Hiện nay, việc công chứng các thủ tục pháp lý không còn xa lạ với người dân Lai Châu. Tuy nhiên, khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ này, nhiều người vẫn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm, liên hệ, đơn vị công chứng uy tín, chuyên nghiệp tại Lai Châu. Sau đây là bài viết về danh sách văn phòng công chứng tại Lai Châu, mời các bạn cùng theo dõi!
Mục lục bài viết
1. Danh sách các Văn phòng công chứng tại Lai Châu:
1 | PHÒNG CÔNG CHỨNG SỐ 1 – LAI CHÂU Địa chỉ: 241 Trần Hưng Đạo, Phường Quyết Thắng, Thành Phố Lai Châu, Lai Châu Mã số thuế: 6200017562 |
2 | VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG DƯƠNG QUỐC ĐẠI Địa chỉ: số 208, đường Trần Phú, Phường Tân Phong, Thành Phố Lai Châu, Lai Châu Mã số thuế: 6200097825 |
3 | VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN VĂN THÚY Địa chỉ: Số 091, Đường Điện Biên Phủ, Phường Tân Phong, Thành Phố Lai Châu, Tỉnh Lai Châu Mã số thuế: 6200090280 |
2. Thông tin về hội công chứng viên tại Lai Châu:
Ngày thành lập: 29/09/2018
Quyết định thành lập: 987/QĐ-UBND ngày 31/08/2018 của UBND tỉnh Lai Châu.
Ban chấp hành nhiệm kỳ II (2022-2025):
- Bà Nguyễn Hồng Tươi – Chủ tịch
Thông tin liên hệ:
- Email: [email protected]
- Điện thoại: 02133.877741
- Địa chỉ: Phòng Công Chứng Số 1 tỉnh Lai Châu.
Giới thiệu:
Lai Châu là một tỉnh biên giới thuộc vùng Tây bắc Việt Nam, có diện tích 10/63 tỉnh thành của nước ta. Sau khi tách tỉnh, Lai Châu là một trong những tỉnh khó khăn. Tuy nhiên hiện nay, kinh tế Lai Châu đã phát triển và đạt được những kết quả quan trọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội phát triển khá.
Phòng công chứng số 1 tỉnh Lai Châu được thành lập theo Quyết định số 33/2004/QĐ-UB của UBND tỉnh Lai Châu ngày 11 tháng 6 năm 2004.
Những năm đầu được thành lập Phòng cũng gặp rất nhiều khó khăn về con người, cơ sở vật chất thiếu thốn, nơi làm việc chật hẹp, nhưng với chức năng của mình, các công chứng viên và đội ngũ nhân viên đã rất cố gắng để hoàn thành tốt công việc của mình, góp phần giảm thiểu rủi ro và đáp ứng nhu cầu công chứng của người dân tại địa phương.
Sau khi chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng được thông qua, năm 2016, Lai Châu đã thành lập thêm 1 tổ chức hành nghề công chứng gồm 2 công chứng viên hợp danh. Đến nay trên địa bàn đã có 3 tổ chức hành nghề công chứng là Phòng công chứng số 1 và 2 Văn phòng công chứng đều nằm trên địa bàn thành phố còn ở các huyện vẫn chưa có tổ chức hành nghề công chứng.
Sau khi UBND tỉnh Lai Châu ra Quyết định số 987/QĐ-UBND ngày 31/08/2018 thành lập Hội công chứng viên tỉnh Lai Châu, ngày 29/9/2018, Đại hội Hội công chứng viên tỉnh Lai Châu lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2018-2022, được tổ chức và bầu ra Ban Chấp hành của Hội gồm 3 thành viên và bà Nguyễn Hồng Tươi – Trưởng phòng công chứng số 1 làm Chủ tịch Hội.
Cho dù vừa mới được thành lập nhưng Hội công chứng viên tỉnh Lai Châu đã hết sức nỗ lực, khắc phục mọi khó khăn để hoạt động tốt, hoàn thành sứ mệnh của mình, đồng thời tạo điều kiện để tăng cường thêm công tác bồi dưỡng kiến thức, nhằm hỗ trợ hoạt động của công chứng viên và tăng cường số lượng công chứng viên đăng ký hành nghề tại tỉnh.
Hội công chứng viên tỉnh Lai Châu rất hi vọng sau khi Hiệp hội công chứng viên Việt Nam được thành lập, Hiệp hội sẽ hỗ trợ thêm cho Hội công chứng viên tỉnh Lai Châu phát triển đúng hướng, là nơi sinh hoạt chung cho các công chứng viên đang hành nghề công chứng tại địa phương.
3. Điều kiện thành lập, dịch vụ và quy trình công chứng tại văn phòng công chứng ở Lai Châu:
Điều kiện thành lập văn phòng công chứng
- Điều kiện về loại hình doanh nghiệp
Theo khoản 1 Điều 22 Luật Công chứng 2014 thì Văn phòng công chứng được thành lập dưới loại hình công ty hợp danh.
Tuy nhiên, Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.
- Điều kiện về người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng
+ Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.
+ Tiêu chuẩn Công chứng viên được quy định như sau: Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
Có bằng cử nhân luật;
Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật Công chứng 2014;
Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
(Điều 8, khoản 2 Điều 22 Luật Công chứng 2014)
- Điều kiện về tên gọi của Văn phòng công chứng
Tên gọi của Văn phòng công chứng được quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Công chứng 2014, cụ thể:
Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Điều kiện về trụ sở của Văn phòng công chứng
Khoản 1 Điều 17
Trụ sở của Văn phòng công chứng phải có địa chỉ cụ thể, có nơi làm việc cho công chứng viên và người lao động với diện tích tối thiểu theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các đơn vị sự nghiệp, có nơi tiếp người yêu cầu công chứng và nơi lưu trữ hồ sơ công chứng.
- Điều kiện về con dấu của Văn phòng công chứng
+ Văn phòng công chứng có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.
+ Văn phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy.
+ Văn phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định cho phép thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.
Các dịch vụ công chứng
- Bản sao các giấy tờ, tài liệu gốc, chữ ký trên các giấy tờ cho các cơ quan, tổ chức có uy tín trong nước và nước ngoài.
- Xem xét các hợp đồng và giao dịch liên quan đến động sản và bất động sản.
- Chứng thực
văn bản thỏa thuận phân chia tài sản, di chúc, thừa kế. - Các quy định của Luật Đất đai về quyền của người sử dụng đất phải được chứng thực.
- Quy định của pháp luật về Di chúc nhà ở, từ chối nhận di chúc và lưu giữ di chúc trong việc
- Chứng thực các hợp đồng, giao dịch về nhà ở,…
Quy trình công chứng tại văn phòng công chứng Lai Châu
- Bước 1: Khách hàng tập hợp đủ các giấy tờ theo hướng dẫn (Bản sao/bản gốc để đối chiếu) và nộp tại phòng tiếp nhận hồ sơ. Ngoài ra, hệ thống đặt hẹn công chứng đã được phát triển với mục tiêu góp phần giảm bớt tình trạng quá tải việc giải quyết các dịch vụ công, giảm thiểu tối đa thời gian chờ đợi, để khách hàng chủ động về thời gian của mình, không phải mất nhiều thời gian vào những thủ tục rườm rà, cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ công.
- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của VPCC sẽ kiểm tra hồ sơ đã nhận và hồ sơ lưu trữ. Nếu thấy đủ điều kiện thì sẽ nhận hồ sơ, nếu thiếu sẽ yêu cầu bổ sung thêm;
- Bước 3: Ngay sau khi đã nhận đủ hồ sơ, bộ phận nghiệp vụ sẽ tiến hành soạn thảo hợp đồng giao dịch. Hợp đồng giao dịch sau khi soạn thảo sẽ được chuyển sang bộ phận thẩm định nội dung, thẩm định kỹ thuật để rà soát lại và chuyển cho các bên đọc lại;
- Bước 4: Các bên sẽ ký/điểm chỉ vào từng trang của hợp đồng (theo hướng dẫn). Công chứng viên sẽ ký sau đó để chuyển sang bộ phận đóng dấu, lưu hồ sơ và trả hồ sơ;
- Bước 5: Người dân nộp lệ phí công chứng, nhận các bản hợp đồng, giao dịch đã được công chứng.
THAM KHẢO THÊM: