Qua nhiều lần thay đổi, điều chỉnh địa giới hành chính, Quận Thanh Xuân hiện có 11 phường: Kim Giang, Hạ Đình, Nhân Chính, Thượng Đình, Khương Đình, Phương Liệt, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Trung, Khương Mai, Khương Trung,... Để biết thêm thông tin, mời các bạn tham khảo bài viết: Danh sách các phường thuộc quận Thanh Xuân (Hà Nội).
Mục lục bài viết
1. Danh sách các phường thuộc quận Thanh Xuân (Hà Nội):
Trước năm 1945, vùng đất Thanh Xuân là phần đất của đại lý Hoàn Long thuộc ngoại thành Hà Nội. Sau ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội (10/10/1954), vùng đất Thanh Xuân là một phần đất của Quận 5 và Quận 6 thuộc ngoại thành Hà Nội; một phần đất của huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông.
Từ năm 1961, vùng đất Thanh Xuân gồm một phần đất của khu Đống Đa sau là quận Đống Đa (nội thành Hà Nội); một phần đất của huyện Thanh Trì và huyện Từ Liêm (ngoại thành Hà Nội).
Ngày 22/11/1996, Chính phủ ra Nghị định số 74-CP, thành lập quận Thanh Xuân trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các phường Thượng Đình, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Kim Giang, Phương Liệt thuộc quận Đống Đa và một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các phường Nguyễn Trãi, Khương Thượng (thuộc quận Đống Đa); toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Nhân Chính (huyện Từ Liêm) và xã Khương Đình (huyện Thanh Trì).
Quận Thanh Xuân sau khi thành lập đã được sắp xếp, đổi tên, chia tách thành 11 đơn vị hành chính là:
- Phường Thanh Xuân (được đổi tên thành phường Thanh Xuân Trung) được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của phường Thanh Xuân (quận Đống Đa);
- Phường Thượng Đình được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của phường Thượng Đình (quận Đống Đa);
- Phường Kim Giang được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của phường Kim Giang (quận Đống Đa);
- Phường Phương Liệt được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của phường Phương Liệt (quận Đống Đa);
- Phường Thanh Xuân Nam được thành lập trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của phường Thanh Xuân Bắc (quận Đống Đa);
- Phường Thanh Xuân Bắc được thành lập trên cơ sở diện tích tự nhiên và nhân khẩu còn lại của phường Thanh Xuân Bắc (quận Đống Đa);
- Phường Khương Mai được thành lập trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của phường Khương Thượng (quận Đống Đa).
- Phường Khương Trung được thành lập trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của phường Nguyễn Trãi (quận Đống Đa);
- Phường Khương Đình được thành lập trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Khương Đình (huyện Thanh Trì);
- Phường Hạ Đình được thành lập trên cơ sở diện tích tự nhiên và nhân khẩu còn lại của xã Khương Đình (huyện Thanh Trì);
- Phường Nhân Chính được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Nhân Chính (huyện Từ Liêm).
Số thứ tự | Danh sách các phường thuộc quận Thanh Xuân |
1 | Phường Hạ Đình |
2 | Phường Khương Đình |
3 | Phường Khương Mai |
4 | Phường Khương Trung |
5 | Phường Kim Giang |
6 | Phường Nhân Chính |
7 | Phường Phương Liệt |
8 | Phường Thanh Xuân Bắc |
9 | Phường Thanh Xuân Nam |
10 | Phường Thanh Xuân Trung |
11 | Phường Thượng Đình |
2. Giới thiệu về quận Thanh Xuân (Hà Nội):
- Lịch sử hình thành
Thời điểm trước năm 1945, quận Thanh Xuân ngày nay vốn là một phần đất thuộc Đại lý Hoàn Long, nằm ở ngoại thành Hà Nội. Sau ngày giải phóng thủ đô (10/10/1954), vùng đất Thanh Xuân trực thuộc các quận V và quận VI cũ, đồng thời là một phần đất của huyện Thanh Trì, Hà Đông.
Đến năm 1961, Thanh Xuân bao gồm một phần diện tích đất của khu Đống Đa (sau này là quận Đống Đa) cùng với một phần diện tích đất của huyện Từ Liêm và huyện Thanh Trì.
Ngày 22 tháng 11 năm 1996, theo Nghị định số 74-CP của Chính phủ, quận Thanh Xuân chính thức được thành lập trên cơ sở:
+ Toàn bộ diện tích và dân số của các phường: Thanh Xuân, Thanh Xuân Bắc, Phương Liệt, Thượng Đình, Kim Giang (thuộc quận Đống Đa).
+ Một phần diện tích và dân số của các phường: Khương Thượng, Nguyễn Trãi (thuộc quận Đống Đa).
+ Toàn bộ diện tích và dân số của các xã Nhân Chính (huyện Từ Liêm) và xã Khương Đình (huyện Thanh Trì).
Theo đó, quận Thanh Xuân có 11 đơn vị hành chính trực thuộc cho đến hiện nay. Cùng với quá trình công nghiệp hóa – đô thị hóa, các làng xã xưa của Thanh Xuân cũng đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ.
- Vị trí địa lý
Quận Thanh Xuân nằm về phía Tây thủ đô Hà Nội, có vị trí địa lý tiếp giáp với các quận huyện như sau:
+ Phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng (ranh giới là đường Giải Phóng và phố Vọng).
+ Phía Tây giáp quận Nam Từ Liêm (ranh giới là các phố Vũ Hữu và đường Lương Thế Vinh).
+ Phía Nam giáp các quận Hà Đông, quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì.
+ Phía Bắc giáp quận Đống Đa (ranh giới là đường Trường Chinh, đường Nguyễn Trãi và sông Tô Lịch) và quận Cầu Giấy (ranh giới là phố Quan Nhân, phố Hoàng Đạo Thúy, phố Hoàng Ngân, phố Nguyễn Thị Thập, đường Hoàng Minh Giám, đường Lê Văn Lương).
Là một trong các quận nội thành, quận Thanh Xuân có vị trí địa lý giáp ranh với nhiều quận huyện khác của Hà Nội. Điều này tạo kiện cho khu vực trở thành trung tâm giao thương, phát triển kinh tế mạnh mẽ của thành phố. Ngoài sở hữu vị trí “vàng” ngay trung tâm thủ đô, Thanh Xuân còn là khu vực tập trung nhiều dự án đô thị sầm uất với giá trị bất động sản cực kỳ đắt giá.
- Diện tích quận Thanh Xuân
Quận Thanh Xuân có diện tích đất tự nhiên là 9,17 km2, chiếm khoảng 0,27% tổng diện tích của thành phố Hà Nội. Trong đó, đất nông nghiệp chiếm khoảng 0,28%, đất phi nông nghiệp (gồm đất ở đô thị, đất xây dựng các công trình công cộng, dịch vụ, công nghiệp) chiếm khoảng 99,72%.
- Dân số quận Thanh Xuân
Tính đến năm 2022, dân số quận Thanh Xuân có khoảng 293.292 người, mật độ dân số đạt 31.971 người/km2. Trong đó chiếm đa số là dân tộc Kinh. Trong những năm gần đây, Thanh Xuân cùng các khu vực trung tâm nội thành khác dần bắt đầu có sự nhập cư mạnh mẽ từ các tỉnh thành lân cận, dẫn đến mật độ dân số khá cao trong khu vực.
3. Bản đồ quy hoạch quận Thanh Xuân (Hà Nội):
Bản đồ quy hoạch quận Thanh Xuân đến năm 2030 đã được công bố chính thức trên trang web của UBND quận. Theo đó, đề án quy hoạch này được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong khu vực. Mục tiêu chính của quy hoạch quận Thanh Xuân bao gồm:
+ Phát huy tiềm năng phát triển kinh tế, xã hội và bất động sản của quận Thanh Xuân.
+ Đảm bảo sự phát triển bền vững và ổn định.
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong khu vực.
+ Tạo môi trường sống an toàn, thuận tiện và lý tưởng cho mọi cư dân.
+ Thúc đẩy việc sử dụng các dịch vụ công cộng như: bãi giữ xe, công viên, tiểu cảnh,…
- Khu vực đô thị mới: Theo quy hoạch của quận đến năm 2030, trên địa bàn quận sẽ tiến hành xây dựng các khu định cư mới, được chia tách thành 2 loại. Trong đó khu đô thị chính bao gồm các dự án quy mô lớn, tập trung vào phát triển kinh tế, dịch vụ và giáo dục. Khu đô thị phụ sẽ bao gồm các dự án quy mô nhỏ hơn, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của cư dân.
- Phát triển các cụm công nghiệp: UBND quận cũng đang có kế hoạch phát triển các khu công nghiệp mới để thu hút đầu tư và các doanh nghiệp thuộc đa lĩnh vực: sản xuất, dịch vụ, công nghệ,… Các khu vực được chú trọng đầu tư khu công nghiệp là các phường Khải Định, Khương Đình,… Mục tiêu hướng tới là nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm và thu hút các nguồn đầu tư.
- Đô thị hóa: Khu vực quận Thanh Xuân đang trong quá trình đô thị hóa nhằm phát triển kinh tế – xã hội trong khu vực. Dự kiến đến năm 2030, quận Thanh Xuân sẽ tập trung phát triển các dự án đô thị mới nhằm đổi mới cơ sở hạ tầng đô thị, tăng số lượng nhà ở và nâng cao chất lượng cuộc sống cư dân.
THAM KHẢO THÊM: