Quận Long Biên được thành lập trên cơ sở tách 10 xã của huyện Gia Lâm, gồm: Giang Biên, Thạch Bàn, Thượng Thanh, Hội Xá, Ngọc Thụy, Việt Hưng, Gia Thụy, Bồ Đề, Long Biên, Cự Khối và 3 thị trấn: Gia Lâm, Đức Giang, Sài Đồng. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo bài viết Danh sách các phường thuộc quận Long Biên (Hà Nội).
Mục lục bài viết
1. Danh sách các phường thuộc quận Long Biên (Hà Nội):
Long Biên là vùng đất ghi lại nhiều dấu tích quan trọng của Hà Nội ngay từ những năm đầu dựng nước. Theo ghi chép trong “Đại Nam Nhất Thống Chí”, dưới thời Lý, khu vực Long Biên nằm ở chính giữa châu thổ sông Hồng, nơi giao thoa của 2 dòng sông huyết mạch là sông Đuống và sông Cái.
Ngày 6 tháng 11 năm 2003, Nghị định số 132/2003/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập quận Long Biên thuộc thành phố Hà Nội. Theo đó, quận Long Biên được thành lập trên cơ sở tách 10 xã của huyện Gia Lâm, gồm: Giang Biên, Thạch Bàn, Thượng Thanh, Hội Xá, Ngọc Thụy, Việt Hưng, Gia Thụy, Bồ Đề, Long Biên, Cự Khối và 3 thị trấn: Gia Lâm, Đức Giang, Sài Đồng. Đồng thời điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập 14 phường mới thuộc quận Long Biên.
Từ đây, quận Long Biên có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc cho đến hiện nay.
Số thứ tự | Danh sách các phường thuộc quận Long Biên |
1 | Phường Thượng Thanh |
2 | Phường Ngọc Thụy |
3 | Phường Giang Biên |
4 | Phường Đức Giang |
5 | Phường Việt Hưng |
6 | Phường Gia Thụy |
7 | Phường Ngọc Lâm |
8 | Phường Phúc Lợi |
9 | Phường Bồ Đề |
10 | Phường Sài Đồng |
11 | Phường Long Biên |
12 | Phường Thạch Bàn |
13 | Phường Phúc Đồng |
14 | Phường Cự Khối |
2. Giới thiệu về quận Long Biên (Hà Nội):
Quận Long Biên là quận nội thành duy nhất của thành phố Hà Nội nằm ở bờ bên kia sông Hồng. Đây đồng thời cũng là quận dẫn đầu về diện tích đất tự nhiên của thành phố. Với vị trí đắc địa cùng địa thế thuận lợi, quận Long Biên đã và đang đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, chính trị và xã hội của thủ đô.
Quận Long Biên thành phố Hà Nội được đánh giá là một trong những khu vực có tốc độ đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế nổi bật. Hiện nay, trên địa bàn quận đã và đang hình thành nhiều khu đô thị mới thông minh, hiện đại, trong đó phải kể đến: KĐT Thượng Thanh, KĐT Việt Hưng, KĐT Thạch Bàn,… cùng nhiều khu đô thị sinh thái như: Vinhomes Riverside, Berriver Long Biên,Hà Nội Garden City,…
- Vị trí địa lý
Long Biên là quận nội thành thuộc TP. Hà Nội, là quận duy nhất nằm ở tả ngạn sông Hồng, phía Đông Bắc của Thủ Đô. Quận cách trung tâm TP qua các cây cầu như Chương Dương, Long Biên, Vĩnh Tuy. Phạm vi ranh giới của quận như sau:
Quận Long Biên nằm trong phạm vi 02 tuyến đê sông Hồng và đê sông Đuống, với địa hình quận tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng chung của địa hình cũng như hướng của dòng chảy sông Hồng. Nơi đây tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng, kết nối thuận tiện với nội đô Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận như Bắc Ninh, Hưng Yên, TP. Hải Phòng.
- Hành chính
Quận Long Biên có tổng diện tích đất tự nhiên 61km2, quy mô dân số năm 2019 khoảng 322.549 người, mật độ dân số 5.392 đạt người/km2. Long Biên hiện có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 14 phường: Việt Hưng, Thượng Thanh, Thạch Bàn, Sài Đồng, Phúc Lợi, Phúc Đồng, Ngọc Thụy, Ngọc Lâm, Long Biên, Giang Biên, Gia Thụy, Đức Giang, Cự Khối và Bồ Đề.
Theo quy hoạch, quận Long Biên sẽ chuyển từ công nghiệp sang trung tâm đô thị mới của TP. Hà Nội, định hướng trở thành trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế và văn hóa. Các khu đô thị tại quận Long Biên phát triển hoàn thiện về y tế, thương mại dịch vụ, giao dịch gắn công nghiệp, công nghệ cao theo hướng các tuyến Quốc lộ 1 và Quốc lộ 5 đi các tỉnh, thành lân cận.
- Văn hóa – giáo dục
Tọa lạc giữa hai trung tâm văn hóa lớn là Thăng Long và Kinh Bắc, quận Long Biên vẫn lưu giữ được nhiều dấu ấn văn hóa, lịch sử của Thăng Long – Hà Nội. Trên địa bàn quận có nhiều di tích quan trọng, các lễ hội truyền thống như hội đình Lệ Mật, hội đình Trường Lâm,…
Quận Long Biên có mạng lưới trường học dày đặc với đủ các cấp từ Tiểu học, THCS, THPT, Đại học. Hầu hết các trường học ở Long Biên đều có uy tín, chất lượng giáo dục đạt chuẩn Quốc gia mức độ I.
- Y tế
Ngoài các bệnh viện đa khoa, quận Long Biên còn có hệ thống các trạm y tế tại các phường, các phòng khám đa khoa, chuyên khoa của tư nhân, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của người dân trên địa bàn.
Các bệnh viện lớn ở Long Biên:
+ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Bắc Hà, số 137 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, TP. Hà Nội
+ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, số 108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, Long Biên, TP. Hà Nội
+ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, số 54 Trường Lâm, phường Đức Giang, Long Biên, TP. Hà Nội
+ Bệnh viện tâm thần Hà Nội, ngõ 467 Nguyễn Văn Linh, Sài Đồng, Long Biên, TP. Hà Nội
+ Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Đức Giang, 52 Trường Lâm, Đức Giang, Long Biên, TP. Hà Nội
+ Bệnh viện đường sắt, số 25 ngõ 68, Ngọc Thụy, Long Biên, TP. Hà Nội Trung tâm y tế quận Long Biên, lô HH03, KĐT Việt Hưng, Giang Biên, Long Biên, TP. Hà Nội
- Quy hoạch giao thông quận Long Biên
Tuy ngăn cách với trung tâm Thủ đô Hà Nội bởi sông Hồng nhưng với hệ thống giao thông đồng bộ và hiện đại, người dân kết nối thuận lợi đến các khu vực nội đô như Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Ba Đình… thông qua cầu Long Biên, cầu Đông Trù, cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy.
Quận Long Biên nằm trong 02 quy hoạch phân khu của Hà Nội: Phân khu N10 và một phần nhỏ của Phân khu N11. Được biết, quy hoạch Phân khu N10 được phê duyệt năm 2014, Quy hoạch Phân khu N11 được phê duyệt năm 2015, cả hai phân khu được chia bởi Quốc lộ 1A. quy hoạch giao thông quận Long Biên vì thế cũng được xác định theo quy hoạch giao thông Phân khu N10 và N11.
Hiện tại, quận Long Biên có đầy đủ hệ thống đường bộ, đường thủy và đường sắt.
+ Đường bộ: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 5, cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.
+ Đường thủy: Sông Hồng, sông Đuống.
+ Đường sắt: Các tuyến đường sắt đi Thái Nguyên, Lào Cai, Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn.
Theo quy hoạch, trong giai đoạn từ 2016 – 2030, TP. Hà Nội sẽ xây dựng mới 14 cây cầu qua sông Hồng, sông Đuống đoạn trên địa bàn Thủ đô. Trong đó, có 10 cầu bắc qua sông Hồng và 4 cầu qua sông Đuống. Hiện có 5 dự án xây dựng cầu đang được triển khai xây dựng, gồm:
+ Giai đoạn 2 cầu Vĩnh Tuy
+ Cầu Tứ Liên và đường dẫn cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên
+ Cầu Trần Hưng Đạo bắc qua sông Hồng
+ Cầu Đuống 2 và đường nối đến địa phận tỉnh Bắc Ninh
+ Cầu Giang Biên và đường dẫn 2 đầu cầu nối Vĩnh Tuy, vành đai 2 đến Ninh Hiệp, Bắc Ninh.
Cùng với đó là dự án mở 5 đường theo quy hoạch tại phường Long Biên:
+ Đường nối công viên Hoa Hồng đến nút giao Cổ Linh – Long Biên – Xuân Quan
+ 02 tuyến đường từ chân cầu Vĩnh Tuy đến chân cầu Trần Hưng Đạo
+ Đường ven hồ Vục
+ Đường phố Trạm kéo dài.
3. Bản đồ hành chính quận Long Biên (Hà Nội):
Theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính, quận Long Biên chính thức được thành lập vào ngày 6/11/2003. Với tổng diện tích đất tự nhiên 60,38 km2, đây là quận có diện tích lớn nhất của thành phố Hà Nội. Xét về vị trí địa lý, quận Long Biên là cửa ngõ phía Đông Bắc nội thành của thủ đô, nằm cách trung tâm thành phố qua các cây cầu Long Biên, Vĩnh Tuy và Chương Dương.
Nhìn trên bản đồ hành chính quận Long Biên, khu vực này có vị trí tiếp giáp với các quận, huyện như sau:
- Phía Đông giáp với huyện Gia Lâm.
- Phía Tây giáp với các quận Tây Hồ, quận Ba Đình, quận Hoàn Kiếm và quận Hai Bà Trưng (ranh giới tự nhiên là sông Hồng).
- Phía Nam giáp với quận Hoàng Mai.
- Phía Bắc giáp với huyện Đông Anh (ranh giới tự nhiên là sông Đuống).
Quận Long Biên nằm trong phạm vi 2 tuyến đê sông Hồng và sông Đuống. Địa thế của quận tương đối bằng phẳng, có chiều hướng thấp dẫn từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng của dòng chảy sông Hồng. Khu vực này được biết đến là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông trọng điểm, cho phép thuận tiện kết nối với trung tâm thành phố và các tỉnh, thành lân cận khác. Tổng diện tích đất tự nhiên của quận Long Biên là 60,38 km2, dẫn đầu về diện tích tại thủ đô Hà Nội. Tính đến năm 2022, dân số của địa phương này là khoảng 347.829 người, mật độ dân số đạt 5.761 người/km2.
THAM KHẢO THÊM: