Hiện nay, các hoạt động thừa phát lại tại Điện Biên đang phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân và tổ chức trong lĩnh vực pháp lý. Chúng tôi xin gửi đến quý bạn đọc bài viết về Danh sách các Văn phòng thừa phát lại tại Điện Biên nhằm cung cấp cho bạn đọc các thông tin cơ bản khi tiếp cận dịch vụ thừa phát lại ở Điện Biên.
Mục lục bài viết
1. Danh sách các Văn phòng thừa phát lại tại Điện Biên:
STT | Văn phòng thừa phát lại | Thông tin giới thiệu | Dịch vụ cung cấp | Đội ngũ nhân sự |
1 | VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI MIỀN BẮC | Địa chỉ trụ sở: Số nhà 31, đường số 2, tổ dân phố 5, Phường Noong Bua, Thành phố Điện Biên Phủ, Tỉnh Điện Biên, Việt Nam Mã số thuế: 5600338255 Người đại diện theo pháp luật: VŨ TUẤN ANH Ngày hoạt động: 20/07/2021 Quản lý bởi: Cục Thuế Tỉnh Điện Biên Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân Tình trạng: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT) | + Lập vi bằng: Ghi nhận các sự kiện, hành vi có giá trị chứng cứ trong các quan hệ pháp luật dân sự, kinh tế, thương mại, lao động, hành chính và các lĩnh vực khác. + Tống đạt văn bản: Giao nhận các văn bản, giấy tờ của Tòa án, cơ quan thi hành án, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đến các đương sự theo quy định. + Xác minh điều kiện thi hành án: Xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án để hỗ trợ quá trình thi hành án diễn ra hiệu quả. + Tư vấn pháp luật: Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý, soạn thảo các văn bản, đơn thư theo yêu cầu của cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức. | Văn phòng Thừa phát lại Miền Bắc sở hữu đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao, bao gồm: + Thừa phát lại: Những chuyên gia pháp lý có kinh nghiệm, đảm nhận vai trò chính trong việc lập vi bằng và thực hiện các nhiệm vụ pháp lý khác. + Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại: Những nhân viên nhanh nhạy, hỗ trợ Thừa phát lại trong các công việc nghiệp vụ pháp lý, đảm bảo hiệu quả và chính xác trong quá trình thực hiện dịch vụ. Đội ngũ hoạt động với phương châm tận tâm, linh hoạt và cầu thị, luôn đồng hành và hỗ trợ khách hàng mọi lúc, mọi nơi, tư vấn tận tìvà, giải quyết mọi lo lắng của khách hàng. |
2 | VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI Á CHÂU | Địa chỉ trụ sở: Số nhà 158, tổ 9, đường Trường Chinh, Phường Tân Thanh, Thành phố Điện Biên Phủ, Tỉnh Điện Biên, Việt Nam Mã số thuế: 5600342815 Người đại diện theo pháp luật: NGUYỄN THỊ THỦY Ngày hoạt động: 28/10/2022 Quản lý bởi: Cục Thuế Tỉnh Điện Biên Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân Tình trạng: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT) | + Lập vi bằng: Ghi nhận các sự kiện, hành vi có giá trị chứng cứ trong các quan hệ pháp luật dân sự, kinh tế, thương mại, lao động, hành chính và các lĩnh vực khác. + Tống đạt văn bản: Giao nhận các văn bản, giấy tờ của Tòa án, cơ quan thi hành án, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đến các đương sự theo quy định. + Xác minh điều kiện thi hành án: Xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án để hỗ trợ quá trình thi hành án diễn ra hiệu quả. + Tư vấn pháp luật: Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý, soạn thảo các văn bản, đơn thư theo yêu cầu của cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức. | Đội ngũ nhân sự của Văn phòng Thừa phát lại Á Châu bao gồm các thừa phát lại và thư ký nghiệp vụ có kinh nghiệm, tận tâm trong công việc, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong các vấn đề pháp lý. |
2. Quy định về Văn phòng Thừa phát lại:
Theo Điều 17 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về Văn phòng Thừa phát lại như sau:
+ Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.
+ Tên gọi của Văn phòng Thừa phát lại phải bao gồm cụm từ “Văn phòng Thừa phát lại” và phân tên riêng liên sau. Việc đặt tên riêng và gắn biển hiệu thực hiện theo quy định của pháp luật, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của Văn phòng Thừa phát lại khác trong phạm vi toàn quốc, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
+ Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Thừa phát lại là Trưởng Văn phòng Thừa phát lại. Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải là Thừa phát lại.
Văn phòng Thừa phát lại có thể có Thừa phát lại là thành viên hợp danh, Thừa phát lại làm việc theo chế độ
Thư ký nghiệp vụ giúp Thừa phát lại thực hiện nghiệp vụ pháp lý theo quy định. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại phải có các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, phải có trình độ từ trung cấp luật trở lên và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 Nghị định 08/2020/NĐ-CP.
+ Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính.
Con dấu của Văn phòng Thừa phát lại không có hình quốc huy. Văn phòng Thừa phát lại được khắc và sử dụng con dấu sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động. Thủ tục, hồ sơ đăng ký mẫu con dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.
Chế độ tài chính của Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện theo chế độ tài chính của loại hình doanh nghiệp tương ứng theo quy định của pháp luật.
+ Văn phòng Thừa phát lại không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch ngoài trụ sở của Văn phòng Thừa phát lại; không được thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động của Thừa phát lại theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP.
3. Thủ tục lập vi bằng tại văn phòng thừa phát lại tại Điện Biên:
Theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thì thủ tục lập Vi bằng chỉ được hướng dẫn từ bước TPL trực tiếp lập vi bằng. Do đó, để Quý khách hàng hiểu rõ hơn về thủ tục này, chúng tôi sẽ đưa ra quá trình lập Vi bằng từ khi một người tìm đến Văn phòng thừa phát lại tư vấn đến khi Vi bằng được đăng ký xong.
+ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu lập vi bằng.
Trước khi đến văn phòng thừa phát lại Điện Biên để thực hiện lập Vi bằng, Quý khách hàng liên hệ trước hotline hoặc số diện thoại để được tư vấn sơ bộ về vấn đề pháp lý cần giải quyết và chuẩn bị sẵn một số tài liệu như:
-
Giấy tờ về nhân thân: CC, CCCD,…
-
Tài liệu khác liên quan đến vụ việc: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, biên bản làm việc, bản cam kết, hợp đồng,…
+ Bước 2: Tiếp nhận yêu cầu lập Vi bằng.
Quý khách hàng sẽ trình bày nội dung các yêu cầu của mình khi muốn lập Vi bằng cho Thư kí nghiệp vụ. Dựa trên các yêu cầu đó thì Thư ký nghiệp vụ hoặc Thừa phát lại sẽ tư vấn các vấn đề liên quan đến vụ việc và nếu yêu cầu hợp pháp thì Quý khách hàng sẽ được điền vào phiếu yêu cầu lập Vi bằng.
+ Bước 3: Thỏa thuận về dịch vụ lập vi bằng.
Khi hai bên đã đồng ý thực hiện thủ tục lập Vi bằng thì một văn bản được lập ra để ghi lại cam kết của các bên, gọi là hợp đồng. Văn bản này sẽ là cơ sở để các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình cũng như tránh được các vi phạm của bên còn lại. Nội dung hợp đồng sẽ được xác lập phụ thuộc vào thỏa thuận nhưng nên có một số nội dung cơ bản như:
-
Thông tin cá nhân của bên yêu cầu (họ và tên, số chứng minh thư, địa chỉ, thông tin liên hệ,…) và thông tin của bên cung cấp dịch vụ lập Vi bằng (tên văn phòng, địa chỉ, người đại diện,…)
-
Nội dung sự việc cần lập Vi bằng
-
Thời gian, địa điểm lập Vi bằng
-
Chi phí thực hiện
-
Thỏa thuận khác nếu có giữa các bên như quyền và nghĩa vụ hoặc thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng.
+ Bước 4: Tiến hành lập Vi bằng.
Tùy thuộc theo thỏa thuận của các bên và tính chất vụ việc mà Vi bằng có thể được lập tại trụ sở của Thừa phát lại hoặc tại nơi xảy ra sự việc được lập Vi bằng. Tuy nhiên, có một yếu tố không thay đổi đó là Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến sự việc đó nhằm phục vụ cho quá trình lập Vi bằng một cách chính xác, khách quan. Tại địa điểm lập Vi bằng, Thừa phát lại và Thư ký bắt đầu thực hiện việc ghi chép, đo đạc và một số biện pháp nghiệp vụ khác như chụp ảnh, quay phim. Khi đã thu thập đủ thông tin liên quan cho Vi bằng, các bên cần phải ký xác nhận và Vi bằng sẽ được trao cho người yêu cầu.
Sau khi hoàn tất trình tự trên, để Vi bằng có giá trị pháp lý thì một bản của Vi bằng sẽ được gửi đến Sở Tư pháp tỉnh Điện Biên để đăng ký trong thời hạn 03 ngày.
THAM KHẢO THÊM: