Hiện nay, Đống Đa được biết đến là quận có nhiều phường nhất của thành phố Hà Nội. Theo đó, quận Đống Đa có 21 phường trực thuộc, bao gồm: Văn Miếu, Trung Tự, Thịnh Quang, Trung Phụng, Khương Thượng, Văn Chương, Quốc Tử Giám,... Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo bài viết: Danh sách các phường thuộc quận Đống Đa (Hà Nội).
Mục lục bài viết
1. Danh sách các phường thuộc quận Đống Đa (Hà Nội):
Quận Đống Đa là một quận trung tâm của thủ đô Hà Nội, trước đây được biết đến là một phần đất của kinh thành Thăng Long xưa. Địa bàn quận Đống Đa là nơi tập trung rất nhiều doanh nghiệp sản xuất quốc doanh, ngoài ra còn có hệ thống các trường đại học lớn của thành phố. Đặc biệt hơn, quận nội thành này còn là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử – văn hoá có giá trị cao, tiêu biểu như: Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Chùa Láng, Gò Đống Đa,…
Hiện nay, Đống Đa được biết đến là quận có nhiều phường nhất của thành phố Hà Nội. Theo đó, quận Đống Đa có 21 phường trực thuộc, bao gồm: Văn Miếu, Trung Tự, Thịnh Quang, Trung Phụng, Khương Thượng, Văn Chương, Quốc Tử Giám, Trung Liệt, Hàng Bột, Thổ Quan, Quang Trung, Phương Mai, Ngã Tư Sở, Cát Linh, Nam Đồng, Láng Thượng, Láng Hạ, Phương Liên, Kim Liên, Ô Chợ Dừa và Khâm Thiên.
Số thứ tự | Danh sách các phường thuộc quận Đống Đa |
1 | Phường Cát Linh |
2 | Phường Hàng Bột |
3 | Phường Khâm Thiên |
4 | Phường Khương Thượng |
5 | Phường Kim Liên |
6 | Phường Láng Hạ |
7 | Phường Láng Thượng |
8 | Phường Nam Đồng |
9 | Phường Ngã Tư Sở |
10 | Phường Ô Chợ Dừa |
11 | Phường Phương Liên |
12 | Phường Phương Mai |
13 | Phường Quang Trung |
14 | Phường Quốc Tử Giám |
15 | Phường Thịnh Quang |
16 | Phường Thổ Quan |
17 | Phường Trung Liệt |
18 | Phường Trung Phụng |
19 | Phường Trung Tự |
20 | Phường Văn Chương |
21 | Phường Văn Miếu |
Để xây dựng cấu trúc hành chính ổn định như hiện nay, Đống Đa cũng đã trải qua nhiều lần tách nhập địa giới hành chính:
- Tháng 6/1981, khu phố Đống Đa chính thức đổi thành quận Đống Đa và được chia thành 24 phường trực thuộc.
- Ngày 13/10/1982, quận Đống Đa thành lập thêm 2 phường Kim Giang và Thanh Xuân Bắc, nâng tổng số phường trực thuộc quận lên 26 phường.
- Ngày 22/11/1996, tách 5 phường Thanh Xuân, Thanh Xuân Bắc, Kim Giang, Phương Liệt, Thượng Đình và một phần diện tích 2 phường Khương Thượng, Nguyễn Trãi chuyển sang quận Thanh Xuân. Kể từ đó, quận Đống Đa còn lại 21 phường trực thuộc cho đến hiện nay.
2. Giới thiệu về quận Đống Đa (Hà Nội):
Vị trí địa lý
Tọa lạc ở khu vực trung tâm TP. Hà Nội, quận Đống Đa có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc quận Đống Đa giáp quận Ba Đình với ranh giới là các tuyến phố Đê La Thành, Nguyên Hồng, Huỳnh Thúc Kháng, Láng Hạ, Giảng Võ, Nguyễn Thái Học.
- Phía Nam quận Đống Đa giáp quận Thanh Xuân với ranh giới tự nhiên là sông Tô Lịch, đường Nguyễn Trãi, đường Trường Chinh.
- Phía Đông quận Đống Đa giáp quận Hai Bà Trưng với ranh giới là phố Vọng, đường Giải Phóng, đường Lê Duẩn. Phía Đông Bắc quận Đống Đa giáp quận Hoàn Kiếm với ranh giới là đường Lê Duẩn.
- Phía Tây quận Đống Đa tiếp giáp quận Cầu Giấy với ranh giới tự nhiên là sông Tô Lịch.
Địa hình – Khí hậu
Địa hình quận Đống Đa Hà Nội tương đối bằng phẳng, độ dốc nhỏ hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Phía Đông của quận có một vài gò nhỏ, nổi bật là gò Đống Đa. Trên địa bàn quận có một số hồ lớn như hồ Văn Chương, Đống Đa, Xã Đàn, Kim Liên, Ba Mẫu. Cùng với quá trình đô thị hóa, nhiều ao đầm nơi đây đã được san lấp. Sông Lừ và Tô Lịch là hai sông nhỏ chảy qua địa bàn quận Đống Đa.
Khí hậu quận Đông thuộc vùng nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông khô lạnh, có mưa phùn. Hướng gió chủ đạo vào mùa mưa là Đông và Đông Nam; hướng gió chủ đạo của mùa rét là Bắc và Đông Bắc.
Quận Đống Đa có tổng diện tích đất tự nhiên là 9,95km2, dân số theo số liệu thống kê năm 2021 là 371.606 người. Mật độ dân số 43.178 người/km2, cao gấp nhiều lần so với mật độ dân số chung của toàn TP. Hà Nội.
Đơn vị hành chính
Hiện tại, Đống Đa có 21 đơn vị hành chính cấp phường trực thuộc, gồm 21 phường sau: Văn Miếu, Văn Chương, Trung Tự, Trung Phụng, Trung Liệt, Thổ Quan, Thịnh Quang, Quốc Tử Giám, Quang Trung, Phương Mai, Phương Liên, Ô Chợ Dừa, Ngã Tư Sở, Nam Đồng, Láng Thượng, Láng Hạ, Kim Liên, Khương Thượng, Khâm Thiên, Hàng Bột, Cát Linh.
Kinh tế
Kinh tế quận Đống Đa chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng thương mại – dịch vụ, từng bước hình thành cơ cấu kinh tế dịch vụ – công nghiệp. Theo đó, giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh liên tục tăng qua các năm với giá trị sản lượng năm sau cao hơn năm trước và vượt chỉ tiêu chung của TP. Hà Nội.
Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn quận đứng đầu TP. Thu ngân sách của quận thường đứng thứ hai TP, chỉ sau quận Hai Bà Trưng. Trong 6 tháng đầu năm 2022, thu ngân sách của quận vượt 11,5% dự toán TP giao, là mức thu cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Chi ngân sách quận đạt 100,4% dự toán. Kinh tế quận duy trì đà tăng trưởng. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tính đến 16/6/2022 đạt gần 6,5 nghìn tỷ đồng, đạt 51% dự toán TP.
Hiện quận đang tăng cường mọi nguồn lực để phát triển kinh tế đô thị, tập trung vào các ngành có giá trị kinh tế cao như ngân hàng, viễn thông, các mô hình kinh tế số, kinh tế đêm, kinh tế chia sẻ. Phát triển du lịch gắn với giá trị văn hóa, di tichsh lịch sử trên địa bàn quận. Cùng với đó, tập trung nghiên cứu đổi mới khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội quận nói chung.
Giao thông quận Đống Đa
Hệ thống giao thông quận Đống Đa được đánh giá là đồng bộ, hiện đại bậc nhất Thủ đô. Hạ tầng giao thông của quận được đầu tư nâng cấp mở rộng để phục vụ nhu cầu đi lại, giao thương của người dân cũng như góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội quận nói riêng và TP. Hà Nội nói chung.
Đáng chú ý, có 2 tuyến đường vành đai chạy qua địa bàn quận Đống Đa: Đường Vành đai 1 đoạn từ Đào Duy Anh tới Ô Chợ Dừa, qua ngã tư Giảng Võ. Trong đó, đoạn nối từ Đại Cồ Việt – Ô Chợ Dừa đã được mở rộng. Đường Vành đai 2 đoạn từ Ngã Tư Sở đến ngã tư Láng Hạ – Láng chủ yếu phục vụ cho xe có trọng tải lớn.
Hai trục đường lớn chạy qua địa bàn quận gồm đường Giải Phóng đoạn từ Ngã Tư Vọng tới Đại Cồ Việt – Đào Duy Anh với bề rộng 54m. Trục đường Nguyễn Trãi – Tây Sơn – Nguyễn Lương Bằng kết nối TP. Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc.
Các tuyến đường khu vực đảm bảo lưu thông nội quận và kết nối với các quận lân cận gồm Nguyễn Thái Học, Chùa Bộc – Trung Tự, Thái Hà – Huỳnh Thúc Kháng, Kim Liên – Trung Tự, Ô Chợ Dừa, Giảng Võ…
Quận Đống Đa cũng là nơi các tuyến đường sắt đô thị chạy qua: Tuyến số 1 (Ngọc Hồi – Yên Viên), tuyến số 2 (Nội Bài – Thượng Đình), tuyến số 2A (Cát Linh – Hà Đông), tuyến số 3 (Trôi – Nhổn – Yên Sở), tuyến số 5 (Hồ Tây – An Khánh). Tuyến Cát Linh – Hà Đông đã chính thức vận hành từ quý 4/2021. Trong khi đó, tuyến số 1, tuyến số 3 đang được đầu tư xây dựng.
Về hệ thống xe buýt trên địa bàn quận: Điểm đầu cuối và trung chuyển Hào Nam (90, 143, 146, E02); bến xe Kim Mã (99, 107, BRT01); Cầu Giấy (CNG05). Các tuyến xe buýt hoạt động gồm: BRT01; 01; 02; 03; 09B; 12; 16; 18; 19; 21A; 21B; 22A; 23; 24; 25; 26; 27; 28; 30; 32; 35; 35A; 38; 41; 44; 49; 50; 51; 68; 84; 90; 99; 104; 107; 142; 143; 146; CNG03; CNG05; E01; E02; E03; E07; E08; E09.
Văn hóa
Quận Đống Đa có nền văn hóa phát triển lâu đời với nhiều di tích lịch sử, danh thắng nổi tiếng, mang giá trị cao như di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, gò Đống Đa, di tích vòng thành Đại La, chùa Láng, tượng đài vua Quang Trung, đền Bích Câu, Pháo đài Láng, ga xe lửa Hà Nội, Ô Chợ Dừa,…
Trong đó, di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xây dựng từ năm 1070 thời vua Lý Thánh Tông, đây là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, nơi đào tạo nhân tài cho quốc gia. Gò Đống Đa ghi dấu Quang Trung đại phá quân Thanh. Tên quận được đặt theo tên chiến thắng trận Đống Đa của nghĩa quân Tây Sơn xuân Kỷ Dậu (1789).
3. Bản đồ quy hoạch Quận Đống Đa (Hà Nội):
Theo Quy hoạch phân khu nội đô lịch sử, tỷ lệ 1/2000 của UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt, Quận Đống Đa thuộc phân khu H1-3. Quy hoạch chi tiết sẽ gồm có:
- Khu phố cũ: Đây là khu vực có nhiều công trình có giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc có chức năng chủ yếu gồm: Di tích lịch sử, văn hoá, tôn giáo tín ngưỡng, biệt thự, nhà ở, cơ quan, dịch vụ thương mại, tài chính, văn hoá, y tế và các chức năng công cộng khác.
- Khu vực hạn chế phát triển: Đây sẽ là khu vực cải tạo và hạn chế phát triển xây dựng nhà ở cao tầng, chức năng chủ yếu gồm: Nhà ở, cơ quan, di sản, di tích, du lịch, dịch vụ thương mại, tiện ích đô thị,…
THAM KHẢO THÊM: