Các văn phòng công chứng chắc hẳn không còn xa lạ với người dân cả nước nói chung và người dân Yên Bái nói riêng. Tuy nhiên, khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ này, nhiều người vẫn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm, liên hệ, đơn vị công chứng uy tín, chuyên nghiệp tại Yên Bái. Sau đây là bài viết về danh sách văn phòng công chứng tại Yên Bái, mời các bạn cùng theo dõi!
Mục lục bài viết
1. Danh sách các Văn phòng công chứng tại Yên Bái:
1 | PHÒNG CÔNG CHỨNG NHÀ NƯỚC SỐ 1 TỈNH YÊN BÁI Địa chỉ: 25 Đ. Điện Biên, P.Đồng Tâm, Thành phố Yên Bái, Yên Bái, Việt Nam |
2 | VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG VŨ BÍCH HUỆ Địa chỉ: Số nhà 803, đường Diện Biên, Phường Minh Tân, Thành phố Yên Bái, Yên Bái Mã số thuế: 5200892148 |
3 | VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG XUÂN QUYỀN Địa chỉ: Số 70 Nguyễn Thái Học, P.Nguyễn Thái Học, Thành phố Yên Bái, Yên Bái |
4 | VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG XUÂN QUYỀN Địa chỉ: Tổ 7, Phường Nguyễn Thái Học, Thành phố Yên Bái, Yên Bái Mã số thuế: 5200790033 |
5 | VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN MINH TÚ Địa chỉ: Số 248, đường Điện Biên, Tổ 3, Phường Trung Tâm, Thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái Mã số thuế: 5200928757 |
6 | VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN ANH LIỄU Địa chỉ: Tổ dân phố 07, Thị trấn Yên Thế, Huyện Lục Yên, Yên Bái Mã số thuế: 5200918364 |
7 | VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN NHẬT Địa chỉ: Tổ 6, Thị trấn Yên Bình, Huyện Yên Bình, Yên Bái Mã số thuế: 5200877502 |
2. Thông tin Hội công chứng viên tỉnh Yên Bái:
Ngày thành lập: Tháng 6/2018
Quyết định thành lập: 3527/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của UBND tỉnh Yên Bái
Ban chấp hành nhiệm kỳ II (2021-2024):
- Bà Vũ Thị Bích Huệ – Chủ tịch
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái, phường Đồng Tâm, thành phố Yên bái, tỉnh Yên Bái.
- Điện thoại: 0982.469.566
Giới thiệu:
Yên Bái là một tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, là 1 trong 13 tỉnh vùng núi phía Bắc, nằm giữa 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía nam Giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp 2 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Yên Bái có 9 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện) với tổng 180 xã, phường, thị trấn.
Theo Quyết định số 234 ngày 20/4/1993 của UBND tỉnh Yên Bái, Phòng công chứng Nhà nước số 1 tỉnh Yên Bái đã được thành lập với 02 công chứng viên. Do điều kiện kinh tế khó khăn, nhu cầu công chứng các giao dịch không nhiều nên phải tới năm 2005, UBND tỉnh Yên Bái mới tiếp tục thành lập thêm Phòng công chứng số 2, nâng tổng số tổ chức hành nghề công chứng tại tỉnh lên 2 đơn vị.
Mặc dù còn ít công chứng viên, nhưng các tổ chức hành nghề công chứng đã phần nào đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Yên Bái, đồng thời khẳng định rõ vị trí, vai trò của công chứng trong đời sống xã hội. Năm 2006, Luật công chứng ra đời đã quy định cụ thể về việc xã hội hóa hoạt động công chứng. Tuy nhiên do Yên Bái là một tỉnh nghèo, nhu cầu công chứng chưa phát triển nên tháng 1 năm 2012 mới thành lập thêm được Văn phòng công chứng Xuân Quyền ( nay là Văn phòng công chứng Hoàng Thắng). Đến tháng 5 năm 2017, thành lập thêm Văn phòng công chứng Nguyễn Nhật và đến 8/2018 thành lập thêm được Văn phòng công chứng Vũ Bích Huệ. Đến nay tổng số tổ chức hành nghề công chứng trên tỉnh Yên Bái là 05 tổ chức.
Tháng 6 năm 2018, Hội công chứng viên tỉnh Yên Bái đã được thành lập theo Quyết định số 3527/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của UBND tỉnh Yên Bái. Đây chính là tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên đang hành nghề trên địa bàn tỉnh. Đại hội bầu ra Ban Chấp hành gồm 3 thành viên, do bà Vũ Thị Bích Huệ – Trưởng văn phòng công chứng Vũ Bích Huệ làm Chủ tịch Hội.
3. Điều kiện thành lập, dịch vụ và quy trình công chứng tại văn phòng công chứng ở Yên Bái:
Điều kiện thành lập văn phòng công chứng
- Điều kiện về loại hình doanh nghiệp
Theo khoản 1 Điều 22 Luật Công chứng 2014 thì Văn phòng công chứng được thành lập dưới loại hình công ty hợp danh.
Tuy nhiên, Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.
- Điều kiện về người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng
+ Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.
+ Tiêu chuẩn Công chứng viên được quy định như sau: Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
Có bằng cử nhân luật; Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật Công chứng 2014;
Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng; Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
- Điều kiện về tên gọi của Văn phòng công chứng
Tên gọi của Văn phòng công chứng được quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Công chứng 2014, cụ thể: Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Điều kiện về trụ sở của Văn phòng công chứng
Khoản 1 Điều 17
Trụ sở của Văn phòng công chứng phải có địa chỉ cụ thể, có nơi làm việc cho công chứng viên và người lao động với diện tích tối thiểu theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các đơn vị sự nghiệp, có nơi tiếp người yêu cầu công chứng và nơi lưu trữ hồ sơ công chứng.
- Điều kiện về con dấu của Văn phòng công chứng
+ Văn phòng công chứng có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.
+ Văn phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy.
+ Văn phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định cho phép thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.
Các dịch vụ công chứng
- Bản sao các giấy tờ, tài liệu gốc, chữ ký trên các giấy tờ cho các cơ quan, tổ chức có uy tín trong nước và nước ngoài.
- Xem xét các hợp đồng và giao dịch liên quan đến động sản và bất động sản.
- Chứng thực
văn bản thỏa thuận phân chia tài sản, di chúc, thừa kế. - Các quy định của Luật Đất đai về quyền của người sử dụng đất phải được chứng thực.
- Quy định của pháp luật về Di chúc nhà ở, từ chối nhận di chúc và lưu giữ di chúc trong việc
- Chứng thực các hợp đồng, giao dịch về nhà ở,…
Quy trình công chứng tại văn phòng công chứng Yên Bái
- Bước 1: Khách hàng tập hợp đủ các giấy tờ theo hướng dẫn (Bản sao/bản gốc để đối chiếu) và nộp tại phòng tiếp nhận hồ sơ. Ngoài ra, hệ thống đặt hẹn công chứng đã được phát triển với mục tiêu góp phần giảm bớt tình trạng quá tải việc giải quyết các dịch vụ công, giảm thiểu tối đa thời gian chờ đợi, để khách hàng chủ động về thời gian của mình, không phải mất nhiều thời gian vào những thủ tục rườm rà, cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ công.
- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của VPCC sẽ kiểm tra hồ sơ đã nhận và hồ sơ lưu trữ. Nếu thấy đủ điều kiện thì sẽ nhận hồ sơ, nếu thiếu sẽ yêu cầu bổ sung thêm;
- Bước 3: Ngay sau khi đã nhận đủ hồ sơ, bộ phận nghiệp vụ sẽ tiến hành soạn thảo hợp đồng giao dịch. Hợp đồng giao dịch sau khi soạn thảo sẽ được chuyển sang bộ phận thẩm định nội dung, thẩm định kỹ thuật để rà soát lại và chuyển cho các bên đọc lại;
- Bước 4: Các bên sẽ ký/điểm chỉ vào từng trang của hợp đồng (theo hướng dẫn). Công chứng viên sẽ ký sau đó để chuyển sang bộ phận đóng dấu, lưu hồ sơ và trả hồ sơ;
- Bước 5: Người dân nộp lệ phí công chứng, nhận các bản hợp đồng, giao dịch đã được công chứng.
THAM KHẢO THÊM: