Hiện nay, dịch vụ Thừa phát lại đã trở nên quen thuộc với người dân tại Hậu Giang. Tuy nhiên, khi cần sử dụng dịch vụ này, nhiều người vẫn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm, lựa chọn một đơn vị thừa phát lại uy tín, chuyên nghiệp. Nếu bạn đang gặp phải những trở ngại này, hãy tham khảo Danh sách văn phòng Thừa phát lại tại Hậu Giang được cập nhật trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Danh sách các Văn phòng thừa phát lại tại Hậu Giang:
Tên tổ chức: Văn phòng thừa phát lại Hậu Giang
-
Địa chỉ: Số 61, đường Nguyễn Văn Trỗi, khu vực I, phường III, Thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, Việt Nam
-
Điện thoại: 0918 625 844
-
Email: [email protected]
-
Quyết định thành lập: 1314/QĐ-UBND ngày 13/7/2021 của UBND tỉnh Hậu Giang
-
Trưởng Văn phòng: Lê Văn Thành
Văn phòng Thừa phát lại Hậu Giang là tổ chức hành nghề thừa phát lại, được thành lập và hoạt động theo Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.
Quy trình làm việc:
Tại Văn phòng Thừa phát lại Hậu Giang hiện nay thực hiện 04 công việc như sau:
+ Tống đạt: tống đạt được hiểu là việc thông báo, giao nhận các giấy tờ, hồ sơ và tài liệu do Thừa phát lại thực hiện.
Văn phòng Thừa phát lại được ký hợp đồng dịch vụ tống đạt các giấy tờ của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân trong việc giải quyết các vụ việc và các tài liệu của cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.
Trường hợp tống đạt các giấy tờ, tài liệu ngoài địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở thì Văn phòng Thừa phát lại có thể thỏa thuận với Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự bằng hợp đồng riêng cho từng công việc cụ thể.
Bên cạnh đó, Văn phòng Thừa phát lại cũng thực hiện việc tống đạt các tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài trên toàn quốc khi được Bộ Tư pháp yêu cầu thực hiện.
+ Lập vi bằng: Đây là công việc được thực hiện theo yêu cầu của khách hàng (có thể là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức) lập văn bản ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật. Tuy nhiên, những sự kiện và hành vi này phải do Thừa phát lại chứng kiến. Đây là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét, giải quyết các vụ việc, đồng thời cũng là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
+ Xác minh điều kiện thi hành án dân sự: Thừa phát lại thực hiện việc xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và theo yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc xác minh này có thể được tiến hành trực tiếp hoặc bằng văn bản đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin.
+ Tổ chức thi hành án dân sự: Theo yêu cầu của đương sự, Thừa phát lại sẽ thực hiện tổ chức thi hành bản án và quyết định của Tòa án. Lưu ý rằng, Thừa phát lại không được tổ chức thi hành phần bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan Thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành bản án.
Những trường hợp cần đến Văn phòng Thừa phát lại Hậu Giang:
+ Lập vi bằng ghi nhận về Hợp đồng đặt cọc cho việc mua bán căn hộ chung cư.
+ Lập vi bằng ghi nhận về việc hai bên mua bán nhà bằng giấy tay.
+ Lập vi bằng ghi nhận về việc giao tiền cho người khác mua dùm nhà, đất.
+ Lập vi bằng vi phạm bản quyền tác giả.
+ Lập vi bằng cuộc họp.
+ Lập vi bằng xác nhận lấy mẫu hàng hóa.
+ Lập vi bằng xác nhận tình trạng công trình nghiệm thu.
+ Lập vi bằng xác nhận tình trạng nhà khi mua nhà.
+ Lập vi bằng nếu bị đe dọa trên Facebook, Zalo, Telegram.
+ Lập vi bằng về video ngoại tình.
+ Lập vi bằng ghi nhận gửi thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà.
+ Lập vi bằng ghi nhận việc công trình xây dựng có khiếm khuyết hoặc trễ hạn.
+ Lập vi bằng ghi nhận việc lấn chiếm đất, hiện trạng nhà trước, trong và sau xây dựng.
+ Lập vi bằng ghi nhận việc nhà kế bên xây dựng làm ảnh hưởng đến hiện trạng nhà trước, trong và sau khi xây dựng.
Thời gian làm việc:
Văn phòng Thừa phát lại Hậu Giang làm việc theo giờ hành chính trong tuần. Thông thường, thời gian làm việc của các văn phòng thừa phát lại sẽ là từ thứ Hai đến thứ Sáu, bắt đầu từ 8h00 đến 17h00, với giờ nghỉ trưa từ 12h00 đến 13h30.
Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thì hai bên có thể thỏa thuận thời gian làm ngoài giờ hành chính và chi phí cụ thể đã được niêm yết tại Văn phòng Thừa phát lại Hậu Giang.
Đặc biệt, văn phòng nhận lập vi bằng tại địa chỉ khách hàng yêu cầu, kể cả ngoài giờ hành chính và ngày nghỉ với mức phí hợp lý, đảm bảo an toàn pháp lý.
Khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ hoặc cần tư vấn pháp luật liên quan đến thừa phát lại tại Hậu Giang có thể liên hệ trực tiếp với Văn phòng Thừa phát lại Hậu Giang qua số điện thoại 0918 625 844 để được hỗ trợ.
* Danh sách Thừa phát lại đang hành nghề trên địa bàn tỉnh Hậu Giang:
STT | Họ và tên | Số Thẻ | Số quyết định | Ngày cấp | Ngày, tháng, năm sinh | Nơi hành nghề |
1 | Lê Văn Thành | 01/TPL | 100/QĐ-STP | 06/8/2021 | 20/4/1969 | Văn phòng Thừa phát lại Hậu Giang |
2. Hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại bao gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ vào Điều 21 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thành lập Văn phòng Thừa phát lại
1. Việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại phải căn cứ vào các tiêu chí sau đây:
- Điều kiện về kinh tế – xã hội của địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại;
- Số lượng vụ việc thụ lý của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại;
- Mật độ dân cư và nhu cầu của người dân ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại;
- Không quá 02 Văn phòng Thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính cấp huyện là quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã; không quá 01 Văn phòng Thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính huyện.
2. Căn cứ vào các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này, Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ban, ngành xây dựng Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại ở địa phương trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
3. Căn cứ vào Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại đã được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo về việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại tại địa phương. Trên cơ sở thông báo nêu trên của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thừa phát lại có nhu cầu thành lập Văn phòng Thừa phát lại nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại đến Sở Tư pháp nơi đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
- Bản thuyết minh về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện;
- Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính
Quyết định bổ nhiệm , bổ nhiệm lại Thừa phát lại để đối chiếu.
4. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.
5. Thừa phát lại đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại phải nộp phí thẩm định điều kiện thành lập, hoạt động Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
Theo đó, hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng thừa phát lại bao gồm:
+ Đơn đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
+ Bản thuyết minh về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện.
+ Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thừa phát lại để đối chiếu.
3. Những trường hợp bị thu hồi quyết định cho phép thành lập văn phòng Thừa phát lại:
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, Văn phòng Thừa phát lại bị thu hồi Quyết định cho phép thành lập trong các trường hợp sau đây:
+ Không thực hiện đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 22 Nghị định 08/2020/NĐ-CP.
+ Hết thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động mà Văn phòng Thừa phát lại chưa bắt đầu hoạt động.
+ Không hoạt động liên tục từ 12 tháng trở lên hoặc hết thời hạn tạm ngừng hoạt động tối đa quy định tại khoản 3 Điều 29 Nghị định 08/2020/NĐ-CP mà không được hoạt động trở lại.
+ Trưởng Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập hoặc toàn bộ các Thừa phát lại hợp danh của Văn phòng Thừa phát lại bị miễn nhiệm, bị chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà không có người thừa kế đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại.
1 Bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Giấy đăng ký hoạt động từ 06 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, rà soát và lập hồ sơ đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thu hồi Quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại.
THAM KHẢO THÊM: