Quận Sơn Trà là một trong 6 quận của thành phố Đà Nẵng, nằm ở phía đông bắc của thành phố. Quận có diện tích tự nhiên 4.020 ha, dân số hơn 35.000 người với 6 phường. Để hiểu rõ hơn về quận này, mời các bạn tham khảo bài viết Danh sách các phường thuộc quận Sơn Trà (Đà Nẵng) dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Danh sách các phường thuộc quận Sơn Trà (Đà Nẵng):
Quận Sơn Trà là một trong 6 quận của thành phố Đà Nẵng, nằm ở phía Đông Bắc của thành phố. Quận có diện tích tự nhiên 4.020 ha, dân số hơn 35.000 người. Sơn Trà được biết đến là một khu du lịch sinh thái nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh như bán đảo Sơn Trà, chùa Linh Ứng, bãi biển Mỹ Khê,… Quận Sơn Trà có cảng tiên sa và đường Bạch Đằng Đông ven sông cũng nổi tiếng không kém. Quận Sơn Trà ngày nay có tổng cộng 7 phường, bào gồm: Phường Thọ Quang; Phường Nại Hiên Đông; Phường Mân Thái; Phường An Hải Bắc; Phường An Hải Tây; Phường An Hải Đông; Phường Phức Mỹ.
Số thứ tự | Danh sách các phường thuộc quận Sơn Trà |
1 | Phường Thọ Quang |
2 | Phường Nại Hiên Đông |
3 | Phường Mân Thái |
4 | Phường An Hải Bắc |
5 | Phường An Hải Tây |
6 | Phường An Hải Đông |
7 | Phường Phức Mỹ |
2. Giới thiệu về quận Sơn Trà (Đà Nẵng):
Bán đảo Sơn Trà với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, núi non hùng vĩ, có khu rừng già bạt ngàn với hệ động thực vật phong phú,… là những món quà mà tạo hóa đã dành tặng riêng cho nơi đây. Sơn Trà thật xứng đáng với danh hiệu: “Viên ngọc thiên nhiên quý giá” của Đà Nẵng, là “cánh rừng già duy nhất ở Việt Nam nằm trong lòng thành phố trẻ”
Lịch sử hình thành
Tháng 10/1955, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa thành lập thị xã Đà Nẵng và quận III (tương ứng với khu vực quận Sơn Trà ngày nay) được chia thành 9 khu phố: An Hải, Mân Quang, Cổ Mân, Nam Thọ, Mỹ Khê, Phước Trường, Nại Hiên Đông, Tân Thái, Thượng Nghĩa.
Sau đó vào ngày 06/01/1973, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa thực hiện việc giải thể 9 khu phố trong quận III và thay vào đó, thành lập 7 phường: Nam Thọ, Mân Quang, Mân Thái, An Hải Tây, Phước Mỹ, Nại Nghĩa, An Hải Bắc.
Tháng 02/1976, hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Tín cùng với thị xã Đà Nẵng (thuộc thời Việt Nam Cộng hòa) đã được sáp nhập thành tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Lúc này, 3 quận I, II, III của thị xã Đà Nẵng trực thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.
Sau đó vào ngày 30/08/1977, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 228-CP, sáp nhập 3 quận I, II, III vào một đơn vị hành chính duy nhất – thành phố Đà Nẵng.
Ngày 06/11/1996, Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, chia tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, trực thuộc trung ương. Địa giới hành chính của thành phố Đà Nẵng bao gồm thành phố Đà Nẵng cũ cùng hai huyện Hòa Vang và Hoàng Sa.
Cuối cùng vào ngày 23/01/1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 07/1997/NĐ-CP, thành lập quận Sơn Trà trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của 7 phường thuộc khu vực III, trước đó là phần của thành phố Đà Nẵng cũ.
Vị trí địa lý
Sơn Trà là tên một bán đảo và ngọn núi thuộc quận Sơn Trà (tên quận đặt theo tên bán đảo), thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.
Bán đảo Sơn Trà nằm cách trung tâm thành phố Ðà Nẵng chừng 10 km về hướng Ðông Bắc. Sơn Trà có diện tích 60 kilômét vuông (23 sq mi), chiều dài 13 kilômét (8,1 mi), chiều rộng 5 kilômét (3,1 mi), nơi hẹp nhất 2 kilômét (1,2 mi). Bán đảo Sơn Trà cùng với đèo Hải Vân bao bọc thành phố Đà Nẵng và vịnh Đà Nẵng.
Quận Sơn Trà nằm ở phía đông bắc thành phố Đà Nẵng, có vị trí địa lý:
- Phía Đông và phía bắc giáp biển Đông
- Phía Tây giáp quận Hải Châu (ranh giới là sông Hàn) và vịnh Đà Nẵng
- Phía Nam giáp quận Ngũ Hành Sơn với ranh giới là đường Nguyễn Văn Thoại.
Cầu Thuận Phước – cầu treo đẹp nhất Đà Nẵng và kỷ lục của Việt Nam được bắc qua bán đảo này. Bán đảo Sơn Trà nhiều thắng cảnh thiên nhiên và trong tương lai không xa sẽ trở thành khu du lịch nổi tiếng của thành phố và của cả nước.
Thời xa xưa, Sơn Trà là một hòn đảo gồm 3 ngọn núi nhô cao. Ngọn phía đông nam trông như hình con nghê chồm ra biển, nên gọi là hòn Nghê. Ngọn phía tây hình dạng như cái mỏ con diều hâu, nên gọi là ngọn Mỏ Diều. Và ngọn phía bắc vươn về phía ngọn Ngự Hải bên kia cửa biển dài như cổ ngựa, nên gọi là ngọn Cổ Ngựa. Qua thời gian dài, dòng nước biển chảy ven bờ đã tải phù sa đến bồi đắp dần lên tạo thành doi đất chạy từ đất liền ra đảo. Bán đảo Sơn Trà hình thành từ đó.
Ngày nay ngay tại những ngọn này hình thành những khu du lịch Đà Nẵng nổi tiếng như Bãi Rạng, Bãi Đa, Bãi Bụt, hay khu nghỉ ngơi Đông Dương. Đặc biệt nơi đây có ngôi chùa Linh Ứng, điểm đến lý tưởng của những người theo Phật giáo và ngay cả những người không theo.
Cùng với hệ thống núi của Hải Vân sơn ở phía bắc, bán đảo Sơn Trà ở phía nam vây lại thành hình cánh cung tạo nên một vịnh biển mang tên vũng Sơn Trà, hay còn gọi bằng nhiều tên khác khá quen thuộc như vũng Tiên Sa, vũng Thùng, vũng Hàn, vịnh Ðà Nẵng. Vì vị trí như vậy nên Sơn Trà như một tấm bia che chắn mọi cơn bão hay áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào thành phố.
Sơn Trà có gần 4.000 ha rừng, trong đó một phần là đất đồi đang được phủ thêm loại cây công nghiệp. Sơn Trà là nơi giao lưu giữa hai hệ động vật và thực vật tiêu biểu của hai miền Nam – Bắc.
4.400 ha được công nhận là khu vực bảo tồn thiên nhiên vào năm 1992. Đến cuối năm 2016, diện tích này bị mất đi 1/4, do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chấp thuận sử dụng phần đất này để phát triển thành Khu Du lịch Quốc gia. Núi Sơn Trà cao đến gần 700 m, xưa nay được xem như đài khí tượng thiên nhiên của nhân dân quanh vùng.
Giáo dục
Một số trường Đại học, Cao đẳng đóng trên địa bàn quận Sơn Trà như:
- Đại học Greenwich.
- Học viện Chính trị – Hành chính khu vực 3.
- Cao đẳng Lương Thực Thực Phẩm.
Y tế
Một số bệnh viện đóng trên địa bàn quận Sơn Trà như:
- Bệnh viện 199. (Tại số 216, Nguyễn Công Trứ, An Hải Bắc)
- Trung tâm y tế quận Sơn Trà (Số 1118 – đường Ngô Quyền, phường An Hải Tây, quận Sơn Trà , thành phố Đà Nẵng)
3. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận Sơn Trà (Đà Nẵng):
Quy hoạch sử dụng đất quận Sơn Trà, đang áp dụng phương án sử dụng đất của thành phố Đà Nẵng. Tổng diện tích đất của Đà Nẵng là khoảng 128,896 ha, trong đó có 98,237 ha thuộc đất liền. Tổng diện tích đất đã tăng thêm 407,64 ha so với hiện tại, nâng tổng diện tích đất lên 128,488 ha.
Sự gia tăng này chủ yếu xuất phát từ việc mở rộng không gian biển tại cảng Liên Chiểu, khu vực Đa Phước dọc theo Vịnh Đà Nẵng và việc xây dựng công viên Đại dương tại bán đảo Sơn Trà.
Trong tổng diện tích 128,896 ha này, có khoảng 6,527 ha được chỉ định để dành cho phát triển trong tương lai sau năm 2030. Quỹ đất cho các dự án hiện tại và các dự án đã được phê duyệt sẽ tiếp tục được duy trì cho đến năm 2030.
Các khu đất dự trữ tập trung chủ yếu ở phía Nam và phía Tây của Đà Nẵng, với mục tiêu tập trung phát triển khu vực đô thị hiện tại và hạn chế phát triển đô thị ở các vùng đất nhạy cảm với môi trường, cũng như hành lang thoát lũ ở phía Nam và phía Tây của thành phố.
Dự kiến đến năm 2030, tổng diện tích đất dành cho đô thị dự kiến là 32.227 ha, chiếm 32,8% tổng diện tích đất liền. Trong đó, 15.183 ha là đất dành cho dân cư, 17.044 ha là đất ngoài mục đích sử dụng dân cư và 66.169 ha là các loại đất khác.
Phân bổ sử dụng đất cho dân số ước tính 1,56 triệu người tại Đà Nẵng vào năm 2030 được thực hiện như sau:
- Đất xây dựng đô thị trung bình cho mỗi người: 208 m2.
- Đất dành cho dân cư: 97 m2/ người.
- Đất dành cho các đơn vị ở: 44,6 m2/ người.
- Đất công cộng đô thị (bao gồm cả sử dụng kết hợp): 5,2 m2/ người.
- Đất cây xanh đô thị: 9,6 m2/ người.
- Đất ngoài mục đích sử dụng dân cư: 109,3 m2/ người.
- Đất công nghiệp: 29,3 m2/ người.
- Đất dành cho giao thông đô thị: 18,7 m2/ người.
THAM KHẢO THÊM: