Mục lục bài viết
1. Danh sách các phường thuộc quận Thanh Khê (Đà Nẵng):
Quận Thanh Khê được thành lập theo Nghị định số 07/1997/NĐ-CP ngày 23-1-1997 của Chính phủ trên cơ sở 8 phường của quận Nhì trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đến tháng 8-2005, thực hiện Nghị định số 102/2005/NĐ-CP ngày 5-8-2005 của Chính phủ, 2 phường An Khê và Thanh Lộc Đán, mỗi phường chia tách thành 2 đơn vị hành chính mới nên hiện quận có 10 phường, bao gồm: Phường An Khê; Phường Chính Gián; Phường Hòa Khê; Phường Tam Thuận; Phường Tân Chính; Phường Thạc Gián; Phường Thanh Khê Đông; Phường Thanh Khê Tây; Phường Vĩnh Trung; Phường Xuân Hà.
Số thứ tự | Các phường thuộc quận Thanh Khê |
1 | Phường Tam Thuận |
2 | Phường Thanh Khê Tây |
3 | Phường Thanh Khê Đông |
4 | Phường Xuân Hà |
5 | Phường Tân Chính |
6 | Phường Chính Gián |
7 | Phường Vĩnh Trung |
8 | Phường Thạc Gián |
9 | Phường An Khê |
10 | Phường Hòa Khê |
2. Giới thiệu về quận Thanh Khê (Đà Nẵng):
* Lịch sử hình thành
Từ thời nhà Đường đến Nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê, quận Thanh Khê thuộc đất của nước Chiêm. Thời nhà Lý, nhà Trần, Nhà Hồ, được gọi là xứ Thanh Khê thuộc Nam Ô châu cũng có sự gằng co qua lại giữa Chiêm và Việt trong thời gian này. Thời nhà Hậu Lê, địa phương có tên xử Thanh Khê thuộc thừa tuyên Quảng Nam đạo. Thời nhà Nguyễn, được gọi là xứ Thanh Khê thuộc Tourane.
Từ năm 1954 đến 6 tháng 1 năm 1973, được gọi là Quận nhì trực thuộc khu Đà Nẵng. Từ năm 1973 đến ngày 29 tháng 3 năm 1975 là Quận nhì trực thuộc thành phố Đà Nẵng. Từ năm 1975 đến ngày Quận nhi được thay tên, quận Thanh Khê trực thuộc thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng. Từ 1997 đến nay Quận nhì được đổi tên là quận Thanh Khê, Thành phố Đà nẵng trực thuộc Trung ương. Theo Nghị định số 07/1997/NĐ-CP của Chính phủ, quận Thanh Khê được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường An Khê, Thanh Lộc Đán, Xuân Hà, Tam Thuận, Chính Giản, Thạc Gián, Tân Chính, Vĩnh Trung thuộc khu vực II thành phố Đà Nẵng trực thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng cũ. Quận Thanh Khê có 9,47 ha diện tích tự nhiên và 146.241 nhân khẩu, gồm 8 phường.
Năm 2005, 19,20 ha diện tích tự nhiên và 2.815 nhân khẩu của phường An Khê được chuyển về về phường Thanh Lộc Đảng 32 ha diện tích tự nhiên và 5.742 nhân khẩu của phường Thanh Lộc Đàn được chuyển về phường An Khê và thành lập phường Hoà Khê thuộc quận Thanh Khê trên cơ sở 161 80 ha diện tích tự nhiên và 14.454 nhân khẩu của phường An Khê. Đồng thời, phường Thanh Lộc Đàn được giải thể thành hai phường Thanh Khê Đông và Thanh Khê Tây.
* Vị trí địa lý
Quận Thanh Khê nằm trung tâm về phía Tây Bắc thành phố Đà Nẵng. Diện tích tự nhiên 9,47 km2 (chiếm 4,5% diện tích toàn thành phố Đà Nẵng). Ranh giới tự nhiên như sau:
- Phía Đông: Giáp quận Hải Châu.
- Phía Tây: Giáp quận Cẩm Lệ và quận Liên Chiểu.
- Phía Nam: Giáp quận Cẩm Lệ.
- Phía Bắc: Giáp vịnh Đà Nẵng với đường bờ biển dài 4,287km.
Quận Thanh Khê có 10 phường, bao gồm: An Khê, Hoà Khê, Thanh Khê Đông, Thanh Khê Tây, Xuân Hà, Tam Thuận, Tân Chính, Chính Gián, Thạc Gián, Vĩnh Trung. Nằm trên trục giao thông xuyên quốc gia về đường bộ, đường sắt và đường không, quận Thanh Khê giữ vị trí chiến lược về quốc phòng an ninh và có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Quận Thanh Khê có chiều dài đường bờ biển 4,287km, với đặc điểm là bờ biển ngang nên không thuận lợi cho việc khai thác các dịch vụ thủy sản, du lịch và nuôi trồng thủy sản. Quận Thanh Khê có đội tàu đánh cá khá lớn, nhưng điều kiện kỹ thuật còn hạn chế, chủ yếu đánh bắt gần bờ nên nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi thủy sản rất cao.
* Dân số
Theo số liệu thống kê năm 2017, tổng số dân là 191.541 người. Với mật độ dân số trung bình 20.226 người/km2, Thanh Khê là quận có mật độ dân số cao của thành phố Đà Nẵng, tuy nhiên phân bố không đồng đều ở các phường. Trong thời gian tới, do tiếp tục thực hiện chỉnh trang đô thị, nhiều khu dân cư mới được hình thành nên dân số của quận Thanh Khê vẫn còn có sự biến động.
* Hệ thống giao thông
Đường biển: Phía Bắc quận Thanh Khê giáp Vịnh Đà Nẵng với chiều dài 4.287km nhưng do không có cảng biển nên không có điều kiện phát triển giao thông đường biển, chủ yếu các phương tiện tàu thuyền đánh cá của địa phương ra vào hoạt động
đánh bắt thủy sản nhưng không tập trung.
Đường sắt: Ga Đà Nẵng nằm trên địa bản quận Thanh Khê, đây là ga trung tâm và là đầu mối giao thông đường sắt chính của thành phố Đà Nẵng. Ngoài chức năng vận tải hành khách và hàng hóa, ga Đà Nẵng còn là nơi điều hành, bảo trì, bảo dưỡng và thực hiện tác nghiệp kỹ thuật của ngành đường sắt. Diện tích đất của ga và các công trình Liên quan là 24ha, chiếm 2.6% diện tích đất toàn quận, hàng ngày khoảng 20 lượt tàu, với lượng hành khách và hàng hóa rất lớn. Tuy nhiên, với mạng lưới đường sắt đi sâu vào nội thị và cắt ngang qua các tuyến đường đô thị, thường xuyên gây ùn tắt giao thông và xảy ra tai nạn. Vì vậy, hiện nay thành phố Đà Nẵng cũng đã có chủ trương dĩ chuyển ga Đà Nẵng ra khỏi khu vực nội thị.
Đường bộ: Đây là tuyến giao thông quan trọng nhất, gắn liền với việc vận tải hành khách, hàng hóa, giao thông đi lại, đối nội và đối ngoại của đô thị nói chung và quận Thanh Khê nói riêng. Sau nhiều năm đầu tư mở rộng, nâng cấp và phát triển đến nay, mạng lưới giao thông trên địa bàn quận Thanh Khê đã tương đối hoàn chỉnh và đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của quận Thanh Khê. Đường hàng không: Sân bay Đà Nẵng nằm ở phía Tây Bắc của quận Thanh Khê, có vị trí quan trọng trong hệ thống sân bay dân dụng của Việt Nam, là sân bay dự bị cho Tân Sơn Nhất, Nội Bài trên các chuyến bay quốc tế đi đến Việt Nam, là điểm trợ giúp quản lý điều hành bay, cung ứng dịch vụ không lưu cho các tuyến bay quốc tế Đông Tây qua Việt Nam.
3. Thông tin về UBND quận Thanh Khê:
Địa chỉ và cách thức liên lạc
Trụ sở UBND quận Thanh Khê hay còn gọi là Trung tâm Hành chính quận Thanh Khê hiện nay tọa lạc ở số 503 đường Trần Cao Vân, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.
Điện thoại: 0236.3714922
Email: [email protected]
Website: https://thanhkhe.danang.gov.vn/
Thời gian mở cửa: 08h00 – 17h00 từ Thứ hai đến Thứ bảy hàng tuần.
Cơ cấu tổ chức UBND quận Thanh Khê
Để theo dõi rõ hơn về cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân quận Thanh Khê Đà Nẵng, bạn đọc có thể theo dõi sơ đồ sau đây:
Ủy ban nhân dân quận Thanh Khê cũng như các UBND cấp quận khác, có cơ cấu tổ chức như sau:
Căn cứ vào điều 27 – Luật tổ chức chính quyền địa phương quy định:
Thứ nhất, Ủy ban nhân dân quận gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
- Ủy ban nhân dân quận loại I có không quá ba Phó Chủ tịch; quận loại II và loại III có không quá hai Phó Chủ tịch.
- Ủy viên Ủy ban nhân dân quận gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
Thứ hai, Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận gồm có các phòng và cơ quan tương đương phòng.
Như vậy, cơ cấu tổ chức của UBND quận Thanh Khuê bao gồm:
- Chủ tịch UBND quận Thanh Khuê
- Phó chủ tịch UBND và các Uỷ viện quận Thanh Khuê
- Các cơ quan chuyên môn bao gồm:
+ Các phòng trực thuộc, chuyên môn của UBND quận Thanh Khê
+ Cơ quan tương đồng của UBND quận Thanh Khê
THAM KHẢO THÊM: