Huyện Củ Chi nằm ở phía tây bắc Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 33 km. Huyện Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ, với độ cao giảm dần theo 2 hướng tây bắc, đông nam và đông bắc, tây nam. Mời các bạn tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết Danh sách các xã, phường thuộc huyện Củ Chi (TPHCM).
Mục lục bài viết
1. Danh sách các xã, phường thuộc huyện Củ Chi (TPHCM):
STT | DANH SÁCH CÁC XÃ TRỰC THUỘC HUYỆN CỦ CHI |
1 | Xã An Nhơn Tây |
2 | Xã An Phú |
3 | Xã Bình Mỹ |
4 | Xã Hòa Phú |
5 | Xã Nhuận Đức |
6 | Xã Phạm Văn Cội |
7 | Xã Phú Hòa Đông |
8 | Xã Phú Mỹ Hưng |
9 | Xã Phước Hiệp |
10 | Xã Phước Thạnh |
11 | Xã Phước Vĩnh An |
12 | Xã Tân An Hội |
13 | Xã Tân Phú Trung |
14 | Xã Tân Thạnh Đông |
15 | Xã Tân Thạnh Tây |
16 | Xã Tân Thông Hội |
17 | Xã Thái Mỹ |
18 | Xã Trung An |
19 | Xã Trung Lập Hạ |
20 | Xã Trung Lập Thượng |
Xã Phú Mỹ Hưng: Xã Phú Mỹ Hưng sở hữu tổng diện tích khoảng 24 km². Đây là địa điểm tọa lạc của khu địa đạo Củ Chi và đền Bến Dược nổi tiếng, thu hút nhiều khách du lịch mỗi năm. Không những thế xã còn được đầu tư xây dựng trường bắn Củ Chi nhằm phục vụ tối đa cho nhu cầu luyện tập của các đơn vị bộ đội và dân quân tự vệ.
Xã An Phú: Với diện tích tương đương với xã Phú Mỹ Hưng ở trên, xã An Phú có mật độ dân số đạt 353 người/km² tính tới ngày nay. Trước đây người ta gọi An Phú là xã Phạm Văn Cội 2. Tuy nhiên từ sau tháng 7 năm 1983, xã Phạm Văn Cội 2 được đổi tên thành xã An Phú như hiện tại.
Xã Trung Lập Thượng:Trung Lập Thượng có diện tích xấp xỉ 24 km², đạt mật độ dân số khoảng 457 người/km².
Xã An Nhơn Tây: Xã An Nhơn Tây có diện tích khoảng 29 km², đạt mật độ dân số xấp xỉ 458 người/km².
Xã Nhuận Đức: Xã Nhuận Đức có diện tích gần bằng 22 km², mật độ dân số đạt khoảng 450 người/km².
Xã Phạm Văn Cội: Xã Phạm Văn Cội là nơi sở hữu nhiều khu nông nghiệp công nghệ cao của TP.HCM với tổng diện tích khoảng 24 km². Xã được cắt ra từ phần đất của xã Nhuận Đức và được xây dựng từ tháng 5 năm 1976 đến nay.
Xã Phú Hòa Đông: Phú Hòa Đông là xã có diện tích khoảng 22 km², với mật độ dân số đạt 850 người/km².
Xã Trung Lập Hạ: Xã Trung Lập Hạ có diện tích khá nhỏ so với các xã khác chỉ khoảng 17 km², đạt mật độ dân số là 460 người/km².
Xã Trung An: Xã Trung An có diện tích khoảng 20 km², với mật độ dân số đạt 440 người/km².
Xã Phước Thạnh: Diện tích của xã Phước Thạnh xấp xỉ 15 km², đạt mật độ dân số khoảng 97 người/km².
Xã Phước Hiệp: Xã Phước Hiệp có diện tích tương đối lớn khoảng 20 km², tuy nhiên mật độ dân số chỉ đạt 44 người/km².
Xã Tân An Hội: Xã Tân An Hội có diện tích khá lớn 30 km², mật độ dân số đạt được khoảng 550 người/km².
Xã Phước Vĩnh An: Xã Phước Vĩnh An nằm phía bên trong huyện, giáp với các xã Tân An Hội, Tân Phú Trung, Tân Thạnh Tây và Phú Hòa Đông.
Xã Thái Mỹ: Theo bản đồ, xã Thái Mỹ giáp với Phước Hiệp phía Đông, giáp xã An Ninh Đông phía Tây, giáp xã Tân Mỹ tỉnh Long An phía Nam và giáp xã An Tịnh, tỉnh Tây Ninh ở phía Bắc.
Xã Tân Thạnh Tây: Xã Tân Thạnh Tây sở hữu diện tích khoảng 11,5 km², đạt mật độ dân số là 600 người/km².
Xã Hòa Phú: Xã Hòa Phú có diện tích bé nhất ở Củ Chi chỉ khoảng 9 km², tuy nhiên mật độ dân số lại khá lớn khoảng 860 người/km².
Xã Tân Thạnh Đông: Xã Tân Thạnh Đông có diện tích xấp xỉ 26,5 km², với mật độ dân số đạt tới 900 người/km².
Xã Bình Mỹ: Xã Bình Mỹ có diện tích tương đương 25 km², đạt mật độ dân số là 550 người/km².
Xã Tân Phú Trung: Xã Tân Phú Trung có diện tích khá lớn gần bằng 31 km², với mật độ dân số đạt 700 người/km².
Xã Tân Thông Hội: Xã Tân Thông Hội có diện tích khoảng 18 km², đạt mật độ dân số lớn nhất xấp xỉ 1200 người/km².
2. Lịch sử hình thành huyện Củ Chi (TPHCM):
Thời nhà Nguyễn, Củ Chi thuộc huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, trấn Phiên An. Năm 1841, thuộc huyện Bình Long, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (huyện Bình Long do một phần huyện Bình Dương tách ra).
Năm 1911, Củ Chi là một phần của quận Hóc Môn, tỉnh Gia Định. Năm 1957, Củ Chi trở thành quận của tỉnh Bình Dương, được thành lập trên cơ sở tách ba tổng: Long Tuy Thượng, Long Tuy Trung và Long Tuy Hạ, gồm mười bốn xã của quận Hóc Môn, tỉnh Gia Định.
Huyện Củ Chi có ba tổng:
- Tổng Long Tuy Thượng có 06 xã: Phước Vĩnh Ninh, Tân Phú Trung, Bình Mỹ, Tân Hòa, Tân Thạnh Đông và Trung An;
- Tổng Long Tuy Trung có 04 xã: An Nhơn Tây, Nhuận Đức, Phú Hòa Đông và Phú Mỹ Hưng;
- Tổng Long Tuy Hạ có 04 xã: Tân An Hội, Phước Hiệp, Thái Mỹ và Trung Lập;
Quận lỵ đặt tại xã Tân An Hội.
Năm 1963, tỉnh Hậu Nghĩa được thành lập, nửa quận Củ Chi vẫn giữ tên cũ, thuộc tỉnh Hậu Nghĩa, nửa còn lại gọi là quận Phú Hoà, vẫn thuộc tỉnh Bình Dương.
- Quận Củ Chi (mới) gồm 06 xã: Tân An Hội, Phước Hiệp, Thái Mỹ, Trung Lập, Phước Vĩnh Ninh, Tân Phú Trung. Năm 1973 lập thêm xã Tân Thông Hội từ một phần xã Tân An Hội.
- Quận Phú Hòa gồm 08 xã: An Nhơn Tây, Bình Mỹ, Nhuận Đức, Phú Hòa Đông, Phú Mỹ Hưng, Tân Hòa, Tân Thạnh Đông và Trung An. Quận lỵ đặt tại Bến Cỏ, xã Phú Hòa Đông, sau dời về xã Tân Hòa. Năm 1972 chia xã Tân Hòa thành hai xã: Hòa Phú và Tân Thạnh Tây.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 quận Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa hợp với quận Phú Hòa, tỉnh Bình Dương thành huyện Củ Chi, thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời đổi tên xã Phước Vĩnh Ninh thành Phước Vĩnh An.
Ngày 20 tháng 5 năm 1976, chính quyền lập thêm hai xã mới: Phạm Văn Cội 1 (từ phần đất cắt ra của xã Nhuận Đức) và Phạm Văn Cội 2 (từ các phần đất cắt ra của các xã Phú Mỹ Hưng và An Nhơn Tây). Như thế huyện Củ Chi bao gồm 18 xã: An Nhơn Tây, Bình Mỹ, Hòa Phú, Nhuận Đức, Phạm Văn Cội 1, Phạm Văn Cội 2, Phú Hòa Đông, Phú Mỹ Hưng, Phước Hiệp, Phước Vĩnh An, Tân An Hội, Tân Phú Trung, Tân Thạnh Đông, Tân Thạnh Tây, Tân Thông Hội, Thái Mỹ, Trung An và Trung Lập.
Ngày 11 tháng 7 năm 1983
- Chia xã Trung Lập thành hai xã: Trung Lập Thượng và Trung Lập Hạ
- Chia xã Phước Hiệp thành hai xã: Phước Hiệp và Phước Thạnh
- Đổi tên xã Phạm Văn Cội 1 thành Phạm Văn Cội
- Giải thể xã Phạm Văn Cội 2
- Thành lập xã An Phú trên cơ sở:
+ Tách 2 ấp: Phú Trung, Phú Bình của xã Phú Mỹ Hưng
+ Tách 2 ấp: Xóm Chùa, Xóm Thuốc của xã An Phú.
Ngày 1 tháng 2 năm 1985, thành lập thị trấn Củ Chi từ phần đất cắt ra của xã Tân An Hội.
Như thế, huyện Củ Chi bao gồm 01 thị trấn và 20 xã, phân chia đơn vị hành chính và giữ ổn định cho đến nay.
3. Vị trí địa lý huyện Củ Chi (TPHCM):
Huyện Củ Chi nằm về phía tây bắc Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 33 km. Sông Sài Gòn chảy qua phía đông huyện, tạo thành một đoạn ranh giới giữa Thành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Bình Dương. Huyện có vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp các thành phố Thủ Dầu Một và Thuận An thuộc tỉnh Bình Dương qua sông Sài Gòn
- Phía Tây giáp thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh và huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
- Phía Nam giáp huyện Đức Hòa, tỉnh Long An và huyện Hóc Môn
- Phía Bắc giáp thị xã Bến Cát và huyện Dầu Tiếng thuộc tỉnh Bình Dương qua sông Sài Gòn.
Huyện có diện tích 434,77 km², dân số năm 2019 là 462.047 người, mật độ dân số đạt 1.063 người/km.
Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ, với độ cao giảm dần theo 2 hướng tây bắc, đông nam và đông bắc, tây nam. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8 m – 10 m.
THAM KHẢO THÊM: