Quận Hoàng Mai là một quận nội thành nằm ở phía Nam của thành phố Hà Nội. Đây là quận mới thành lập nhưng có tốc độ đô thị hóa nhanh, cùng với những lợi thế cơ bản như có đường giao thông thủy chính nối Thủ đô với phương Nam của đất nước. Vậy mời bạn đọc tham khảo bài viết Danh sách các phường thuộc quận Hoàng Mai (Hà Nội).
Mục lục bài viết
1.Danh sách các phường thuộc quận Hoàng Mai (Hà Nội):
Quận Hoàng Mai đi vào hoạt động kể từ ngày 01/01/2004 theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ. Quận Hoàng Mai có diện tích đất tự nhiên là 4 104, 10 ha và 187 332 nhân khẩu. Quận Hoàng Mai là quận có diện tích lớn thứ tư của Thành phố Hà Nội. Dân số đông nhất trong 30 quận, huyện, thị xã thuộc Thành phố Hà Nội. Quận Hoàng Mai có 14 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: Hoàng Liệt, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Định Công, Đại Kim, Thịnh Liệt, Thanh Trì, Lĩnh Nam, Trần Phú, Mai Động, Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ
Số thứ tự | Danh sách các phường thuộc quận Hoàng Mai |
1 | Hoàng Liệt |
2 | Yên Sở |
3 | Vĩnh Hưng |
4 | Định Công |
5 | Đại Kim |
6 | Thịnh Liệt |
7 | Thanh Trì |
8 | Lĩnh Nam |
9 | Trần Phú |
10 | Mai Động |
11 | Tương Mai |
12 | Tân Mai |
13 | Giáp Bát |
14 | Hoàng Văn Thụ |
2. Giới thiệu về quận Hoàng Mai (Hà Nội):
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển:
Hoàng Mai xưa kia là một vùng quê rộng lớn với nhiều ao hồ, đồng ruộng và xóm làng. Người dân nơi đây sinh sống bằng nghề trồng cây mai lấy quả gọi là quả mơ (mai tiếng Hán có nghĩa là mơ). Vì thế mà vùng này còn có tên Nôm là Kẻ Mơ và tên chữ là Cổ Mai.
Năm 1390, tướng Trần Khát Chân lập công lớn bắn chết Chế Bồng Nga trên sông Hải Triều (sông Luộc) cứu thành Thăng Long khỏi bị quân Chiêm tàn phá. Ghi nhớ công ơn của vị tướng tài ba, vua Trần Thuận Tông đã lấy ấp Cổ Mai phong thưởng cho Trần Khát Chân và Trần Hãn. Trải qua nhiều năm thăng trầm, những người dân sống ở làng Tương Mai, Khuyến Lương, Yên Duyên vẫn thờ Trần Khát Chân làm Thành Hoàng làng, như một chứng tích của lịch sử hàng trăm năm dựng nước và giữ nước.
Theo bản đồ tỉnh thành Hà Nội, vẽ năm 1831, ở phía Nam kinh thành còn có các cửa ô Kim Hoa, ô Yên Ninh, ô Thanh Lãng,… thuộc huyện Vĩnh Thuận, đó là vành đai bắt đầu của Cổ Mai, tiếp giáp với huyện Thọ Xuân nội thành. Ngày 6/11/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 132/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập các phường thuộc quận Long Biên, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Theo Nghị định, quận Hoàng Mai gồm 14 phường là Hoàng Liệt, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Định Công, Đại Kim, Thịnh Liệt, Thanh Trì, Lĩnh Nam, Trần Phú, Mai Động, Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ.
2.2. Vị trí địa lý:
Hoàng Mai là một quận nội thành nằm ở phía Nam của thành phố Hà Nội. Đây là quận có diện tích lớn thứ tư của thành phố (sau các quận Long Biên, Hà Đông và Bắc Từ Liêm) và có dân số đông nhất trong số 30 quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội. Quận Hoàng Mai có vị trí tiếp giáp cụ thể như sau:
- Phía Nam và phía Tây giáp huyện Thanh Trì (thành phố Hà Nội)
- Phía Bắc giáp các quận Thanh Xuân và Hai Bà Trưng (thành phố Hà Nội)
- Phía Đông giáp các huyện Long Biên và Gia Lâm, ranh giới là sông Hồng
Tọa lạc ở vị trí giao thoa giữa vùng kinh tế Thủ đô và các tỉnh lân cận, quận Hoàng Mai kết nối thuận tiện, dễ dàng với các khu vực khác của thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An. Sự kết nối này được thực hiện thông qua các tuyến giao thông huyết mạch như đường Giải Phóng, cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, Vành đai 3, Vành đai 2. đường Yên Duyên – Lĩnh Nam, Tam Trinh,…
2.3. Kinh tế:
Sau 20 năm xây dựng và phát triển, quận Hoàng Mai đã nỗ lực giành nhiều kết quả quan trọng. Nổi bật là giá trị sản xuất hàng năm của quận liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng đạt 2 con số, từ 10,06% đến 16,5%/năm, bảo đảm phát triển kinh tế ổn định, bền vững. Tổng thu ngân sách sau 20 năm thực hiện đạt gần 54 000 tỷ đồng, tăng thu hàng năm bình quân đạt 9%. Nguồn lực cho đầu tư phát triển tăng dần hằng năm, quận đã triển khai 817 dự án đầu tư vớ tổng mức đầu tư gần 70 000 tỷ đồng. Đến nay, trên địa bàn quận không còn hộ nghèo.
Để đạt được những thành tựu đó, là cả sự nỗ lực của lãnh đạo và bộ máy chính quyền điều hành quận Hoàng Mai. Cấp ủy, chính quyền nâng cao vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, Đảng viên, trước hết là cán bộ quản lý gắn liền với thực hiện Chỉ thị 24 ngày 7/8/2023 của Thành ủy về “Tăng cường kỷ cươn, kỷ luật, trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội”. Xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị các cấp thực sự trong sạch, vững manh; trong từng giai đoạn cụ thể, bên cạnh việc lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, cần lựa chọn nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, có tính lan tỏa để chỉ đạo thực hiện. Bên cạnh đó, quận Hoàng Mai đã phát huy và khai thác hiệu quả lợi thế, khơi thông các nguồn lực để đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế cung phát triển; khuyến khích, thu hút, tạo cơ hội để các doanh nghiệp lớn vào đầu tư trên địa bàn quận; bảo đảm kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh và bền vững.
2.4. Văn hóa – di tích, danh thắng:
Cũng như những vùng đất trù phú có cư dân sinh sống lâu đời, quận Hoàng Mai là một kho tàng chứa đựng những di tích lịch sử, những huyền sử, truyền thuyết được lưu giữ quan hàng ngàn năm. Ở làng Mai Động có đình thờ Tam Trinh, vị tướng, nhà giáo và còn truyền dạy nghê đấu vật cho thanh niên. Ở vùng quanh đầm Đại Từ, cả 7 làng (thuộc phường Đại Kim, Hoàng Liệt) đều có đền thờ Bỏ Ninh Vương, học trò Thủy Thần của Chu Văn An, người đã nêu cao truyền thống tôn sư trọng đạo và truyền thống thương dân. Bên cạnh Đền Lừ còn có đền thờ đức thánh Trần Hưng Đạo mà dân Hoàng Mai kính trọng gọi lễ hội đền này là ngày Giỗ Cha vào tháng Tám âm lịch.
Hoàng Mai còn là nơi khởi điểm của nhiều nghê truyền thống như nghề làm quạt ở làng Lủ, nghề dát bạc ở làng Giáp Lục, nghề kim hoàn ở phường Định Công. Tại Định Công hiện có đền thờ ba anh em họ Trần là Tổ của nghề kim hoàn Việt Nam. Hoàng Mai còn là nơi khởi nguồn của nhiều món ăn ngon sau này trở thành đặc sản nổi tiếng đất Hà Thành như bánh cuốn Thanh Trì, rượu Hoàng Mai, bún Tứ Kỳ, bún ốc Pháp Vân,..được dân gian xưa vẫn nói :”Rượu làng Mơ/Cờ Mộ Trạch” hay “Rượu làng Mơ/Thơ Kẻ Lủ.”
3. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận Hoàng Mai (Hà Nội):
Tại Quyết định số 512/QĐ-UBND, UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt tổng diện tích đất nông nghiệp của quận Hoàng Mai được phân bổ hơn 686 ha, đất phi nông nghiệp hơn 3 333 ha. Kế hoạch thu hồi các loại đất trên địa bàn đối với đất nông nghiệp là 151,3 ha, đất phi nông nghiệp hơn 105,7 ha. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất của quận đối với đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp là 153,5 ha, đất phi nông nghiệp không phải đất ở chuyển sang đất ở hơn 38,8 ha. Đối với danh mục các công trình, dự án nằm trong kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Hoàng Mai kèm theo là 142 công trình, dự án với tổng diện tích hơn 309,5 ha. UBND Thành phố giao UBND quận Hoàng Mai tổ chức công bố, công khai kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai, thực hiện thu hồi đất theo đúng kế hoạch sử dụng đất đã phê duyệt; tổ chức kiểm tra thực hiện kế hoach sử dụng đất; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm kế hoạch sử dụng đất; tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch sử dụng đất bảo đảm tính khả thi của kế hoạch sử dụng đất năm 2024.
THAM KHẢO THÊM: