Gò Vấp là một quận nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Từ những năm 80, quận Gò Vấp được xem là một quận tốc độ đô thị hóa của TPHCM. Quá trình đô thị hóa quá nhanh đã làm cho Quận Gò Vấp trở thành một trong ba quận có tốc độ tăng dân số cơ học cao nhất thành phố. Mời các bạn theo dõi bài viết: Danh sách các phường thuộc quận Gò Vấp (TPHCM).
Mục lục bài viết
1.Danh sách các phường thuộc quận Gò Vấp (TPHCM):
Về phân chia hành chính, Quận Gò Vấp được chia thành 16 phường, được đánh số từ 1 đến 17 (không có phường 2) gồm: 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17. Trong đó, phường 10 là nơi đặt trụ sở nhiều cơ quan hành chính quan trọng của quận như Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân. Danh sách các phường thuộc Quận Gò Vấp được liệt kê tại bảng sau:
STT | Danh sách các phường thuộc quận Gò Vấp |
1 | Phường 1 |
2 | Phường 3 |
3 | Phường 4 |
4 | Phường 5 |
5 | Phường 6 |
6 | Phường 7 |
7 | Phường 8 |
8 | Phường 9 |
9 | Phường 10 |
10 | Phường 11 |
11 | Phường 12 |
12 | Phường 13 |
13 | Phường 14 |
14 | Phường 15 |
15 | Phường 16 |
16 | Phường 17 |
Theo phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030 của TPHCM, tại quận Gò Vấp có 8 phường phải sắp xếp. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Phường 4 (diện tích 0,37 km2, dân số 17.574 người) và Phường 7 (diện tích 0,97 km2, dân số 49.020 người) vào Phường 1 (diện tích 0,59 km2, dân số 25.401 người) thành Phường 1. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân sô của Phường 9 (diện tích 0,84 km2, dân số 31.799 người) vào Phường 8 (diện tích 1,17 km2, dân số 32.464 người) thành Phường 8. Đáng chú ý, Phường 13 sẽ bị chia làm hai, nhập một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số (0,28 km2 diện tích đất tự nhiên, dân số 4.733 người) vào Phường 14 (diện tích 2,10 km2, dân số 60.222 người) thành Phường 14. Nhập một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số còn lại của Phường 13 (0,58 km2 diện tích tự nhiên, dân số 18.904 người) vào Phường 15 (diện tích 1,43 km2, dân số 40.232 người) thành Phường 15.
2. Kinh tế quận Gò Vấp (TPHCM):
Quận Gò Vấp tự hào là một trong những quận có nền kinh tế phát triển và đa dạng trong khu vực. Nền kinh tế của quận Gò Vấp không chỉ đặt nền móng mạnh mẽ trên các lĩnh vực truyền thống mà còn chú trọng vào sự đổi mới và phát triển bền vững. Quận Gò Vấp nổi tiếng với các khu công nghiệp và khu vực dịch vụ đa dạng. Các khu công nghiệp tập trung đông đúc, là nơi thu hút nhiều doanh nghiệp, cung cấp cơ hội việc làm cho người lao động trong và ngoài quận. Các khu vực du lịch phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu mua sắm, giải trí và ẩm thực của cả cộng đồng địa phương và du khách.
Tổng doanh thu thị trường xã hội đạt 182,987 tỷ đồng (tăng 34,4%); giá trị sản xuất các ngành kinh tế đạt trên 66.300 tỷ đồng, tốc độ tăng 17,10% so với cùng kỳ; thu ngân sách đạt trên 132%, giải ngân đầu tư công đạt 98%. Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo đúng định hướng “thương mại – dịch vụ”. Đến nay, kinh tế quận được duy trì ổn định; giá trị sản xuất các ngành kinh tế ngành 1,19% so với cùng kỳ; thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.359 tỷ đồng, đạt 49,2% dự toán; giải ngân vốn đầu tư công đạt 45% kế hoạch Thành phố giao. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân nghĩa vụ quân sự năm 2023.
Gò Vấp có vị trí đắc địa, gần sân bay và các cảng biển quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xuất nhập khẩu. Khu vực này là điểm trung chuyển quan trọng cho hàng hóa và dịch vụ, đóng góp vào sự phồn thịnh của nền kinh tế thành phố. Uỷ ban nhân dân quận Gò Vấp đã xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh; tiếp tục đề ra nhiều giải pháp cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số trên các lĩnh vực, thực hiện các giải pháp hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp.
Phát huy lợi thế của Gò Vấp là cửa ngõ phía Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh gần tiếp giáp với các tỉnh Đông Nam Bộ như: Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh. Địa phương có mạng lưới hệ thống giao thông đa dạng về đường bộ liên quận, liên tỉnh; đường sắt đi qua; đường thủy tuyến kênh Tham Lương và sông Bến Cát; đường hàng không tầm quốc tế là sân bay Tân Sơn Nhất. Gò Vấp là quận thứ 4 Thành phố Hồ Chí Minh với mật độ dân số gần 700.000 dân và hơn 25.000 doanh nghiệp; 31.000 hộ kinh doanh; Hệ thống giáo dục có hơn 100.000 học sinh học tập tại 133 đơn vị giáo dục và 02 trường đại học với hơn 60.000 sinh viên; 06 chợ truyền thống; 200 hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi phân bổ đều trên 16 phường. Đây là một trong những lợi thế, tiềm lực lớn về thương mại, dịch vụ, sản xuất hàng hóa và thị trường tiêu thị để phát triển kinh tế.
3. Phương án quy hoạch của quận Gò Vấp (TPHCM):
Gò Vấp là một quận nội thành trực thuộc thành phố Hồ Chí Minh, được chia thành 16 phường với quy mô diện tích và dân số khác nhau. Với quỹ đất rộng, đây còn được xem là khu vực có tiềm năng phát triển với tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ. Theo đó, quận Gò Vấp được định hướng thành 2 cụm đô thị, đi cùng với đó là 4 khu vực chính. Cụ thể như sau:
- Phương án quy hoạch Cụm 1 – quận Gò Vấp:
Theo bản đồ quy hoạch quận Gò Vấp, cụm 1 sẽ là nơi tập trung các khu vực được định hướng trở thành vị trí trung tâm của quận trong tương lai. Cụ thể:
+ Khu vực 1: Bao gồm các phường 1, 3, 4, 5 và 7 thuộc quận Gò Vấp. Các phường này được định hướng quy hoạch để trở thành khu đô thị chỉnh trang, nằm dọc theo các tuyến đường lớn như: Phạm Văn Đồng, Dương Quảng Hàm,..Trung tâm của đô thị sẽ được chuyển đổi từ đất quốc phòng.
+ Khu vực 2: Bao gồm các phường 6, 10 và 17 thuộc quận Gò Vấp, được định hướng trở thành khu vực trung tâm của quận, nơi tập trung các trung tâm hành chính, văn hóa quan trọng. Diện mạo của khu vực này cũng sẽ được nâng cấp, tạo nên trung tâm đô thị hiện đại với nhiều tiện ích thương mại, dịch vụ đa dạng.
=> Cụm 1 quy hoạch chịu ảnh hưởng bởi sân bay Tân Sơn Nhất, do đó trong bản đồ quy hoạch cũng đưa ra quy định hạn chế về chiều cao các công trình.
- Phương án quy hoạch Cụm 2 – quận Gò Vấp:
+ Khu vực 3: Khu vực này bao gồm các phường 11, 13, 15 và 16, được định hướng phát triển thành khu đô thị mới. Trong đó, trung tâm của đô thị sẽ được đặt tại phường 15. Với nhiều thay đổi mới, khu vực này hứa hẹn sẽ mang đến một diện mạo hoàn toàn mới cho quận Gò Vấp, đồng thời phát triển mạnh mẽ vượt bậc.
+ Khu vực 4: Bao gồm các phường 8,9 và 12, được đánh giá có mức độ phát triển khó hình dung nhất của quận. Do vậy, nhằm giúp nâng cao tốc độ phát triển của khu vữ, nhiều hạng mục đầu tư xây dựng sẽ được triển khai. Từ đó, hình thành các khu dân cư mới.
Dưới đây là bản đồ quy hoạch chi tiết của quận Gò Vấp mới nhất:
4. Giao thông của quận Gò Vấp (TPHCM):
UBND thành phố Hồ Chí Minh đã cho phép điều chỉnh bản đồ giao thông quận Gò Vấp với loạt các tuyến đường, bao gồm:
- Các tuyến giao thông đường bộ có chức năng đối ngoại, kết nối quận Gò Vấp với các quận lân cận như: đường Phạm Văn Đồng, đường Hoàng Minh Giám, đường dọc tuyến đường sắt, tuyến đường trên cao số 4 dọc theo hành lang đường T5.
- Các tuyến giao thông đường bộ vừa đảm nhận chức năng đối ngoại, vừa đảm nhận chức năng đối nội như: đường Nguyễn Oanh, đường Quan Trung, đường Nguyễn Kiệm, đường Dương Quảng Hàm.
THAM KHẢO THÊM: