Ngày 28 tháng 10 năm 1995, Nghị định số 69-CP của Chính phủ được ban hành, quyết định thành lập quận Tây Hồ thuộc thành phố Hà nội trên cơ sở sáp nhập 3 phường: Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ (thuộc quận Ba Đình) và 5 xã: Nhật Tân, Phú Thượng, Quảng An, Tứ Liên, Xuân La (thuộc huyện Từ Liêm). Để hiểu rõ hơn, mời bạn đọc bài viết: Danh sách các phường thuộc quận Tây Hồ (Hà Nội).
Mục lục bài viết
1. Danh sách các phường thuộc quận Tây Hồ (Hà Nội):
Tây Hồ là một quận nội thành nằm ở phía Bắc của thủ đô Hà Nội. Tên gọi của quận được đặt theo tên của Hồ Tây – hồ nước tự nhiên có diện tích lớn nhất thành phố. Quận Tây Hồ đã và đang được đầu tư phát triển không gian đô thị, hạ tầng cơ sở cùng giao thông hiện đại nhằm trở thành trung tâm du lịch, dịch vụ hàng đầu của thủ đô.
Trước năm 1945, Tây Hồ là một phần thuộc Đại lý Hoàn Long, khu vực ngoại ô thành phố Hà Nội. Đến năm 1961, vùng đất Tây Hồ được chia thành 2 phần, trong đó 1 phần thuộc khu phố Ba Đình và phần còn lại thuộc huyện Từ Liêm.
Ngày 28 tháng 10 năm 1995, Nghị định số 69-CP của Chính phủ được ban hành, quyết định thành lập quận Tây Hồ thuộc thành phố Hà nội trên cơ sở sáp nhập 3 phường: Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ (thuộc quận Ba Đình) và 5 xã: Nhật Tân, Phú Thượng, Quảng An, Tứ Liên, Xuân La (thuộc huyện Từ Liêm). Trải qua quá trình điều chỉnh địa giới hành chính, quận Tây Hồ có tổng cộng 8 phường trực thuộc cho đến hiện nay.
Sau 15 năm xây dựng và phát triển, quận Tây Hồ đã có nhiều bước tiến rõ rệt trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa. Từ một quận với kinh tế còn nghèo, cơ sở hạ tầng kém phát triển, giờ đây Tây Hồ đã trở thành một trong các khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng của Hà Nội.
Số thứ tự | Danh sách các phường thuộc quận Tây Hồ |
1 | Phường Bưởi |
2 | Phường Nhật Tân |
3 | Phường Phú Thượng |
4 | Phường Quảng An |
5 | Phường Thụy Khuê |
6 | Phường Tứ Liên |
7 | Phường Xuân La |
8 | Phường Yên Phụ |
2. Giới thiệu về quận Tây Hồ (Hà Nội):
Vị trí địa lý
Quận Tây Hồ tọa lạc tại phía Bắc nội thành thành phố Hà Nội. Nhìn trên bản đồ, địa bàn quận Tây Hồ bao gồm toàn bộ diện tích Hồ Tây và một số khu đất ven sông Hồng. Vị trí địa lý của quận lần lượt tiếp giáp với các quận, huyện như sau:
- Phía Đông giáp quận Long Biên (ranh giới tự nhiên là sông Hồng).
- Phía Tây giáp quận Bắc Từ Liêm.
- Phía Nam giáp các quận Ba Đình (ranh giới là khu dân cư An Dương, đường Thanh Niên, đường Hùng Vương và đường Hoàng Hoa Thám) và quận Cầu Giấy.
- Phía Bắc giáp huyện Đông Anh (ranh giới tự nhiên là sông Hồng).
Diện tích
Theo số liệu mới nhất, diện tích quận Tây Hồ là 24 km2. Trong đó, khu vực Hồ Tây chiếm khoảng 5,3 km2 (1/5 tổng diện tích của toàn quận). Quận Tây Hồ sở hữu địa thế tương đối bằng phẳng, có chiều thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam. Phía Đông và phía Bắc của quận còn có sông Hồng chảy qua, tạo điều kiện phát triển giao thương đường thủy.
Dân số
Ước tính đến năm 2022, dân số của quận Tây Hồ là 165.715 người, mật độ dân số đạt 6.904 người/km2. So với các quận nội thành khác của Hà Nội, mật độ dân số quận Tây Hồ có phần thấp hơn do diện tích đất nông nghiệp và mặt hồ chiếm tỷ lệ lớn. Tuy nhiên, dân số của quận cũng có chiều hướng tăng nhanh do tiềm năng phát triển của thị trường bất động sản Tây Hồ.
Ngoài ra, Tây Hồ còn là khu vực có mật độ cư trú của người nước ngoài cao nhất so với các khu vực khác của Hà Nội. Điều này là bởi trên địa bàn quận có số lượng lớn các đại sứ quán, văn phòng đại diện và công ty nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam.
Khám phá các địa điểm nổi bật tại Quận Tây Hồ, Hà Nội
Dù quận Tây Hồ được thành lập sau quận Thanh Xuân chỉ một năm, nhưng tốc độ tăng trưởng và phát triển của đô thị quận Tây Hồ ngày càng gia tăng. Quận Tây Hồ không chỉ hướng đến sự đô thị hóa hiện đại mà còn đặt sự quan tâm đến bảo tồn các di sản và cảnh quan thiên nhiên của vùng địa bàn.
Tây Hồ được mệnh danh là “mảnh đất vàng”, nơi có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp bao quanh cùng nhiều di tích lịch sử, văn hóa có giá trị. Đây chính là điều kiện quan trọng giúp quận Tây Hồ phát triển du lịch, thu hút du khách cả trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá. Một số điểm đến hấp dẫn tại quận Tây Hồ phải kể đến như:
- Hồ Tây: Nhắc đến quận Tây Hồ thì không thể không nhắc đến Hồ Tây, một biểu tượng mang nhiều giá trị của khu vực. Hồ Tây là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất thành phố Hà Nội, có tổng diện tích lên đến 500 ha. Xung quanh hồ nước này được bao bọc bởi các con đường Thanh Niên, Âu Cơ, Thụy Khuê, Nghi Tàm và Lạc Long Quân. Bước chân vào không gian nơi đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, tận hưởng bầu không khí mát lành và làn nước mát trong xanh. Nơi đây cũng có nhiều hoạt động giải trí thú vị cho khách tham quan như: Du thuyền, đạp vịt, câu cá,…
- Phủ Tây Hồ: Một trong những ngôi đền linh thiêng nhất Hà Nội phải kể đến Phủ Tây Hồ, nằm trên một phần đất nhô ra ở Hồ Tây. Theo như ghi chép, Phủ Tây Hồ được xây dựng vào thế kỷ 17, là nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh – một trong những vị thánh trong tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam. Hằng năm, cứ vào ngày 3/3 và 13/8 Âm lịch, nơi đây lại tổ chức Lễ hội Phủ Tây Hồ, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương đến tham dự. Đặc biệt vào những ngày đầu năm mới, nhiều người dân chọn đi lễ Phủ Tây Hồ để cầu bình an, may mắn.
- Bãi đá Sông Hồng: Bãi đá sông Hồng là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Nội, thu hút rất nhiều bạn trẻ và du khách đến tham quan, vui chơi. Nơi đây được biết đến với những bãi đá rộng lớn trải dọc theo bờ sông Hồng, nơi du khách có thể đi dạo, cắm trại và tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ. Ngoài ra, đây cũng là điểm đến lý tưởng để thư giãn, tận hưởng thiên nhiên và lưu lại những khoảnh khắc tuyệt vời. Địa điểm “check-in” thú vị này nằm cách trung tâm thành phố khoảng 10km, do đó du khách có thể dễ dàng di chuyển bằng bằng xe máy, ô tô hoặc xe buýt.
- Chùa Vạn Niên: Đây là một trong những ngôi chùa cổ tại Hà Nội, sở hữu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc độc đáo. Bên trong ngôi chùa là nơi thờ Phật và thiền sư Không Lộ, người có công truyền bá Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Hiện nay, chùa Vạn Niên là điểm đến tâm linh thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham quan và cầu an. Nếu bạn là người yêu thích khám phá nét đẹp kiến trúc cổ xưa cùng những giá trị tâm linh, vậy thì đừng bỏ qua cơ hội tìm hiểu về ngôi chùa cổ này.
- Lotte Mall West Lake Hanoi: Tòa nhà Lotte Mall West Lake Hanoi là một trong những khu phức hợp có quy mô lớn nhất của LOTTE tại Việt Nam. Công trình này có tổng diện tích lên đến 380.000m2, nổi bật với 4 phân khu: trung tâm thương mại, khách sạn 5 sao, căn hộ dịch vụ cao cấp và khu văn phòng hạng A. Trong đó, khu vực cho thuê văn phòng nằm từ tầng 7 đến tầng 21 của tòa nhà. Mỗi mặt sàn cho thuê có diện tích tiêu chuẩn là 1.290m2, đi cùng với đó là một loạt các tiện ích, dịch vụ chuyên nghiệp. Doanh nghiệp khi thuê văn phòng tại đây còn có thể thừa hưởng những ưu thế về vị trí của tòa nhà, dễ dàng kết nối đến cửa ngõ trung tâm Hà Nội.
3. Hệ thống các tuyến đường giao thông Tây Hồ (Hà Nội):
Hệ thống giao thông quận Tây Hồ được đầu tư xây dựng, nâng cấp và mở rộng một cách hiện đại, đồng bộ. Sự thay đổi nhanh chóng của quận có thể thấy qua việc xây dựng các công trình mới như cầu Nhật Tân và các tuyến đường lớn như:
- Võ Chí Công
- Âu Cơ
- Lạc Long Quân
- Nghi Tàm
- An Dương Vương
- Thụy Khuê
- Xuân La
- Đê Quai
- Đặng Thai Mai
- Quảng An
- Vệ Hồ
- Nhật Chiêu
- Quảng Bá
- Thanh Niên
- Nguyễn Đình Thi
- Tứ Liên
- Trích Sài
- Xuân Diệu
Với hệ thống giao thông đồng bộ, quận Tây Hồ có thể nhanh chóng kết nối đến trung tâm thành phố, các quận, huyện lân cận cũng như các tỉnh thành phía Bắc.
THAM KHẢO THÊM: