Cần Giờ là một huyện ngoại thành ven biển thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Huyện Cần Giờ có 7 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm thị trấn Cần Thạnh và 6 xã. Để hiểu rõ hơn về huyện Cần Giờ, mời các bạn tìm hiểu qua bài viết: Danh sách các xã, phường thuộc huyện Cần Giờ (TPHCM).
Mục lục bài viết
1. Danh sách các xã, phường thuộc huyện Cần Giờ (TPHCM):
Huyện Cần Giờ có 7 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm thị trấn Cần Thạnh và 6 xã: An Thới Đông, Bình Khánh, Long Hòa, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, Thạnh An.
STT | Danh Sách Các Thị Trấn, Xã Trực Thuộc Huyện Cần Giờ TPHCM |
1 | Xã An Thới Đông: An Thới Đông, Cần Giờ, Hồ Chí Minh |
2 | Xã Bình Khánh: Bình Khánh, Cần Giờ, Hồ Chí Minh |
3 | Xã Cần Thạnh: Đào Cử, Tt. Cần Thạnh, Cần Giờ, Hồ Chí Minh |
4 | Xã Long Hoà: Duyên Hải, Long Hoà, Cần Giờ, Hồ Chí Minh |
5 | Xã Lý Nhơn: Lý Nhơn, Cần Giờ, Hồ Chí Minh |
6 | Xã Tam Thôn Hiệp: Tam Thôn Hiệp, Cần Giờ, Hồ Chí Minh |
7 | Xã Thạnh An: Thạnh An, Cần Giờ, Hồ Chí Minh |
8 | Huyện Cần Giờ: Lương Văn Nho Kp, Giồng Ao, Tt. Cần Thạnh, Cần Giờ, Hồ Chí Minh |
2. Lịch sử hình thành huyện Cần Giờ (TPHCM):
Thời nhà Nguyễn:
Năm 1822, đại sứ nước Anh John Crawfurd trên hành trình đi sứ Xiêm và Cochin China đã ghé thăm và neo tàu tại Cần Giờ để đi thuyền nhỏ vào thành Sài Gòn.
Ngày 24 tháng 8, Crawfurd thả neo ở vịnh Dừa của Vũng Tàu. Đến buổi chiều, ông lái thuyền và lên bờ ở Kandyu [Cần Giờ]. Khi đến làng Pungtăo [Lòng Tàu], ông được quan dân trong làng tiếp đón. Một lần nữa, Crawfurd có ấn tượng rất tốt với người dân [Việt] khi so sánh với người Xiêm. Người Việt ăn mặc tử tế, tuy mặt mày có vẻ bơ phờ và sương sỉa (gầy), nhưng họ rất hoạt bát và văn minh. Crawfurd sau đó được vị trưởng thôn hướng dẫn viết một lá thư, có dịch sang tiếng Pháp, để nhờ quan Cần Giờ trình lên cho ngài Tổng trấn Sài Gòn. Crawfurd neo tàu ở mũi Cần Giờ để chờ tin. Ông thấy thú vị khi sông Cần Giờ có nước trong trẻo mặc dù thượng nguồn có nhiều phù sa, khác với sông Hằng và Mê Nam. Crawfurd được biết dân số Cần Giờ khoảng 2.000 người, là một vùng nghèo nhưng người dân tốt bụng, không làm nhà sàn như người Xiêm. Và ông cũng hiểu lý do vì sao người Việt bị đặt biệt danh là “người Pháp của Ấn Độ”: Do họ hay khua tay múa chân khi nói chuyện với người nước ngoài. Ông cũng được dẫn đi tham quan các miếu thờ cá Ông, thần bảo hộ của ngư dân Cần Giờ và xung quanh.
Thời Pháp thuộc:
Ngày 18 tháng 12 năm 1872, thực dân Pháp thành lập tổng Cần Giờ gồm 05 làng, từ phần đất cắt ra của hai tổng: Bình Trị Trung và Bình Trị Hạ vốn thuộc huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định vào thời nhà Nguyễn độc lập.
Ngày 28 tháng 2 năm 1875, thành lập thêm tổng An Thít do chia tách từ tổng Cần Giờ. Tỉnh Gia Định từ ngày 1 tháng 1 năm 1911 chia thành 4 quận: Hóc Môn, Thủ Đức, Gò Vấp và Nhà Bè. Quận Nhà Bè có bốn tổng: Bình Trị Hạ, Dương Hòa Hạ, An Thít (còn gọi là An Thịt) và Cần Giờ.
Ngày 3 tháng 5 năm 1947, hai tổng: Cần Giờ và An Thít của quận Nhà Bè tách khỏi tỉnh Gia Định, chuyển sang thuộc tỉnh Vũng Tàu, lập mới quận Cần Giờ thuộc tỉnh Vũng Tàu (đến năm 1952 tỉnh này đổi thành thị xã Vũng Tàu). Quận Cần Giờ gồm 2 tổng: Cần Giờ và An Thít.
Giai đoạn 1956-1976:
Việt Nam Cộng hòa
Năm 1956, quận Cần Giờ (gồm hai tổng: Cần Giờ và An Thít) thuộc thị xã Vũng Tàu. Ngày 3 tháng 1 năm 1957, do thị xã này giải thể, quận Cần Giờ bị phân ra: Tổng An Thít giải thể, các xã của tổng này nhập vào tổng Dương Hòa Hạ, quận Cần Giuộc, tỉnh Long An; quận còn lại tổng Cần Giờ chuyển sang trực thuộc tỉnh Phước Tuy (tên gọi mới của tỉnh Bà Rịa lúc đó). Quận Cần Giờ gồm 05 xã: Cần Thạnh, Đồng Hòa, Long Thạnh, Thạnh An và Tân Thạnh và 10 ấp. Quận lỵ đặt tại xã Cần Thạnh.
Ngày 30 tháng 8 năm 1957, tái lập tổng An Thít thuộc quận Cần Giuộc, gồm 04 xã: Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn và Tam Thôn Hiệp của tổng Dương Hòa Hạ.
Ngày 29 tháng 1 năm 1959, chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập mới quận Quảng Xuyên thuộc tỉnh Phước Tuy, trên cơ sở tổng An Thít tách từ quận Cần Giuộc, tỉnh Long An. Quận Quảng Xuyên bao gồm 04 xã: Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp và Lý Nhơn. Quận lỵ đặt tại xã An Thới Đông.
Ngày 9 tháng 9 năm 1960, hai quận Cần Giờ và Quảng Xuyên của tỉnh Phước Tuy chuyển sang thuộc tỉnh Biên Hoà.
Ngày 17 tháng 11 năm 1965, hai quận Quảng Xuyên và Cần Giờ được cắt từ tỉnh Biên Hoà nhập vào tỉnh Gia Định:
Quận Cần Giờ gồm 05 xã: Cần Thạnh, Đồng Hòa, Long Thạnh, Thạnh An và Tân Thạnh;
Quận Quảng Xuyên gồm 04 xã: An Thới Đông, Bình Khánh, Lý Nhơn và Tam Thôn Hiệp.
Sự phân chia hành chính này của quận Cần Giờ và quận Quảng Xuyên vẫn giữ ổn định cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975.
Chính quyền Cách mạng
Về phía chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cùng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, huyện Cần Giờ vẫn thuộc tỉnh Gia Định như cũ. Huyện Cần Giờ có địa bàn tương đương với hai quận Cần Giờ và Quảng Xuyên theo phân chia hành chính của chính quyền Việt Nam Cộng hòa gộp lại.
Từ ngày 5 tháng 7 năm 1968, sáp nhập huyện Cần Giờ với hai xã Phú Hữu, Phước Khánh của huyện Nhơn Trạch, tỉnh Biên Hòa và xã Long Sơn thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Bà Rịa để lập huyện Duyên Hải trực thuộc tỉnh Biên Hòa.
Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn đặt huyện Duyên Hải thuộc tỉnh Biên Hòa như trước cho đến đầu năm 1976.
Từ năm 1976 đến nay:
Tháng 2 năm 1976, huyện Duyên Hải thuộc tỉnh Đồng Nai (tỉnh mới được thành lập do hợp nhất tỉnh Biên Hòa, tỉnh Bà Rịa và tỉnh Long Khánh trước đó).
Ngày 29 tháng 12 năm 1978, huyện Duyên Hải được sáp nhập vào Thành phố Hồ Chí Minh (căn cứ theo nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 4). Huyện Duyên Hải có 07 xã: An Thới Đông, Bình Khánh, Cần Thạnh, Long Hòa, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, Thạnh An. Trước đây huyện này có 09 xã, trong thời gian thuộc tỉnh Đồng Nai, chính quyền đã nhập xã Tân Thạnh vào xã Thạnh An; sáp nhập hai xã: Đồng Hòa và Long Thạnh với nhau, thành xã Long Hòa.
Ngày 18 tháng 12 năm 1991, huyện lấy lại tên cũ là huyện Cần Giờ (theo quyết định số 406-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Ngày 5 tháng 11 năm 2003, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 130/2003/NĐ-CP[6] về việc thành lập thị trấn Cần Thạnh – thị trấn huyện lỵ huyện Cần Giờ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Cần Thạnh. Thị trấn Cần Thạnh có 2.408,93 ha diện tích tự nhiên và 9.834 nhân khẩu. Như thế huyện Cần Giờ bao gồm 01 thị trấn và 06 xã, giữ ổn định cho đến nay.
3. Điều kiện tự nhiên huyện Cần Giờ (TPHCM):
Diện tích Cần Giờ chiếm khoảng 1/3 diện tích toàn thành phố, trong đó đất lâm nghiệp là 32.109 ha, bằng 46,45% diện tích toàn huyện, đất sông rạch là 22.850 ha, bằng 32% diện đất toàn huyện. Ngoài ra còn có trên 5.000 ha diện tích trồng lúa, cây ăn trái, cây cói và làm muối. Đất đai phần lớn nhiễm phèn và nhiễm mặn. Trong đó, vùng ngập mặn chiếm tới 56,7% diện tích toàn huyện, tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn độc đáo, trong đó chủ yếu là cây đước, cây bần, cây mắm,…
Cần Giờ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới xích đạo, hướng gió chính là Tây Nam, mùa mưa bắt đầu muộn và kết thúc sớm hơn so với các địa phương khác trong vùng (từ tháng 5 đến tháng 10), mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình khoảng 250C – 290C. Độ ẩm trung bình từ 73% đến 85%. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.000 – 1.402 mm.
Rừng Cần Giờ có chức năng chính là phòng hộ, có vị trí quan trọng về quốc phòng, nhưng đồng thời cũng mở ra triển vọng to lớn về du lịch sinh thái. Do tính năng quan trọng này, năm 2000, rừng ngập mặn Cần Giờ được tổ chức UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển thế giới”.
Cần Giờ có bờ biển dài gần 20 km, vùng biển có thể nuôi trồng nhiều loài hải sản như: Nghêu, tôm, sò, hàu, cá,… Biển là nguồn lợi to lớn của Cần Giờ, vì vậy trong cơ cấu phát triển kinh tế của huyện, ngành thủy sản luôn được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, là một trong những động lực phát triển kinh tế – xã hội.
THAM KHẢO THÊM: