Hiện nay, Thừa phát lại đã không còn quá xa lạ với người dân tại Kon Tum. Tuy nhiên, khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ Thừa phát lại, nhiều người vẫn gặp phải khó khăn trong việc tìm kiếm và lựa chọn đơn vị thừa phát lại uy tín, chuyên nghiệp tại Kon Tum. Chúng tôi xin gửi đến bạn đọc Danh sách các Văn phòng thừa phát lại tại Kon Tum trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Danh sách các Văn phòng thừa phát lại tại Kon Tum:
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Kon Tum không có Văn phòng Thừa phát lại đang hoạt động. Trước đây, vào năm 2022, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại Kon Tum, đặt trụ sở tại số 328 Đào Duy Từ, phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum, nhưng đã ngừng hoạt động và đóng mã số thuế vào văm 2023. Tuy nhiên, theo thông tin từ Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum, hiện không có Văn phòng Thừa phát lại nào đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.
Để tránh tiếp nhận thông tin sai lệch, người dân nên tham khảo các nguồn tin chính thống từ cơ quan nhà nước, như Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum, để cập nhật thông tin chính xác về các tổ chức hành nghề công chứng và thừa phát lại trên địa bàn.
Pháp luật Việt Nam hiện nay không có hạn chế về phạm vi lập vi bằng theo tỉnh thành. Do đó ngoài các Văn phòng thừa phát lại nêu trên bạn cũng có thể lựa chọn thừa phát lại ở bất cứ tỉnh thành nào để lập vi bằng tại Kon Tum miễn sao thuận tiện, chi phí hợp lý và đảm bảo an toàn.
2. Thẩm quyền tổ chức thi hành án của Thừa phát lại:
Theo Điều 51 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền tổ chức thi hành án của Thừa phát lại như sau:
Thừa phát lại được quyền tổ chức thi hành án theo yêu cầu của đương sự đối với các bản án, quyết định sau đây:
+ Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp huyện); bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.
+ Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện; bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định sơ thẩm, chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.
+ Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.
Thừa phát lại không tổ chức thi hành phần bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự 2008.
3. Các thủ tục chung về thi hành án của Thừa phát lại:
Thừa phát lại thực hiện các thủ tục về thi hành án theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP và pháp luật thi hành án dân sự.
Xử lý trường hợp chuyển vụ việc từ cơ quan thi hành án dân sự sang Văn phòng Thừa phát lại và ngược lại:
+ Đối với các vụ việc đang do cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành nhưng sau đó đương sự có văn bản yêu cầu không tiếp tục và đình chỉ thi hành án để Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành thì đương sự không có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tiếp tục thi hành đối với các khoản đã được cơ quan thi hành án ra quyết định đình chỉ thi hành án.
+ Đối với các vụ việc đang do Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành nhưng sau đó đương sự có văn bản yêu cầu không tiếp tục thi hành án và chấm dứt hợp đồng với Văn phòng Thừa phát lại thì người được thi hành án có thể yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại khác có thẩm quyền tiếp tục tổ chức thi hành, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56 Nghị định 08/2020/NĐ-CP.
+ Yêu cầu thi hành án mới của đương sự phải nêu rõ kết quả thi hành án trước đó; những nội dung yêu cầu tổ chức thi hành án tiếp và thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung yêu cầu. Trình tự, thủ tục, kết quả quá trình thi hành án trước đó nếu thực hiện đúng quy định của pháp luật vẫn có giá trị pháp lý, được công nhận và được sử dụng làm căn cứ để tiếp tục tổ chức thi hành án.
4. Các trường hợp chấm dứt thi hành án của Thừa phát lại:
Theo Điều 57 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì Thừa phát lại chấm dứt thi hành án và phải thông báo cho Chi cục Thi hành án dân sự hoặc Cục Thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án về việc chấm dứt thi hành án trong các trường hợp sau đây:
+ Việc thi hành án đương nhiên kết thúc theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
+ Theo thỏa thuận giữa Thừa phát lại và đương sự, trừ trường hợp việc chấm dứt làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
+ Trường hợp phải áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự 2008.
+ Thừa phát lại tổ chức thi hành án mà phát sinh điều kiện thi hành án nằm ngoài địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.
+ Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà người được thi hành án không yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật Thi hành án dân sự 2008 và người phải thi hành án không còn tài sản nào khác.
+ Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông báo mà người được thi hành án không yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch liên quan đến tài sản là vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật Thi hành án dân sự 2008 và người phải thi hành án không còn tài sản nào khác.
+ Các trường hợp phải yêu cầu Tòa án xác định người có quyền sở hữu, sử dụng tài sản, giấy tờ tạm giữ; xác định quyền sở hữu, sử dụng tài sản để thi hành án, giải quyết tranh chấp tài sản; yêu cầu hủy giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản; giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 68, khoản 3 Điều 69, khoản 2 Điều 102 Luật Thi hành án dân sự 2008 và người phải thi hành án không còn tài sản nào khác.
5. Thủ tục miễn nhiệm Thừa phát lại (trường hợp được miễn nhiệm):
* Trình tự thực hiện:
+ Thừa phát lại đề nghị miễn nhiệm Thừa phát lại gửi hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đăng ký hành nghề.
+ Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn nhiệm Thừa phát lại; nếu thấy hồ sơ hợp lệ thì Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp miễn nhiệm Thừa phát lại kèm theo hồ sơ đề nghị miễn nhiệm.
+ Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại.
* Cách thức thực hiện:
1) Hình thức nộp: Trực tiếp
Thời hạn giải quyết: 25 Ngày
Mô tả:
+ Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp miễn nhiệm Thừa phát lại kèm theo hồ sơ đề nghị miễn nhiệm.
+ Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và hồ sơ đề nghị miễn nhiệm của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại.
2) Hình thức nộp: Trực tuyến
Thời hạn giải quyết: 25 Ngày
Mô tả:
+ Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp miễn nhiệm Thừa phát lại kèm theo hồ sơ đề nghị miễn nhiệm.
+ Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và hồ sơ đề nghị miễn nhiệm của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại.
3) Hình thức nộp: Dịch vụ bưu chính
Thời hạn giải quyết: 25 Ngày
Mô tả:
+ Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp miễn nhiệm Thừa phát lại kèm theo hồ sơ đề nghị miễn nhiệm.
+ Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và hồ sơ đề nghị miễn nhiệm của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại.
* Thành phần hồ sơ:
Tên giấy tờ | Số lượng |
Đơn đề nghị miễn nhiệm Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định. | Bản chính: 1 – Bản sao: 0 |
Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính | Bản chính: 0 – Bản sao: 1 |
Cơ quan thực hiện: Bộ Tư pháp
THAM KHẢO THÊM: