Danh sách các Văn phòng công chứng Nhà nước tại Hà Nội? Danh sách các Văn phòng công chứng Nhà nước tại Hà Nội? Cách để chọn một văn phòng công chứng?
Văn phòng công chứng hiện nay đã trở thành một loại dịch vụ không thể thiếu và quan trong đối với mọi người đặc biệt phải kể đến các giao dịch liên quan tới nhà đất, hiện nay ở Hà nội là nơi có số lượng văn phòng công chứng nhiều nhất cả nước do nhu cầu về công chứng của người dân, bạn đã biết tới các phòng công chứng nhà nước tại Hà nội hay chưa? hãy theo dõi ngay dưới đây để biết chi tiết về danh sách các Văn phòng công chứng Nhà nước tại Hà Nội nhé.
Mục lục bài viết
1. Phòng công chứng Nhà Nước được hiểu như nào?
Văn phòng công chứng nhà nước hiện nay được thành lập trên các tỉnh thành và ngay tại Thành phố Hà Nội có 07 Phòng công chứng và 122 Văn phòng công chứng vì vậy mà ngày càng trở nên quen thuộc và được nhiều người biết đến. Thay vì tới cơ quan thẩm quyền nhà nước thì các doanh nghiệp, công ty hoàn toàn có thể tới văn phòng công chứng để thực hiện công chứng. Tuy nhiên, ở những địa phương ngoại thành Hà Nội, văn phòng công chứng tư nhân chưa có nhiều nên mọi người vẫn tìm đến với Phòng công chứng nhà nước khi cần thiết.
Có thể hiểu đơn giản nhất là văn phòng công chứng Nhà Nước là một tổ chức thực hiện hoạt động công chứng và phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động của văn phòng công chứng. Khái niệm về văn phòng công chứng theo quy định tại khoản 5, điều 2,
“Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan”.
Căn cứ dựa trên quy định này cũng có thể hiểu phòng công chứng là một tổ chức cụ thể nào đó hay một doanh nghiệp hành nghề công chứng hoạt động theo quy định của pháp luật. Thời điểm chưa có văn phòng công chứng thì hoạt động công chững là hoạt động cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Ủy ban nhân dân các cấp. Sau này khi nhà nước cho phép văn phòng công chứng thì văn phòng công chứng sẽ có chức năng thay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện hoạt động công chứng cho nhân dân.
2. Danh sách các Văn phòng công chứng Nhà nước tại Hà Nội
Phòng công chứng số 1
Phòng Công chứng số 1 được thành lập ngày 27/10/1989 theo Quyết định số 4630/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội. Hiện nay, Phòng có 30 công chức, viên chức và người lao động, trong đó có 01 Trưởng phòng, 02 Phó trưởng phòng, 13 công chứng viên.
Phòng công chứng số 1 Hà Nội là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp, có con dấu và tài khoản riêng; có chức năng “chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác bằng văn bản…, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài.
Tại Phòng công chứng số 1 cung cấp các thủ tục, dịch vụ:
+ Hợp đồng thế chấp/cầm cố; Văn bản sửa đổi hợp đồng thế chấp/cầm cố
+ Giấy cam đoan; Giấy ủy quyền; Thông báo về việc khai nhận di sản thừa kế; Hợp đồng mua bán/tặng cho xe máy; Văn bản hủy di chúc; Văn bản hủy giấy ủy quyền.
+ Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế
+ Các hợp đồng liên quan đến tài sản không phải là quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm: Hợp đồng mua bán; Hợp đồng tặng cho; Hợp đồng đổi; Hợp đồng thuê; Hợp đồng mượn;
+ Văn bản quy định về tài sản của vợ chồng
+ Di chúc; văn bản khai nhận thừa kế;
Địa chỉ: Số 310 đường Bà Triệu phường Lê Đại Hành quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội
Phòng công chứng số 3
Căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành, Phòng Công chứng số 3 Thành Phố Hà Nội được phép cung cấp cho khách hàng các dịch vụ pháp lý nêu sau đây:
+ Di chúc,
+ Hợp đồng mua bán/chuyển nhượng tài sản
+ Hợp đồng tặng cho tài sản
+ Hợp đồng đặt cọc
+ Hợp đồng thế chấp tài sản.
+ Hợp đồng cầm cố
+ Hợp đồng bảo lãnh
+ Văn bản từ chối nhận di sản.
Địa chỉ: Lô D, ô đất D11, Khu đô thị mới quận Cầu Giấy, phường Dịch Vọng hậu, quận Cầu Giấy
Phòng công chứng số 4
Phòng Công chứng số 4 TP. Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 55/2003/QĐ-UB ngày 02/05/2003 của UBND TP. Hà Nội. Từ khi thành lập đến nay, Phòng luôn luôn nhận được sự tín nhiệm cao của khách hàng về tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ và chất lượng phục vụ, chất lượng văn bản đã được công chứng, chứng thực tại Phòng.
Địa chỉ: Tầng 1 nhà N4D đường Lê Văn Lương khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính phường Nhân Chính quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội.
Phòng công chứng số 6
Phòng công chứng số 6 thành phố Hà Nội được thành lập ngày 13.10.2005 theo Quyết định số 157/2005/QĐUB của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Phòng công chứng số 6 thành phố Hà Nội là đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở Tư pháp Hà Nội, hiện có 18 công chức, viên chức, người lao động.
Địa chỉ: Số 18 phố Kim Đồng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
3. Cách để chọn một văn phòng công chứng:
Văn phòng công chứng sẽ làm cho bạn các dịch vụ và công việc sau:
+ Công chứng Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho tặng nhà đất
+ Công chứng Văn bản thừa kế, khai nhận di sản
+ Công chứng Văn bản liên quan đến tài sản vợ chồng
+ Công chứng
+ Công chứng các giao dịch, hợp đồng, văn bản khác theo quy định
+ Chứng thực chữ ký (bao gồm cả sơ yếu lý lịch)
+ Sao y bản chính
Như vậy, vai trò của văn phòng công chứng rất quan trọng đây chính là nơi để cung cấp cho bạn rất nhiều dịch vụ cần thiết, và không giống như việc làm thủ tục tại các cơ quan hành chính nhà nước, bạn có quyền lựa chọn Văn phòng công chứng mà bạn cảm thấy tốt, uy tín và yên tâm nhất. cụ thể hơn để chọn 1 văn phòng công chứng tốt cần xét tới các tiêu chí như:
Thứ nhất, Cách hướng dẫn thủ tục và giấy tờ:
Thông thường trước khi đi công chứng bạn luôn muốn hỏi thủ tục trước, sau đó mới gửi giấy tờ. Nhưng không phải Văn phòng công chứng nào cũng sẽ tư vấn và giải thích thủ tục cho bạn khi chưa có giấy tờ. Đa phần họ thường bảo bạn gửi giấy tờ rồi mới tư vấn cụ thể. Điều đó không phải do khả năng hay trình độ mà chỉ là do họ muốn tư vấn chính xác hơn cho bạn thôi. Chắc chắn rằng khi chưa có giấy tờ thì không ai có thể tư vấn chính xác cho bạn được. Tuy nhiên, có những VPCC vẫn có cách tư vấn cho bạn khi mà bạn chưa cần phải gửi cho họ xem bất cứ giấy tờ nào.
Thứ hai, Nội dung Tư vấn và Hướng dẫn có rõ ràng, dễ hiểu hay không?
Tuy cách thức và khả năng diễn đạt của mỗi người là khác nhau nhưng các công chứng viên (CCV) và chuyên viên của VPCC đều được đào tạo kỹ năng
Không chỉ đối với nghề công chứng mà với tất cả công việc những người tư vấn nhiệt tình thường gây được nhiều thiện cảm hơn, nhưng theo chúng tôi, bạn nên ưu tiên chọn những VPCC tư vấn một cách ngắn gọn, rõ ràng, trả lời đúng trọng tâm câu hỏi, và quan trọng là bạn cảm thấy dễ hiểu. Có khi việc nhiệt tình giải thích nhiều vấn đề sẽ làm bạn thấy rối hơn sau khi được tư vấn.
Thứ ba, Phí dịch vụ có rõ ràng không?
Phí dịch vụ công chứng hay tâm lý chung của người tham gia đây là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với mỗi khách hàng đến công chứng. Theo quy định thì các VPCC đều phải công khai niêm yết các loại phí tại trụ sở. Nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thời gian xem và hiểu được bảng phí đó.
Vì vậy, tốt nhất bạn nên hỏi các chi phí cụ thể cho việc công chứng của bạn. Thông thường phí dịch vụ công chứng thường bao gồm các loại phí như: phí công chứng, phí soạn thảo, phí ký ngoài trụ sở, phí ký ngoài giờ…(theo quy định gọi là thù lao công chứng)
Bạn nên ưu tiên chọn những VPCC có sự tư vấn rõ ràng các loại phí. Rõ ràng ở đây không nhất thiết phải là một con số cụ thể, bởi vì con số cụ thể còn phụ thuộc vào hồ sơ và giá trị tài sản của bạn. Rõ ràng thể hiện ở việc bạn hiểu được với vụ việc của bạn thì có những phí gì, cách tính như thế nào, tổng chi phí hết khoảng bao nhiêu tiền, chi phí có thể phát sinh.
Văn phòng công chứng có được đánh giá tốt hay không nếu có thì thường sẽ báo phí rất chính xác và cụ thể, hiếm khi có chi phí phát sinh khác nếu như việc công chứng diễn ra đúng như dự kiến của bạn.
Thứ tư Mức độ linh hoạt khi xử lý vấn đề:
Một văn phòng công chứng làm việc chắc chắn cẩn thận là rất tốt, nhưng nếu nguyên tắc cứng nhắc quá thì bạn sẽ thấy hơi… nản. Nhất là khi việc xử lý vấn đề một cách linh hoạt lại không hề trái luật. Chẳng hạn có thể thay thế một số giấy tờ mà vẫn đúng quy định của pháp luật.
Một văn phòng công chứng biết cách tư vấn linh hoạt để khách hàng có thể cung cấp các giấy tờ đơn giản, thuận lợi hơn mà vẫn đúng quy định, đảm bảo an toàn cho hợp đồng, giao dịch thì đó là một văn phòng công chứng đáng để bạn tin tưởng và trả phí dịch vụ cho họ.
Thứ năm, Cách xử lý lỗi và khắc phục hậu quả:
Khi bạn làm bất cứ việc gì thì đôi ghi có sai sót cũng là điều không thể tránh khỏi. Công chứng là một dịch vụ pháp lý, có thể chỉ cần một sai sót nhỏ cũng gây thiệt hại lớn cả cho khách hàng và cho công chứng viên. Vì vậy công chứng viên cũng là một nghề có sự rủi ro và tính trách nhiệm cao.
Thỉnh thoảng bạn sẽ gặp tình huống hợp đồng công chứng có vài lỗi chính tả và bạn phải đi đính chính lại. Đó cùng chuyện bình thường và không vì mấy lỗi chính tả mà đánh giá thấp chất lượng văn phòng công chứng
Nếu như họ trung thực nhận lỗi và sửa sai một cách đàng hoàng, minh bạch, có trách nhiệm và quan trọng là bạn cảm thấy hài lòng thì đó là một văn phòng công chứng tốt và đáng tin cậy. Bạn nên tiếp tục sử dụng dịch vụ của họ trong tương lai.