Tại Hà Giang, nhu cầu thẩm định giá tài sản ngày càng tăng, đặc biệt trong các lĩnh vực bất động sản, máy móc thiết bị và dự án đầu tư. Dưới đây là một số công ty thẩm định giá uy tín hoạt động trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Xin mời bạn đọc cùng đón xem bài viết với tiêu đề Danh sách các Công ty thẩm định giá tại Hà Giang.
Mục lục bài viết
1. Danh sách các Công ty thẩm định giá tại Hà Giang:
1) CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ THẨM ĐỊNH VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ GIANG
-
Mã số thuế: 0107340150-009
-
Địa chỉ trụ sở: Số nhà 323 đường Trường Chinh, tổ 2, Thị trấn Việt Quang, Huyện Bắc Quang, Tỉnh Hà Giang, Việt Nam
-
Loại hình pháp lý: Chi nhánh – Chi nhánh này là đơn vị phụ thuộc của CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ THẨM ĐỊNH VIỆT NAM
-
Người đại diện theo pháp luật: LƯƠNG HOÀNG PHÚ
-
Ngày hoạt động: 15/07/2019
-
Quản lý bởi: Chi cục Thuế khu vực Bắc Quang – Quang Bình
-
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần ngoài Nhà nước
-
Tình trạng: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)
-
Ngành nghề chính: Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu. Chi tiết: Thẩm định giá Dịch vụ giám định hàng hóa
2) VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH HOA SEN TẠI HÀ GIANG
-
Mã số thuế: 0102708994-002
-
Địa chỉ trụ sở: Ngõ 145, đường Lý Tự Trọng, tổ 19, Phường Minh Khai, TP Hà Giang, Tỉnh Hà Giang, Việt Nam
-
Loại hình pháp lý: Văn phòng đại diện – Văn phòng đại diện này là đơn vị phụ thuộc của CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH HOA SEN
-
Người đại diện theo pháp luật: NGUYỄN TRỌNG DIỆN
-
Ngày hoạt động: 26/11/2018
-
Quản lý bởi: Chi cục Thuế Thành phố Hà Giang
-
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần ngoài Nhà nước
-
Tình trạng: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)
3) VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THẨM ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ GIA LỘC TẠI HÀ GIANG
-
Mã số thuế: 0102005127-059
-
Địa chỉ trụ sở: Số nhà 11, ngõ 351, đường Trần Phú, tổ 11, Phường Trần Phú, TP Hà Giang, Tỉnh Hà Giang, Việt Nam
-
Loại hình pháp lý: Văn phòng đại diện – Văn phòng đại diện này là đơn vị phụ thuộc của CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THẨM ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ GIA LỘC
-
Người đại diện theo pháp luật: NGUYỄN VĂN LONG
-
Điện thoại liên hệ: 0914 993 337
-
Ngày hoạt động: 27/03/2012
-
Quản lý bởi: Chi cục Thuế Thành phố Hà Giang
-
Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên ngoài Nhà nước.
2. Quy trình thẩm định giá tại Hà Giang:
Quy trình thẩm định giá tại Hà Giang tuân theo các quy định pháp luật hiện hành và được thực hiện bởi các tổ chức thẩm định giá có chức năng và năng lực phù hợp.
Dưới đây là các bước cơ bản trong quy trình thẩm định giá:
+ Bước 1. Tiếp nhận yêu cầu thẩm định giá: Khách hàng liên hệ với tổ chức thẩm định giá để đề xuất nhu cầu thẩm định tài sản cụ thể.
+ Bước 2. Thu thập thông tin và hồ sơ: Tổ chức thẩm định giá yêu cầu khách hàng cung cấp các hồ sơ pháp lý và thông tin liên quan đến tài sản cần thẩm định, chẳng hạn như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán, hồ sơ kỹ thuật,…
+ Bước 3. Khảo sát thực tế: Thẩm định viên tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng của tài sản thông qua việc kiểm tra trực tiếp và thu thập các thông tin cần thiết.
+ Bước 4. Phân tích và áp dụng phương pháp thẩm định: Dựa trên thông tin thu thập được, thẩm định viên áp dụng các phương pháp thẩm định phù hợp như phương pháp so sánh, phương pháp chi phí, phương pháp thu nhập,… để xác định giá trị của tài sản.
+ Bước 5. Lập báo cáo thẩm định giá: Sau khi hoàn tất phân tích, thẩm định viên lập báo cáo thẩm định giá, trong đó nêu rõ các thông tin về tài sản, phương pháp thẩm định, kết quả thẩm định và các nhận xét liên quan.
+ Bước 6. Cung cấp chứng thư thẩm định giá: Tổ chức thẩm định giá phát hành chứng thư thẩm định giá và gửi đến khách hàng để sử dụng cho các mục đích như vay vốn ngân hàng, mua bán, chuyển nhượng, góp vốn,…
Tại Hà Giang, các tổ chức thẩm định giá uy tín cung cấp dịch vụ thẩm định đa dạng, bao gồm bất động sản, máy móc thiết bị, doanh nghiệp, dự án đầu tư, tài sản vô hình và tài nguyên. Quy trình thẩm định giá tại các tổ chức này được thực hiện chuyên nghiệp, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Ngoài ra, Sở Tài chính Hà Giang cũng triển khai và đẩy mạnh thực hiện quản lý nhà nước về giá và thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, nhằm đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong công tác thẩm định giá.
Lưu ý rằng, quy trình thẩm định giá có thể thay đổi tùy theo loại tài sản và mục đích thẩm định. Do đó, khi có nhu cầu thẩm định giá tại Hà Giang, bạn nên liên hệ trực tiếp với các tổ chức thẩm định giá uy tín để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.
3. Các phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp tại Hà Giang:
3.1. Phương pháp tỷ số bình quân:
Phương pháp tỷ số bình quân ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua tỷ số thị trường trung bình của các doanh nghiệp so sánh.
Doanh nghiệp so sánh là doanh nghiệp thỏa mãn các điều kiện sau:
+ Tương tự với doanh nghiệp cần thẩm định giá về các yếu tố: ngành nghề kinh doanh chính; rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính; các chỉ số tài chính.
+ Có thông tin về giá cổ phần được giao dịch thành công trên thị trường tại thời điểm thẩm định giá hoặc gần thời điểm thẩm định giá nhưng không quá 01 năm tính đến thời điểm thẩm định giá.
Các tỷ số thị trường xem xét để sử dụng trong phương pháp tỷ số bình quân bao gồm: tỷ số giá trên thu nhập bình quân (), tỷ số giá trên doanh thu bình quân (), tỷ số giá trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu bình quân (), tỷ số giá trị doanh nghiệp trên lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao bình quân (), tỷ số giá trị doanh nghiệp trên doanh thu ().
Trường hợp áp dụng phương pháp tỷ số bình quân
Có ít nhất 03 doanh nghiệp so sánh. Ưu tiên các doanh nghiệp so sánh là các doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch trên UPCoM.
Nguyên tắc thực hiện
-
Cách thức xác định các chỉ số tài chính, tỷ số thị trường phải nhất quán đối với tất cả các doanh nghiệp so sánh và doanh nghiệp cần thẩm định giá.
-
Các chỉ số tài chính, tỷ số thị trường của các doanh nghiệp so sánh được thu thập từ các nguồn khác nhau phải được rà soát, điều chỉnh để bảo đảm tính nhất quán về cách thức xác định trước khi đưa vào sử dụng trong thẩm định giá.
Các bước xác định giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
-
Bước 1: Đánh giá, lựa chọn các doanh nghiệp so sánh.
-
Bước 2: Xác định các tỷ số thị trường được sử dụng để ước tính giá trị doanh nghiệp cần thẩm định giá.
-
Bước 3: Ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá trên cơ sở các tỷ số thị trường phù hợp để sử dụng và thực hiện các điều chỉnh khác biệt.
3.2. Phương pháp giá giao dịch:
Phương pháp giá giao dịch ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua giá giao dịch chuyển nhượng phần vốn góp hoặc chuyển nhượng cổ phần thành công trên thị trường của chính doanh nghiệp cần thẩm định giá.
Trường hợp áp dụng phương pháp giá giao dịch
Doanh nghiệp cần thẩm định giá có ít nhất 03 giao dịch chuyển nhượng phần vốn góp hoặc chuyển nhượng cổ phần thành công trên thị trường; đồng thời, thời điểm diễn ra giao dịch không quá 01 năm tính đến thời điểm thẩm định giá.
Nguyên tắc áp dụng
Thẩm định viên cần đánh giá, xem xét việc điều chỉnh giá các giao dịch thành công cho phù hợp với thời điểm thẩm định giá nếu cần thiết.
Ước tính giá trị vốn chủ sở hữu
Giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá được tính theo giá bình quân theo khối lượng giao dịch của ít nhất 03 giao dịch thành công của việc chuyển nhượng phần vốn góp hoặc cổ phần gần nhất trước với thời điểm thẩm định giá.
Trường hợp doanh nghiệp cần thẩm định giá là doanh nghiệp đã niêm yết cổ phần trên sàn chứng khoán hoặc đã đăng ký giao dịch trên UPCoM, giá cổ phần để tính giá thị trường vốn chủ sở hữu là giá giao dịch, hoặc giá đóng cửa của cổ phần của doanh nghiệp cần thẩm định giá tại hoặc gần nhất với thời điểm thẩm định giá và phải có giao dịch của cổ phần này trong vòng 30 ngày kể từ thời điểm thẩm định giá về trước.
3.3. Phương pháp tài sản:
Phương pháp tài sản là phương pháp ước tính giá trị của doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua tính tổng giá trị của các tài sản thuộc quyền sở hữu và sử dụng của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
Việc xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ để chuyển thành công ty cổ phần bằng phương pháp tài sản được áp dụng theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa.
Nguyên tắc thực hiện:
+ Tài sản được xem xét trong quá trình thẩm định giá là tất cả các tài sản của doanh nghiệp, bao gồm cả tài sản hoạt động và tài sản phi hoạt động.
+ Giám đốc (Tổng giám đốc) doanh nghiệp cần thẩm định giá cần phối hợp tiến hành tổ chức kiểm kê, phân loại tài sản đang sở hữu, quản lý, sử dụng (bao gồm cả quyền tài sản) kèm theo tài liệu chứng minh quyền sở hữu, sử dụng tài sản để phục vụ cho việc thẩm định giá; đồng thời, hỗ trợ thẩm định viên khảo sát hiện trạng tài sản của doanh nghiệp. Trường hợp thẩm định viên không được cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu nêu trên, không được hỗ trợ để khảo sát hiện trạng tài sản thì thẩm định viên đánh giá, xem xét việc đưa ra các giả thiết (nếu cần); đồng thời, đưa hạn chế này vào phần loại trừ và hạn chế của chứng thư và báo cáo cáo kết quả thẩm định giá.
+ Khi thẩm định giá doanh nghiệp theo cơ sở giá trị thị trường thì giá trị các tài sản của doanh nghiệp là giá trị thị trường của tài sản đó tại thời điểm thẩm định giá. Tài sản trong sổ sách kế toán cần được thẩm định giá đúng với giá trị thị trường, một số trường hợp cá biệt được thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 5.4 Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12 ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BTC.
+ Tài sản vô hình không thỏa mãn các điều kiện để được ghi nhận trên sổ sách kế toán (tên thương mại, nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp…) và các tài sản khác không được ghi nhận trên sổ sách kế toán cần được áp dụng phương pháp thẩm định giá phù hợp để xác định.
+ Đối với tài sản được hạch toán bằng ngoại tệ: Tỷ giá ngoại tệ áp dụng theo hướng dẫn của Chuẩn mực kế toán Việt Nam khi lập và trình bày báo cáo tài chính.
Các bước tiến hành
-
Bước 1: Ước tính tổng giá trị các tài sản hữu hình và tài sản tài chính của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
-
Bước 2: Ước tính tổng giá trị các tài sản vô hình của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
-
Bước 3: Ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
3.4. Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp:
Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp xác định giá trị doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua ước tính tổng của giá trị chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp cần thẩm định giá với giá trị hiện tại của các tài sản phi hoạt động của doanh nghiệp tại thời điểm thẩm định giá. Trường hợp doanh nghiệp cần thẩm định giá là công ty cổ phần, phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp được sử dụng với giả định coi các cổ phần ưu đãi của doanh nghiệp cần thẩm định giá như cổ phần thường. Giả định này cần được nêu rõ trong phần hạn chế của Chứng thư thẩm định giá và Báo cáo kết quả thẩm định giá.
Các bước xác định giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp:
-
Bước 1: Dự báo dòng tiền tự do của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
-
Bước 2: Ước tính chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
-
Bước 3: Ước tính giá trị cuối kỳ dự báo.
-
Bước 4: Ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
3.5. Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức:
Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức xác định giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua ước tính tổng của giá trị chiết khấu dòng cổ tức của doanh nghiệp cần thẩm định giá. Trường hợp doanh nghiệp cần thẩm định giá là công ty cổ phần, phương pháp chiết khấu dòng tiền cổ tức của doanh nghiệp được sử dụng với giả định coi các cổ phần ưu đãi của doanh nghiệp cần thẩm định giá như cổ phần thường. Giả định này cần được nêu rõ trong phần hạn chế của Chứng thư thẩm định giá và Báo cáo kết quả thẩm định giá.
Các bước xác định giá trị vốn chủ sở hữu:
-
Bước 1: Dự báo dòng cổ tức của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
-
Bước 2: Ước tính chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu theo hướng dẫn tại tiết d điểm 6.4 Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12 ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BTC.
-
Bước 3: Ước tính giá trị vốn chủ sở hữu cuối kỳ dự báo.
-
Bước 4: Ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
3.6. Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu:
Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu xác định giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua ước tính tổng của giá trị chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá. Trường hợp doanh nghiệp cần thẩm định giá là công ty cổ phần, phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu được sử dụng với giả định coi các cổ phần ưu đãi của doanh nghiệp cần thẩm định giá như cổ phần thường. Giả định này cần được nêu rõ trong phần hạn chế của Chứng thư thẩm định giá và Báo cáo kết quả thẩm định giá.
Các bước xác định giá trị vốn chủ sở hữu
-
Bước 1: Dự báo dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
-
Bước 2: Ước tính chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá theo hướng dẫn tại tiết d điểm 6.4 Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12 ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BTC.
-
Bước 3: Ước tính giá trị vốn chủ sở hữu cuối kỳ dự báo.
-
Bước 4: Ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
THAM KHẢO THÊM: