Dịch vụ Thừa phát lại tại Trà Vinh đã có những bước phát triển đáng kể trong thời gian gần đây, góp phần quan trọng vào việc cung cấp các dịch vụ pháp lý cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Chúng tôi xin gửi đến bạn đọc Danh sách các Văn phòng thừa phát lại tại Trà Vinh trong bài viết dưới đây. Xin mời bạn đọc đón xem.
Mục lục bài viết
1. Danh sách các Văn phòng thừa phát lại tại Trà Vinh:
1) VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI HỒNG ĐỨC
-
Mã số thuế: 2100673669
-
Địa chỉ trụ sở: Số 199 Võ Văn Kiệt, Khóm 2, Phường 1, Thành phố Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh, Việt Nam
-
Người đại diện theo pháp luật: MAI VĂN CHUNG
-
Điện thoại liên hệ: 0946 269 999
-
Ngày hoạt động: 14/03/2022
-
Quản lý bởi: Chi cục Thuế khu vực Thành phố Trà Vinh – Châu Thành
-
Loại hình doanh nghiệp: Công ty hợp doanh
-
Tình trạng: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)
2) VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI PHAN MUÔN
-
Mã số thuế: 2100670160
-
Địa chỉ trụ sở: Số 27 Lê Lợi, Khóm 4, Phường 1, Thành phố Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh, Việt Nam
-
Người đại diện theo pháp luật: NGUYỄN VĂN TỔNG
-
Điện thoại liên hệ: 0787 964 668
-
Ngày hoạt động: 27/10/2021
-
Quản lý bởi: Chi cục Thuế khu vực Thành phố Trà Vinh – Châu Thành
-
Loại hình doanh nghiệp: Công ty hợp doanh
-
Tình trạng: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)
Đây là 02 văn phòng Thừa phát lại tại Trà Vinh theo cập nhật mới nhất. Trong trường hợp quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về các dịch vụ Thừa phát lại, giải đáp các thắc mắc liên quan có thể liên hệ trực tiếp tại trụ sở các văn phòng hoặc qua số điện thoại của văn phòng. Các văn phòng Thừa phát lại Trà Vinh luôn có những đội ngũ nhân viên luôn tận tình phục vụ và hỗ trợ quý khách hàng một cách nhanh chóng nhất.
2. Quy trình làm việc của các Văn phòng Thừa phát lại Trà Vinh:
Tại tỉnh Trà Vinh, các Văn phòng Thừa phát lại hoạt động theo quy định của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP của Chính phủ, thực hiện các nhiệm vụ chính như lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án, tổ chức thi hành án dân sự và các công việc khác theo quy định pháp luật.
Dưới đây là quy trình làm việc chung của các Văn phòng Thừa phát lại tại Trà Vinh:
Bước 1. Tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng:
+ Lập vi bằng: Khách hàng liên hệ với Văn phòng Thừa phát lại để yêu cầu lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi cụ thể. Thừa phát lại sẽ tư vấn về giá trị pháp lý của vi bằng và hướng dẫn khách hàng cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết.
+ Xác minh điều kiện thi hành án: Khách hàng yêu cầu Thừa phát lại xác minh tài sản, thu nhập hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Thừa phát lại và khách hàng ký kết hợp đồng dịch vụ, trong đó nêu rõ nội dung xác minh, thời gian thực hiện và chi phí liên quan.
+ Tổ chức thi hành án dân sự: Khách hàng có thể yêu cầu Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành án theo bản án, quyết định của Tòa án. Sau khi tiếp nhận yêu cầu, Thừa phát lại sẽ đề nghị cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án và phối hợp thực hiện.
Bước 2. Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn:
+ Lập vi bằng: Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, ghi nhận sự kiện, hành vi theo yêu cầu và lập vi bằng. Vi bằng được ký bởi Thừa phát lại trên từng trang, đóng dấu của Văn phòng và ghi vào sổ vi bằng theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định.
+ Xác minh điều kiện thi hành án: Thừa phát lại tiến hành thu thập thông tin về tài sản, thu nhập của người phải thi hành án thông qua các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan. Kết quả xác minh được lập thành văn bản và cung cấp cho khách hàng.
+ Tổ chức thi hành án dân sự: Sau khi nhận được quyết định thi hành án từ cơ quan thi hành án dân sự, Thừa phát lại tiến hành các biện pháp cần thiết để thi hành án, bao gồm thông báo, cưỡng chế thi hành và xử lý tài sản theo quy định pháp luật.
Bước 3. Hoàn tất và lưu trữ hồ sơ:
+ Lập vi bằng: Sau khi lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại đăng ký vi bằng tại Sở Tư pháp tỉnh Trà Vinh để đảm bảo giá trị pháp lý. Vi bằng được lưu trữ tại Văn phòng theo quy định.
+ Xác minh điều kiện thi hành án và tổ chức thi hành án: Hồ sơ liên quan đến quá trình xác minh và thi hành án được lưu trữ đầy đủ, đảm bảo tính bảo mật và sẵn sàng cung cấp khi có yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền.
3. Mức phạt vi phạm quy định về hoạt động của văn phòng thừa phát lại:
Theo Điều 33 Nghị định
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Không niêm yết lịch làm việc hoặc nội quy tiếp người yêu cầu tại trụ sở văn phòng thừa phát lại.
+ Không niêm yết thủ tục hoặc chi phí thực hiện công việc tại trụ sở văn phòng thừa phát lại.
+ Lập, quản lý, sử dụng sổ sách, biểu mẫu không đúng quy định.
+ Thực hiện không đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo theo quy định; chấp hành không đầy đủ yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc báo cáo phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm sát, giám sát.
+ Sử dụng biển hiệu không đúng mẫu quy định.
+ Không bảo đảm trang phục cho thừa phát lại theo quy định.
+ Lưu trữ hồ sơ công việc không đúng quy định.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Không tạo điều kiện cho thừa phát lại tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ.
+ Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu ngoài phạm vi hoặc không đúng thẩm quyền.
+ Nhận tập sự hành nghề thừa phát lại mà văn phòng thừa phát lại không đủ điều kiện nhận tập sự theo quy định.
+ Lập vi bằng mà không có hợp đồng dịch vụ hoặc hợp đồng dịch vụ có nội dung không đúng quy định.
+ Gửi vi bằng, tài liệu chứng minh về Sở Tư pháp để đăng ký không đúng thời hạn quy định.
Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Không có biển hiệu theo quy định.
+ Không lập, quản lý, sử dụng sổ sách, biểu mẫu theo quy định.
+ Không thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định; không chấp hành yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc báo cáo phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm sát, giám sát.
+ Không gửi vi bằng, tài liệu chứng minh về Sở Tư pháp để đăng ký theo quy định.
+ Thu chi phí không đúng quy định hoặc cao hơn mức đã thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ.
+ Hoạt động không đúng địa chỉ trụ sở ghi trong giấy đăng ký hoạt động.
+ Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho thừa phát lại không đầy đủ hoặc không liên tục.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quyết định cho phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của văn phòng thừa phát lại;
+ Đăng ký hoạt động không đúng thời hạn theo quy định.
+ Thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài hoạt động thừa phát lại.
+ Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho thừa phát lại của văn phòng mình.
+ Không thông báo cho Sở Tư pháp để xóa đăng ký hành nghề đối với thừa phát lại không còn làm việc tại văn phòng mình.
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch ngoài trụ sở văn phòng thừa phát lại.
+ Không đăng ký hành nghề cho thừa phát lại của văn phòng mình theo quy định.
+ Không đăng ký nội dung thay đổi về tên, địa chỉ trụ sở, họ tên trưởng văn phòng, danh sách thừa phát lại hợp danh, danh sách thừa phát lại làm việc theo chế độ hợp đồng của văn phòng mình theo quy định.
+ Cho người không phải là thừa phát lại của văn phòng mình hành nghề thừa phát lại dưới danh nghĩa văn phòng mình.
+ Cho người khác sử dụng quyết định cho phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của văn phòng thừa phát lại để hoạt động thừa phát lại.
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động thừa phát lại mà không đủ điều kiện hoạt động thừa phát lại theo quy định.
Bên cạnh đó, quy định tại Khoản 7 Điều 33 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm quy định về hoạt động của văn phòng thừa phát lại như sau:
+ Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm e Khoản 3 Điều 33 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
+ Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 4, các Điểm a và Điểm d Khoản 5 Điều 33 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
+ Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 5 Điều 33 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
+ Tịch thu tang vật là quyết định cho phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a Khoản 4 Điều 33 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
Ngoài ta, căn cứ Khoản 8 Điều 33 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định về hoạt động của văn phòng thừa phát lại bao gồm:
+ Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 33 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 3, các Điểm a, Điểm d và Điểm đ Khoản 5, Khoản 6 Điều 33 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
Như vậy, hành vi vi phạm quy định về hoạt động của văn phòng thừa phát lại, mức phạt có thể lên đến 50.000.000 đồng.
Khi thuộc trường hợp hợp quy định tại Khoản 7, Khoản 8 Điều 33 Nghị định 82/2020/NĐ-CP sẽ buộc thực hiện các hình thức xử phạt bổ sùng và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
THAM KHẢO THÊM: