Thời gian qua, hoạt động của các văn phòng thừa phát lại tại tỉnh Thanh Hóa đã góp phần thực hiện mục tiêu cải cách hành chính, mang lại nhiều tiện ích cho người dân khi có yêu cầu. Chúng tôi xin gửi đến quý bạn đọc Danh sách các Văn phòng thừa phát lại tại Thanh Hóa nhằm giúp bạn đọc tiếp cận với dịch vụ tại Thanh Hóa dễ dàng nhất.
Mục lục bài viết
1. Danh sách các Văn phòng thừa phát lại tại Thanh Hóa:
Số thứ tự | Văn phòng thừa phát lại | Thông tin cơ bản |
1 | Văn phòng thừa phát lại thành phố Thanh Hóa | Địa chỉ trụ sở: 76 triệu quốc đạt, Phường Điện Biên, Thành phố Thanh Hoá, Tỉnh Thanh Hoá, Việt Nam Mã số thuế: 2802148741 Ngày hoạt động: 04/04/2014 Người đại diện theo pháp luật: Nguyễn Thị Vân Quỳnh Quản lý bởi: Chi cục Thuế khu vực thành phố Thanh Hóa – Đông Sơn Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân Tình trạng: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT) |
2 | Văn phòng thừa phát lại thị xã Bỉm Sơn | Địa chỉ trụ sở: Số 44 đường Trần Phú, Phường Ba Đình, Thị xã Bỉm Sơn, Tỉnh Thanh Hoá, Việt Nam Mã số thuế: 2802480812 Ngày hoạt động: 01/09/2017 Người đại diện theo pháp luật: Đàm Văn Sơn Điện thoại liên hệ: 0237 3767 969 Quản lý bởi: Cục Thuế Tỉnh Thanh Hoá Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân Tình trạng: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT) |
3 | Văn phòng thừa phát lại Sầm Sơn | Địa chỉ trụ sở: 14 Nguyễn Bá Ngọc, Phường Bắc Sơn, Thành Phố Sầm Sơn, Tỉnh Thanh Hoá, Việt Nam Mã số thuế: 2802296203 Ngày hoạt động: 17/06/2015 Người đại diện theo pháp luật: Đỗ Xuân Ninh Điện thoại liên hệ: 0373 821 655 Quản lý bởi: Chi cục Thuế khu vực thành phố Sầm Sơn – Quảng Xương Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân Tình trạng: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT) |
4 | Văn phòng thừa phát lại thị xã Nghi Sơn | Địa chỉ trụ sở: tiểu khu 5, Phường Hải Hòa, Thị xã Nghi Sơn, Tỉnh Thanh Hoá, Việt Nam Mã số thuế: 2802912942 Ngày hoạt động: 17/12/2020 Người đại diện theo pháp luật: Ngô Xuân Chiến Điện thoại liên hệ: 0327 043 636 Quản lý bởi: Cục Thuế Tỉnh Thanh Hoá Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân Tình trạng: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT) |
5 | Văn phòng thừa phát lại xứ Thanh | Địa chỉ trụ sở: Lô 10 liền kề, 28 Khu ĐTM Đông Sơn, Phường An Hưng, Thành phố Thanh Hoá, Thanh Hoá, Tỉnh Thanh Hoá, Việt Nam Mã số thuế: 2803134205 Ngày hoạt động: 17/09/2024 Người đại diện theo pháp luật: Võ Thị Hồn Quản lý bởi: Chi cục Thuế khu vực thành phố Thanh Hóa – Đông Sơn Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân Tình trạng: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT) |
2. Thời gian tập sự hành nghề Thừa phát lại là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 8 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định:
Tập sự hành nghề Thừa phát lại
3. Trong trường hợp có lý do chính đáng, người tập sự được tạm ngừng tập sự nhưng phải thông báo bằng văn bản với Văn phòng Thừa phát lại nơi mình đang tập sự chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng tập sự.
4. Khi có căn cứ chấm dứt tập sự, Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự phải báo cáo bằng văn bản cho Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Văn phòng Thừa phát lại, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho người tập sự, Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự về việc chấm dứt tập sự.
5. Thời gian tập sự là 06 tháng đối với người được đào tạo nghề Thừa phát lại, 03 tháng đối với người được bồi dưỡng nghề Thừa phát lại, kể từ ngày Sở Tư pháp ra văn bản thông báo về việc đăng ký tập sự.
6. Người thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 11 của Nghị định này không được đăng ký tập sự hành nghề Thừa phát lại.
7. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.
Theo đó, thời gian tập sự hành nghề Thừa phát lại là 06 tháng đối với người được đào tạo nghề Thừa phát lại, 03 tháng đối với người được bồi dưỡng nghề Thừa phát lại, kể từ ngày Sở Tư pháp ra văn bản thông báo về việc đăng ký tập sự.
3. Thừa phát lại có quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ tại Điều 16 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định:
Quyền và nghĩa vụ của Thừa phát lại
1. Trung thực, khách quan khi thực hiện công việc.
2. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại.
3. Chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về việc thực hiện công việc của mình.
4. Không đồng thời hành nghề tại 02 hoặc nhiều Văn phòng Thừa phát lại.
5. Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
6. Mặc trang phục Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định, đeo Thẻ Thừa phát lại khi hành nghề.
7. Tham gia tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Thừa phát lại (nếu có); chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của Văn phòng Thừa phát lại nơi mình đang hành nghề và tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Thừa phát lại mà mình là thành viên.
8. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Theo đó, Thừa phát lại có quyền và nghĩa vụ sau:
+ Trung thực và khách quan khi thực hiện công việc.
+ Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại.
+ Chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về việc thực hiện công việc của mình.
+ Không đồng thời hành nghề tại 02 hoặc nhiều Văn phòng Thừa phát lại.
+ Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
+ Mặc trang phục Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định, đeo Thẻ Thừa phát lại khi hành nghề.
+ Tham gia tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Thừa phát lại (nếu có); chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của Văn phòng Thừa phát lại nơi mình đang hành nghề và tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Thừa phát lại mà mình là thành viên.
+ Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định Nghị định 08/2020/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
4. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại là gì?
Về tiêu chuẩn được bổ nhiệm Thừa phát lại, Nhà nước có quy định tại Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, người muốn được Nhà nước bổ nhiệm Thừa phát lại phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
+ Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.
+ Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
+ Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
+ Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại quy định tại Điều 7 Nghị định 08/2020/NĐ-CP.
+ Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.
* Những người thuộc các trường hợp này thì không được bổ nhiệm làm Thừa phát lại (Điều 11 Nghị định 08/2020/NĐ-CP)
+ Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự.
+ Người đã được bổ nhiệm công chứng viên, được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, đấu giá, quản tài viên, được cấp thẻ thẩm định viên về giá mà chưa miễn nhiệm công chứng viên, thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư, đấu giá, quản tài viên, thẻ thẩm định viên về giá.
+ Người đang là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.
+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án về tội phạm do vô ý, tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý mà chưa được xóa án tích; người đã bị kết án về tội phạm liên quan đến chiếm đoạt tài sản, trục lợi, gian lận, gian dối, xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, kể cả trường hợp đã được xóa án tích.
+ Người quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 08/2020/NĐ-CP bị bãi nhiệm, bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức, buộc thôi việc, tước danh hiệu hoặc đưa ra khỏi ngành.
+ Người bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư do vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư; người bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư mà chưa hết thời hạn 03 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó.
+ Người bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên, thẻ thẩm định viên về giá, chứng chỉ hành nghề đấu giá, chứng chỉ hành nghề quản tài viên mà chưa hết thời hạn 03 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó.
+ Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
THAM KHẢO THÊM: