Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại. Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự. Hãy tổng hợp danh sách các Văn phòng thừa phát lại tại Hải Phòng?
Mục lục bài viết
1. Danh sách các Văn phòng thừa phát lại tại Hải Phòng:
Tính đến ngày 05/09/2024, trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã có 05 Văn phòng thừa phát lại, cụ thể như sau:
STT | Tên Văn phòng thừa phát lại | Địa chỉ Văn phòng thừa phát lại | Số ĐKHĐ, ngày cấp | Họ và tên và |
1 | Văn phòng thừa phát lại Hải Phòng | Phòng 307, Tòa nhà 5A Hoàng Văn Thụ, phường Minh Khai, quận Hồng Bàng, Hải Phòng. | Số 01/TP-ĐKHĐ, cấp lần đầu ngày 25/02/2014, thay đổi lần thứ hai ngày 18/4/2018, thay đổi lần 3 ngày 18/5/2021. | Nguyễn An Hòa (Số 528/QĐ-BTP ngày 11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp). Vũ Ánh Ngọc (Quyết định số 216/QĐ-BTP ngày 09/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp). |
2 | Văn phòng thừa phát lại Bạch Đằng | Tổ dân phố Đà Nẵng, thị trấn Núi Đèo, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. | Số 02/TP-ĐKHĐ; cấp lần đầu ngày 25/6/2014, thay đổi lần 2 ngày 30/9/2019. | Lê Quang Huy (Quyết định số 572/QĐ-BTP ngày 11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp). Vũ Đình Thắng (Quyết định số 2917/QĐ-BTP ngày 21/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp). |
3 | Văn phòng thừa phát lại An Biên | Số 36 đường Mương Tây Nam, phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, Hải Phòng. | Số 03/TP-ĐKHĐ; cấp lần đầu ngày 28/10/2014, thay đổi lần thứ hai ngày 04/12/2020, thay đổi lần 3 ngày 18/5/2021. | Đỗ Trung Chính (Quyết định số 2025/QĐ-BTP ngày 04/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp). Trần Mỹ Hoa (Quyết định số 215/QĐ-BTP ngày 09/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp). Nguyễn Phú Khánh (Quyết định số 3003/QĐ-BTP ngày 10/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp). |
4 | Văn phòng thừa phát lại Ngô Quyền | Tầng 3 Tòa nhà văn phòng số 25 đường Điện Biên Phủ, phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền, Hải Phòng. | Số 04/TP-ĐKHĐ cấp lần đầu ngày 28/12/2017. | Phạm Anh Toán (Quyết định số 116/QĐ-BTP ngày 14/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp). |
5 | Văn phòng Thừa phát lại Hoa Phượng | Số 178, Lô 9 phường Đằng Hải, quận Hải An, Hải Phòng. | Số 05/TP-ĐKHĐ; cấp lần đầu ngày 09/02/2018, thay đổi lần thứ hai ngày 04/12/2020, thay đổi lần 3 ngày 27/02/2023, thay đổi lần 4 ngày 28/8/2023. | Phạm Trọng Cát (Quyết định số 310/QĐ-BTP ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp). Nguyễn Văn Đoan (Quyết định số 51/QĐ-BTP ngày 10/01/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp). |
2. Quy định về Văn phòng thừa phát lại:
- Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện những công việc được giao theo quy định của pháp luật. Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập sẽ được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại mà do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.
- Tên gọi của Văn phòng Thừa phát lại phải bao gồm có cụm từ “Văn phòng Thừa phát lại” và phần tên riêng liền sau. Việc đặt tên riêng và gắn biển hiệu phải thực hiện theo quy định của pháp luật, không được trùng hoặc là gây nhầm lẫn với tên của Văn phòng Thừa phát lại khác trong phạm vi toàn quốc, không được vi phạm về truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Thừa phát lại chính là Trưởng Văn phòng Thừa phát lại. Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải là Thừa phát lại.
- Văn phòng Thừa phát lại có thể có Thừa phát lại là thành viên hợp danh, Thừa phát lại sẽ làm việc theo chế độ
hợp đồng lao động và thư ký nghiệp vụ. - Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính.
- Con dấu của Văn phòng Thừa phát lại không có hình quốc huy. Văn phòng Thừa phát lại được khắc và sử dụng con dấu sau khi đã được cấp Giấy đăng ký hoạt động. Thủ tục, hồ sơ để đăng ký mẫu con dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng Thừa phát lại sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.
- Chế độ tài chính của Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện theo như chế độ tài chính của loại hình doanh nghiệp tương ứng theo quy định của pháp luật.
- Văn phòng Thừa phát lại không được mở chi nhánh, mở văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch ngoài trụ sở của Văn phòng Thừa phát lại; không được thực hiện những hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động của Thừa phát lại.
3. Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng Thừa phát lại:
- Văn phòng Thừa phát lại có những quyền sau đây:
+ Ký hợp đồng lao động với Thừa phát lại, với thư ký nghiệp vụ làm việc cho Văn phòng mình;
+ Thu, quản lý, sử dụng chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại theo đúng quy định của pháp luật;
+ Ký hợp đồng, thỏa thuận với người yêu cầu theo quy định của pháp luật;
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Văn phòng Thừa phát lại có những nghĩa vụ sau đây:
+ Quản lý Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ của Văn phòng mình trong việc tuân thủ pháp luật và các Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại;
+ Chấp hành đúng quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, báo cáo, thống kê;
+ Niêm yết lịch làm việc, thủ tục, chi phí thực hiện các công việc Thừa phát lại, nội quy tiếp người yêu cầu tại trụ sở Văn phòng;
+ Thu đúng chi phí mà đã thỏa thuận với người yêu cầu;
+ Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho Thừa phát lại của Văn phòng mình; bồi thường thiệt hại (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật;
+ Tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi và quản lý người tập sự trong thời gian tập sự ở tại Văn phòng mình;
+ Tạo điều kiện cho Thừa phát lại của Văn phòng mình được tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại;
+ Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra, cung cấp các thông tin về hợp đồng dịch vụ, hồ sơ nghiệp vụ Thừa phát lại;
+ Lập, quản lý, sử dụng sổ sách, hồ sơ nghiệp vụ và thực hiện lưu trữ theo đúng quy định;
+ Bảo đảm trang phục cho Thừa phát lại của Văn phòng mình theo mẫu;
+ Những nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
4. Quy định về chế độ thông tin, báo cáo của Văn phòng thừa phát lại:
- Văn phòng Thừa phát lại có trách nhiệm báo cáo định kỳ 06 tháng và hàng năm cho Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở về vấn đề tổ chức và hoạt động của mình. Kỳ báo cáo 06 tháng sẽ được tính từ ngày 01 tháng 10 của năm trước cho đến hết ngày 31 tháng 3 của năm tiếp theo. Kỳ báo cáo năm thì sẽ được tính từ ngày 01 tháng 10 của năm trước đến hết ngày 30 tháng 9 của năm tiếp theo.
- Định kỳ hàng năm, Sở Tư pháp có trách nhiệm báo cáo cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cho Bộ Tư pháp về tình hình tổ chức và hoạt động Thừa phát lại tại địa phương.
- Văn phòng Thừa phát lại thực hiện việc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp; Sở Tư pháp phải thực hiện việc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tư pháp.
- Văn phòng Thừa phát lại thực hiện việc báo cáo để phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm sát, giám sát về hoạt động của mình, quản lý tài chính, thuế theo quy định của pháp luật.
- Sở Tư pháp báo cáo Bộ Tư pháp sau khi cấp, cấp lại giấy đăng ký hoạt động, khi tạm ngừng hoạt động, thu hồi giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo cho Bộ Tư pháp sau khi cho phép thành lập, chuyển đổi, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng, chấm dứt hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại theo quy định
- Báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động Thừa phát lại của Sở Tư pháp gồm các nội dung chính sau đây:
+ Tình hình tổ chức và hoạt động Thừa phát lại ở tại địa phương;
+ Công tác quản lý nhà nước về vấn đề tổ chức và hoạt động Thừa phát lại;
+ Thuận lợi, khó khăn, vướng mắc; đề xuất, kiến nghị, giải pháp để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động Thừa phát lại (nếu có).
- Báo cáo của Văn phòng Thừa phát lại gồm các nội dung chính sau đây:
+ Kết quả của tổ chức và hoạt động của Văn phòng;
+ Thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong tổ chức, hoạt động và những đề xuất, kiến nghị (nếu có).
+ Việc nhận và hướng dẫn tập sự ở tại tổ chức mình.
THAM KHẢO THÊM: