn tiếp tục tăng mạnh trong tương lai.
- Khí hậu – Nhiệt độ
Cùng chung đặc điểm của TP.HCM, huyện Hóc Môn nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo. Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Nhiệt độ cao tương đối ổn định, trung bình từ 25-29 độ C.
Mùa hè kéo dài trong 2,1 tháng, từ 11 tháng 3 đến 14 tháng 5, với nhiệt độ cao trung bình hàng ngày trên 34°C. Tháng nóng nhất trong năm ở Hóc Môn là Tháng 4, với nhiệt độ cao trung bình là 35°C và nhiệt độ thấp trung bình là 26°C.
Mùa đông kéo dài trong 5,8 tháng, từ 20 tháng 7 đến 14 tháng 1, với nhiệt độ cao trung bình dưới 32°C. Tháng lạnh nhất trong năm ở Hóc Môn là Tháng 12, với nhiệt độ thấp trung bình là 22°C và nhiệt độ cao trung bình là 31°C.
- Kinh tế
Giai đoạn 2001 – 2005, cơ cấu kinh tế của huyện đã chuyển dịch từ Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp, Nông nghiệp, Thương mại – Dịch vụ sang cơ cấu Công nghiệp – Tiểu tủ công nghiệp, Thương mại – Dịch vụ, Nông nghiệp. Dự kiến giai đoạn 2006 – 2010 sẽ giữ vững cơ cấu này. Dự báo đến năm 2010 tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giảm chỉ còn dưới 10% trong tổng giá trị sản xuất – kinh doanh – dịch vụ.
Huyện đã mời gọi đầu tư cơ sở hạ tầng nhiều khu dân cư và khu Công nghiệp. Nhiều cụm dân cư mới đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng như: cụm dân cư của công ty Việt Tân, công ty Hoàng Hải, công ty Đại Hải, DNTN Anh Toàn, Công ty Thịnh Hưng Phú, Công ty xây dựng và Phát triển Nhà Gò Môn, Công ty Xuất Nhập Khẩu; cụm công nghiệp Xuân Thới Sơn đang xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhiều cụm dân cư và cụm công nghiệp đang được lập dự án đầu tư.
3. Bản đồ quy hoạch huyện Hóc Môn (TPHCM):
Cùng với quá trình đô thị hóa nhanh chóng của TP. Hồ Chí Minh, huyện Hóc Môn cũng được đầu tư mạnh vào lĩnh vực xây dựng. Theo đó, có nhiều công trình chung cư, khu phức hợp thương mại, khu đô thị hiện đại,… đang được triển khai tại địa phương. Bản đồ quy hoạch huyện Hóc Môn sẽ là công cụ hữu ích giúp người dân cũng như các tổ chức nắm rõ kế hoạch phát triển, mở rộng của huyện trong tương lai gần.
Theo quy hoạch đến năm 2030, huyện Hóc Môn sẽ tập trung vào mục tiêu phát triển bền vững kinh tế – xã hội, đồng thời nâng cao chất lượng hạ tầng, giao thông, y tế, giáo dục và dịch vụ công cộng. Bên cạnh đó, địa phương còn đặt mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội như: Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tạo việc làm cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội,…
Nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông và tiết kiệm thời gian di chuyển, địa bàn huyện Hóc Môn cũng tiến hành triển khai nhiều hạng mục quan trọng. Trong đó, các hạng mục hạ tầng giao thông cần hoàn thiện đến năm 2030 bao gồm:
+ Hoàn thiện tuyến đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, nối liền Quốc lộ 1A và Quốc lộ 22.
+ Xây dựng nút giao nối liền TP. Hồ Chí Minh với cao tốc Bến Lức – Long Thành.
+ Mở rộng các tuyến đường huyết mạch của thành phố như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 22, Đại lộ Đông Tây, đường Bưng Ông Thoàn,…
+ Xây dựng các hạng mục: Đường vành đai 2, Hầm chui An Sương, Cầu Bình Tiên và nhiều tuyến đường khác.
THAM KHẢO THÊM: