Ba Vì là huyện thuộc thành phố Hà Nội. Ba Vì là vùng đất bán sơn địa với 7 xã miền núi thuộc vùng núi Ba Vì và 24 xã, thị trấn thuộc vùng đồng bằng. Với diện tích huyện Ba Vì khoảng 428km2, nơi đây hiện là huyện lớn nhất của Hà Nội. Mời các bạn tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết Danh sách các xã, phường thuộc huyện Ba Vì (Hà Nội).
Mục lục bài viết
1. Danh sách các xã, phường thuộc huyện Ba Vì (Hà Nội):
STT | Danh sách các xã huyện Ba Vì |
1 | Yên Bài |
2 | Vật Lại |
3 | Vạn Thắng |
4 | Vân Hòa |
5 | Tòng Bạt |
6 | Tiên Phong |
7 | Thụy An |
8 | Thuần Mỹ |
9 | Thái Hòa |
10 | Tản Lĩnh |
11 | Tản Hồng |
12 | Sơn Đà |
13 | Phú Sơn |
14 | Phú Phương |
15 | Phú Đông |
16 | Phú Cường |
17 | Phú Châu |
18 | Phong Vân |
19 | Minh Quang |
20 | Minh Châu |
21 | Khánh Thượng |
22 | Đồng Thái |
23 | Đông Quang |
24 | Cổ Đô |
25 | Chu Minh |
26 | Châu Sơn |
27 | Cam Thượng |
28 | Cẩm Lĩnh |
29 | Ba Vì |
30 | Ba Trại |
2. Vị trí địa lý, địa mạo, khí hậu huyện Ba Vì:
Ba Vì là vùng đất bán sơn địa với 7 xã miền núi thuộc vùng núi Ba Vì và 24 xã, thị trấn thuộc vùng đồng bằng. Với diện tích huyện Ba Vì khoảng 428km2, nơi đây hiện là huyện lớn nhất của Hà Nội. Dân số huyện Ba Vì theo số liệu năm 2018 là 282.600 người. Tương ứng với mật độ dân số là là 660 người/km². Huyện có vị trí địa lý:
-
Phía Đông giáp thị xã Sơn Tây và huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
-
Phía Tây giáp huyện Lâm Thao, huyện Tam Nông và huyện Thanh Thủy thuộc tỉnh Phú Thọ.
-
Phía Nam giáp huyện Thạch Thất và thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
-
Phía Bắc giáp thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Ngoài ra, huyện Ba Vì còn nổi tiếng với dãy núi Ba Vì, núi có 3 phần 5 diện tích vùng núi thuộc huyện Ba Vì, cũng là nơi bảo tồn hệ động thực vật thuộc Vườn quốc gia Ba Vì. Vùng (dãy) núi Ba Vì có nhiều ngọn núi nổi tiếng. Trong đó đỉnh Ba Vì (Tản Viên) cao 1281m, đỉnh Núi Vua cao 1296m. Dãy núi Ba Vì và nhiều danh thắng xung quanh đã tạo cho Ba Vì trở thành một huyện có giá trị và tiềm năng du lịch rất lớn đang khai thác và phát triển có hiệu quả.
Huyện còn có nhiều hồ đập, khá lớn là hồ Suối Hai, và hồ Đồng Mô (tại khu du lịch Đồng Mô). Các hồ này đều là hồ nhân tạo và nằm ở đầu nguồn sông Tích, chảy sang thị xã Sơn Tây, và một số huyện phía Tây Hà Nội, rồi đổ nước vào sông Đáy.
Ở ranh giới của huyện với tỉnh Phú Thọ có hai ngã ba sông là: ngã ba Trung Hà giữa sông Đà và sông Hồng (tại xã Phong Vân) và ngã ba Bạch Hạc giữa sông Hồng và sông Lô (tại xã Tản Hồng, đối diện với thành phố Việt Trì).Các điểm cực:
-
Cực Bắc là xã Phú Cường.
-
Cực Tây là xã Thuần Mỹ.
-
Cực Nam là xã Khánh Thượng.
-
Cực Đông là xã Cam Thượng.
Địa hình huyện Ba Vì có hướng thấp dần từ Tây Nam xuống Đông Bắc, từ Tây sang Đông và phân chia thành 3 tiểu vùng khác nhau: vùng núi, vùng đồi gò và vùng đồng bằng sông Hồng. Có thể nói, địa mạo đặc biệt trên đã mang đến sắc thái riêng về điều kiện tự nhiên cũng như khả năng đa dạng hóa trong phát triển sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch.
Do nằm sát phía Tây Bắc vùng châu thổ sông Hồng nên Ba Vì chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình thấp khoảng 20 độ C, nhiệt độ trung bình cao khoảng 27 độ C, cao nhất là 35-37 độ C. Riêng vùng núi Tản Viên có không khí mát mẻ, nhiệt độ trung bình về mùa hè là 18 độ C. Khí hậu rất thuận lợi cho việc đa dạng hóa vật nuôi, cây trồng, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của người dân và có nhiều lợi thế để khai thác, phát triển du lịch.
3. Giao thông kết nối:
Về đường bộ, huyện Ba Vì có Quốc lộ 32 chạy qua thị trấn Tây Đằng, nối thị xã sơn Tây, thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc là Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái. Huyện đang tập trung đầu tư, xây dựng các công trình, các dự án nâng cấp, cải tạo các tuyến đường huyết mạch trên địa bàn:
-
Dự án mở rộng Quốc lộ 32 giai đoạn 1
-
Dự án tỉnh lộ 412 đi đền Trung, xã Minh Quang nối thị trấn Tây Đằng với khu du lịch hồ Suối Hai
-
Dự án xây dựng công trình, đường trục giao thông các thôn Quảng Phúc, thôn Bài, xã Yên Bài
-
Dự án cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 411C
Các tuyến phố chính: Chùa Cao, Cống Ải, Đông Hưng, Gò Sóc, Phú Mỹ, Quảng Oai, Tây Đằng, Vân Trai, Vũ Lâm.
Ngoài ra còn có tuyến đường thủy qua phía Tây, phía Bắc và Đông Bắc huyện từ Hà Nội đến Hòa Bình qua sông Hồng và sông Đà với chiều dài trên 70km.
Với vị trí địa lý và giao thông thủy bộ đang dần hoàn thiện, Ba Vì có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội như: giao thương, tiếp thu thông tin, công nghệ, khoa học kỹ thuật và vốn đầu tư, từ đó phát triển kinh tế đa dạng.
4. Kinh tế huyện Ba Vì:
Huyện có nhiều tiềm năng nổi trội, nhất là du lịch văn hóa, sinh thái, tâm linh, lịch sử. Bên cạnh đó, Ba Vì còn có tiềm năng phát triển nông nghiệp xanh. Tuy nhiên, do nằm ở vị trí địa lý xa trung tâm thủ đô, địa hình nhiều đối núi và sự cố gắng của huyện vùng hỗ trợ của Thành phố chưa đến nơi nên kinh tế huyện còn chậm phát triển hơn so với các đơn vị hành chính cấp huyện của thủ đô.
Thế mạnh kinh tế của huyện là nông nghiệp nhưng huyện chưa có nhiều các khu chuyên canh, khu sản xuất tập trung để sản xuất, cung ứng hàng hóa thiết yếu cho thị trường. Cây lúa được trồng ở các bãi ven sông, cây căn quả và cây công nghiệp được trồng ở các vùng đồi núi. Ngành chăn nuôi cũng khá phát triển, đặc biệt là chăn nuôi bò sữa và bò thịt.
Ba Vì cũng đặc biệt chú ý khai thác tiềm năng du lịch – dịch vụ nhằm sớm đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Những điểm du lịch nổi tiếng ở Ba Vì như: Ao Vua, Khu du lịch Tản Đà, Thác Đa, hồ Suối Hai, Suối Mơ, hồ Tiên Sa, Khoang Xanh, Thiên Sơn – Suối Ngà, Vườn Quốc gia Ba Vì… ngày càng thu hút khách du lịch ghé thăm. Tuy nhiên, huyện chưa phát huy được lợi thế nên nguồn thu từ lĩnh vực này còn thấp.
Huyện Ba Vì có rất nhiều làng nghề, làng có nghề mang nét đặc trưng riêng như: chế biến; sơ chế chè các thôn ở Ba Trại; làm du lịch tâm linh đền trung và đền hạ; làm bột sắn và miến rong Minh Hồng; làng nghề chè thôn Phú Yên; làng nghề trồng hoa ở An Hòa; làng nghề thuốc Nam người Dao Yên Sơn, Hợp Sơn, Hợp Nhất; nghề tơ tằm ở thôn Long Phú; làm dịch vụ đặc sản huyện ở Tản Lĩnh; nghề khâu nón Phú Châu; nghề mộc ở Tản Hồng; chăn nuôi bò sữa, gia súc, gia cầm…
5. Thị trường bất động sản Ba Vì:
Ba Vì là miền đất hứa để đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng, homestay, trang trại… Các khu vực có view đẹp, phong thủy tốt ở Suối Hai, Yên Bài, Vân Hòa thu hút nhiều nhà đầu tư kinh doanh. Trước kia, giá đất Ba Vì còn rất rẻ, nhiều gia đình khá giả sống ở nội thành Hà Nội đã chọn mua đất Ba Vì với mục đích làm trang trại, nhà vườn để nghỉ dưỡng vào dịp cuối tuần hoặc góp vốn mua chung mảnh đất rộng 500-2.000m2, chờ lên giá thì bán chốt lời.
Năm 2010, Ba Vì đã từng lên cơn sốt đất khi có thông tin trung tâm hành chính quốc gia sẽ chuyển về Ba Vì khiến người người, nhà nhà đổ dồn về Ba Vì để buôn đất đẩy giá đất nơi đây tăng tới 2-3 lần. Thời điểm đó, giá đất các xã Yên Bài, Tản Lĩnh, Vân Hòa từ mức 70-80 triệu đồng đã tăng lên tới 250 triệu đồng/sao. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ diễn ra trong một thời gian rất ngắn, khi thông tin di dời trung tâm hành chính quốc gia bị bác bỏ, nhiều người ôm đất Ba Vì chờ tăng giá lâm vào cảnh bán tháo nhưng không có người mua, giá đất Ba Vì bỗng nhiên lao dốc với mức giảm tới 70%.
Sau thập kỷ ngủ đông, gần đây, sức nóng của thị trường bất động sản Ba Vì đã quay trở lại nhưng nhìn chung, mặt bằng giá vẫn còn thấp hơn so với các huyện ven đô của Hà Nội. Hiện tại, lượng khách quan tâm đến bất động sản Ba Vì tăng khá nhanh, một phần vì xu hướng “bỏ phố về quê” tìm không gian sống yên tĩnh, trong lành, tránh xa khói bụi thành phố của giới nhà giàu Hà Nội được kích hoạt trong bối cảnh dịch bệnh, một phần vì “cò đất” đón đầu quy hoạch để kích giá. Cụ thể, thông tin Quy hoạch chung Thủ đô năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, định hướng về cụm du lịch nghỉ dưỡng Ba Vì – Suối Hai khiến thị trường bất động sản Ba Vì nóng lên từng ngày. Cụ thể, đất vị trí mặt tiền đường gần khu du lịch Suối Hai trước đó giá cao nhất chỉ khoảng 1-2 triệu đồng/m2 thì nay đã được đẩy lên mức 6-8 triệu đồng/m2.
Có thể thấy, ở thời điểm này, dù bong bóng bất động sản Ba Vì không phình to như 10 năm trước nhưng tốc độ tăng phi mã như hiện nay cũng là dấu hiệu đáng lo ngại. Các nhà đầu tư cần cẩn trọng khi lướt sóng tại khu vực này bởi đất ở đây chủ yếu là đất nông nghiệp, thậm chí chưa có sổ. Nên khi giao dịch, chủ yếu là giấy viết tay sẽ rất rủi ro.
THAM KHẢO THÊM: