Hiện nay, quận Phú Nhuận có tổng cộng 13 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 13 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 13, 15, 17. Trong đó, trụ sở UBND và các cơ quan hành chính quan trọng của quận được đặt tại phường 11. Để biết thêm thông tin, mời các bạn tham khảo bài viết: Danh sách các phường thuộc quận Phú Nhuận (TPHCM) dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Danh sách các phường thuộc quận Phú Nhuận (TPHCM):
Hiện nay, quận Phú Nhuận có tổng cộng 13 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 13 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 13, 15, 17. Trong đó, trụ sở UBND và các cơ quan hành chính quan trọng của quận được đặt tại phường 11.
Số thứ tự | Danh sách các phường thuộc quận Phú Nhuận |
1 | Phường 1 |
2 | Phường 2 |
3 | Phường 3 |
4 | Phường 4 |
5 | Phường 5 |
6 | Phường 7 |
7 | Phường 8 |
8 | Phường 9 |
9 | Phường 10 |
10 | Phường 11 |
11 | Phường 13 |
12 | Phường 15 |
13 | Phường 17 |
Để có cấu trúc hành chính ổn định như hiện nay, quận Phú Nhuận đã trải qua nhiều lần tách nhập, thay đổi địa giới hành chính như sau:
- Theo Nghị quyết ngày 09/05/1975, xã Phú Nhuận cũ được tách ra khỏi quận Tân Bình để thành lập quận Phú Nhuận. Đồng thời, các ấp cũ thuộc xã Phú Nhuận cũng được chuyển đổi thành các phường trực thuộc quận. Lúc bấy giờ, quận Phú Nhuận có 8 phường trực thuộc là Tây Nhất, Tây Nhì, Tây Ba, Trung Nhất, Trung Nhì, Đông Nhất, Đông Nhì, Đông Ba.
- Ngày 20/05/1976, các phường cũ của quận Phú Nhuận đều giải thể, đồng thời thành lập 17 phường mới. Các phường mới có diện tích và dân số nhỏ hơn, được đánh số từ 1 đến 17.
- Ngày 26/08/1982, theo Quyết định số 147-HĐBT, giải thể 2 phường là phường 6 và phường 16, đồng thời sáp nhập vào các phường kế cận. Cụ thể, phường 6 được sáp nhập vào phường 7, phường 16 sáp nhập vào phường 15. Số phường trực thuộc của quận Phú Nhuận giảm còn 15.
- Ngày 09/12/2020, theo Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14, phường 12 được sáp nhập vào phường 11, phường 14 được sáp nhập vào phường 13. Kể từ đó, quận Phú Nhuận có 13 phường trực thuộc và giữ nguyên cho đến hiện nay.
2. Giới thiệu về quận Phú Nhuận (TPHCM):
Lịch sử hình thành
Theo ghi chép của “Gia Định thành thông chí”, năm 1968, địa danh Phú Nhuận là một thôn thuộc tổng Bình Trị, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, trấn Phiên An. Nhờ có vị trí địa lý thuận lợi, ngày càng nhiều cư dân (đặc biệt là từ đàng ngoài) quy tụ về đây an cư lạc nghiệp. Đến giữa thế kỷ 19, thôn Phú Nhuận được đổi thành làng, trực thuộc phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định cũ.
Năm 1911, làng Phú Nhuận là phần đất thuộc tổng Dương Hòa thượng, quận Gò Vấp – một trong bốn quận thuộc tỉnh Gia Định lúc bấy giờ. Sau năm 1956, làng Phú Nhuận phát triển lên thành xã, được cắt ra cùng 6 xã khác của tổng Dương Hòa thượng để thành lập quận Tân Bình.
Theo Nghị quyết ngày 9 tháng 5 năm 1975, xã Phú Nhuận cũ được tách ra khỏi quận Tân Bình để thành lập quận Phú Nhuận thuộc thành phố Sài Gòn – Gia Định. Đồng thời, 8 ấp cũ của xã Phú Nhuận được chuyển thành 8 phường trực thuộc, bao gồm: Đông Nhất, Đông Nhì, Đông Ba, Trung Nhất, Trung Nhì, Tây Nhất, Tây Nhì và Tây Ba.
Ngày 2 tháng 7 năm 1976, thành phố Sài Gòn – Gia Định chính thức đổi tên thành thành phố Hồ Chí Minh. Lúc này, quận Phú Nhuận cũng trở thành một quận trực thuộc TP. Hồ Chí Minh. Địa bàn quận tiếp tục có nhiều điều chỉnh, thay đổi về địa giới hành chính. Sau cùng còn lại 13 phường trực thuộc và duy trì ổn định cho đến ngày nay.
Vị trí địa lý
Quận Phú Nhuận nằm ở phía Bắc nội thành thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý tiếp giáp với các quận như:
- Phía Đông giáp quận Bình Thạnh.
- Phía Tây giáp quận Tân Bình.
- Phía Nam giáp Quận 1 và Quận 3.
- Phía Bắc giáp quận Gò Vấp.
Sở hữu vị trí địa lý thuận lợi gần các quận trung tâm đồng thời có hệ thống giao thông phát triển hiện đại, Phú Nhuận được đánh giá là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội quan trọng của thành phố. Đây đồng thời cũng là nơi sinh sống, làm việc lý tưởng, thu hút sự quan tâm của nhiều cư dân thành phố hiện nay.
Từ vị trí tương quan với các quận lân cận, có thể thấy rằng Phú Nhuận nằm trong khu vực vô cùng thuận lợi, tiếp giáp với các quận phát triển của thành phố nên hội tụ đầy đủ điều kiện cần thiết để phát triển về mọi mặt. Hơn hết, quận này còn nắm giữ vị trí cửa ngõ phía Bắc của TP.HCM. Do vậy mà khu vực này luôn đông đúc, nhộn nhịp.
Đường xá trên địa bàn quận được đầu tư rất kiên cố, khang trang, nhiều tuyến đường nằm trong kế hoạch nâng cấp, mở rộng của thành phố. Sinh sống tại Phú Nhuận, bạn có thể dễ dàng di chuyển đến nhiều nơi trong thành phố bằng nhiều loại hình phương tiện khác nhau, nhất là hệ thống xe buýt.
Diện tích quận Phú Nhuận
Theo số liệu mới nhất, diện tích quận Phú Nhuận là 4,86 km2, chỉ chiếm khoảng 0,23% diện tích của toàn thành phố. Đây được biết đến là một trong các quận nội thành có diện tích nhỏ nhất của TP.HCM (chỉ xếp sau Quận 4 và Quận 5).
Dân số quận Phú Nhuận
Theo thống kê đến năm 2019, quận Phú Nhuận có tổng dân số 163.961 người, mật độ dân số đạt 33.737 người/km2. Sự kết hợp giữa khu vực dân cư truyền thống và các dự án nhà ở, căn hộ mới cao cấp giúp Phú Nhuận thu hút đông đảo cư dân đến đây sinh sống và làm việc.
Kinh tế
Cơ cấu kinh tế quận Phú Nhuận TPHCM phát triển theo hướng dịch vụ thương mại, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Đặc biệt, các loại hình dịch vụ cao cấp như tín dụng, tài chính, văn phòng cho thuê quận Phú Nhuận, dịch vụ du lịch, nhà ở cao cấp… đều phát triển rất mạnh. Về lĩnh vực công nghiệp, quận phát triển các ngành sản xuất sạch, kỹ thuật cao. Các trung tâm dịch vụ, giao dịch và thương mại phát triển dọc theo các tuyến đường chính như từ Nguyễn Kiệm đến Phan Đình Phùng, từ
Nguyễn Văn Trỗi, Phan Xích Long, Hoàng Văn Thụ đến Phan Đăng Lưu.
Quận định hướng chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng ngành dịch vụ cao cấp, sử dụng nhân lực tri thức cao và ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, đồng thời ưu tiên phát triển du lịch, ngành công nghệ cao, thương mại – dịch vụ nhằm đảm bảo tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Giáo dục
Quận sở hữu hệ thống trường học các cấp đầy đủ và đồng bộ, từ mầm non, mẫu giáo đến tiểu học, THCS, THPT. Quận có các trường đại học, cao đẳng, trung cấp gồm: Đại học Y Dược TP.HCM – cơ sở 3 – Khoa Y học cổ truyền, Đại học Kinh tế TP.HCM, Cao đẳng kinh tế đối ngoại, Cao đẳng Thực hành FPT Polytecnic, Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn, Trung cấp công nghệ Bách Khoa… Các cơ sở giáo dục – đào tạo này có các ngành như kế toán – tài chính, công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, dịch vụ – khách sạn… cung ứng nguồn lao động chất lượng cao cho thị trường lao động địa phương và các vùng lân cận. Bên cạnh đó, quận cũng có nhiều trung tâm dạy nghề, năng khiếu, ngoại ngữ, luyện thi…
3. Bản đồ quy hoạch quận Phú Nhuận (TPHCM):
Quận Phú Nhuận có cơ cấu kinh tế phát triển theo xu hướng dịch vụ thương mại, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Theo đó, trên địa bàn quận đang phát triển mạnh các loại hình dịch vụ như: khu căn hộ cao cấp, văn phòng cho thuê, tài chính – tín dụng,… Về công nghiệp, quận Phú Nhuận đang tập trung phát triển các ngành sản xuất sạch và kỹ thuật cao.
Trong thời gian sắp tới, định hướng quy hoạch của quận Phú Nhuận là điều chỉnh quy hoạch theo hướng giảm mật độ xây dựng, dành diện tích đất cho phát triển hạ tầng xã hội. Trong đó, chú trọng xây dựng các dự án nhà cao tầng, kết hợp chức năng ở và nhiều loại hình dịch vụ đồng thời quy hoạch đồng bộ, phát triển mạng lưới giao thông.
Trung tâm hành chính của quận Phú Nhuận tập trung trên chính trên trục đường lớn Nguyễn Văn Trỗi. Bên cạnh đó, các trung tâm thương mại – dịch vụ sẽ tập trung phát triển trên các trục đường huyết mạch của quận như: Phan Xích Long, Phan Đăng Lưu, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Kiệm, Phan Đình Phùng,…
THAM KHẢO THÊM: