Đánh người là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, hành vi đánh người tới mức độ nào sẽ bị xử phạt hành chính? Hành vi đánh người tới mức độ nào sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Trường hợp đánh người nhưng chưa gây thương tích, không gây thương tích thì có bị xử phạt không?
Mục lục bài viết
1. Xử phạt trường hợp đánh người nhưng không gây thương tích:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, có thể cho tôi hỏi một số vấn đề được không? Cháu gái tôi 3 tuổi bị chó nhà hàng xóm cắn. Gia đình tôi và nhà này vốn có mâu thuẫn từ trước. Khi chó cắn cháu tôi chủ nhân không chịu trách nhiệm mà còn chửi mẹ tôi. Vì vậy chị tôi là mẹ của bé vì nóng giận có xảy ra ẩu đả với chủ nhân con chó. Trong quá trình đó chị tôi không hề sử dụng vũ khí, không gây thương tật cho đối phương. Vậy xin luật sư giải đáp giúp tôi, nếu chủ nhân con chó kiện chị tôi thì chị có phải chiụ trách nhiệm gì không?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất: Về việc cháu bạn bị chó cắn:
Căn cứ theo Điều 603
Như vậy, cần xác định cháu bạn bị chó cắn có phải lỗi từ phía cháu bạn không (ví dụ như cố tình trêu chó làm cho chó cắn…), nếu như việc cháu bị chó cắn xuất phát từ lỗi do cháu thì sẽ không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ chủ nhân của con chó. Còn nếu như cháu chị không có lỗi gì trong việc bị chó cắn thì chủ nhân của con chó này sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do con chó gây ra.
Thứ hai: Việc chị bạn đánh người chủ con chó:
Căn cứ Điều 134
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
….”.
Như vậy, cần xác định mức độ thương tật của người hàng xóm thì mới xác định được trách nhiệm hình sự đối với chị bạn.
Nếu chưa đến mức độ truy cứu trách nhiệm hình sự, chị bạ sẽ bị xử phạt hành chính hành vi đánh nhau theo quy định tại điểm a) Khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
“2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;”
Ngoài ra, nếu người hàng xóm bị thiệt hại về sức khỏe thì chị của bạn sẽ phải bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho người hàng xóm.
2. Đánh người gây thương tích đã bồi thường có phải đi tù không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em trai tôi cùng hai đứa em họ mở quán nước bán ở vỉa hè. Hôm khai trương bạn bè của em trai tôi có đến ủng hộ khá đông (khoảng 15 bạn), ở gần đó cũng có một người thanh niên khác bán hàng như vậy. Anh thanh niên đó sinh lòng ganh tị nên đã gây gổ, to tiếng với mấy em tôi. Đến tối trong khi mấy em đang ngồi thì anh ta lại đến, mang theo một cây mã tấu, to tiếng với mấy em rồi lao vào chém một trong số các bạn của em trai tôi, nhưng rất may em ấy tránh kịp.
Sau đó em tôi đã với lấy hai cây mã tấu của em để sẵn dưới bàn (em đã về nhà bạn lấy từ trước) rồi em cùng bạn chém liên tục vào cánh tay của anh ta làm anh ta ngất xỉu rồi bỏ chạy bằng xe máy của bạn mình. Công an đã bắt em tôi và các bạn, hai chiếc xe máy cũng được đưa về đồn. Bây giờ người thanh niên ấy đã hồi phục sức khỏe và xuất viện, tỉ lệ thương tật trong vòng 20%.
Quý luật sư vui lòng cho tôi hỏi: Nếu bây giờ gia đình tôi xin đền bù tiền viện phí và thuốc thang cho bên bị hại, mình thuyết phục người ta không kiện em của tôi thì liệu em ấy có tránh được án tù không, nếu có ở tù thì khoảng bao lâu? Xe mấy em kia mình có quyền xin lại không? Nếu có thì thủ tục và điều kiện như thế nào? Còn nữa, gia đình tôi muốn gặp gia đình bị hại để thăm người ta và thương lượng, luật pháp có cho phép điều đó không?
Luật sư tư vấn:
Người bị hại rút đơn yêu cầu thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Mặc dù người có lỗi trước, người gây chiến trước không phải là em bạn nhưng hành vi của em bạn không thể coi là phòng vệ chính đáng bởi so sánh tương quan về số lượng người, vũ khí thì mức độ gây án của em bạn đều vượt quá so với hành vi gây án của người thanh niên đã gây án trước.
Căn cứ vào hành vi vào hậu quả (gây thương tật cho người khác 20%, dùng hung khí nguy hiểm) mà em bạn gây ra, em bạn đã phạm tội Cố ý gây thương tích theo Điều 134
“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.”
Theo 1 Điều 155
Tuy nhiên, trong trường hợp của em bạn, bởi em bạn phạm tội thuộc khoản 2 Điều 134 nên không thuộc trường hợp phải đình chỉ điều tra khi người bị hại rút đơn yêu cầu, do đó, em bạn vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự bình thường.
Phương tiện bị
Điều 89
Trong trường hợp tài sản của bạn là vật chứng thì việc xử lý vật chứng giải quyết như sau (Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự 2015). Như vậy, tài sản là vật chứng chỉ được trả lại khi vụ án bị đình chỉ hoặc vụ án đã được giải quyết.
Tuy nhiên, trong trường hợp tại Điểm b Khoản 3 Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 ở trên (tức là tài sản không thuộc sở hữu của người phạm tội) thì cơ quan có thẩm quyền (Cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố, Tòa án trong giai đoạn xét xử) có quyền quyết định trả lại những vật chứng bất cứ lúc nào cho bạn nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án.
Trường hợp này của bạn, để lấy lại tài sản của mình, bạn cần làm đơn yêu cầu trả lại tài sản gửi đến cơ quan (có thẩm quyền ra quyết định trả lại tài sản). Sau khi nhận được đơn, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét, nếu thấy việc trả lại tài sản không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án thì sẽ trả lại cho bạn. Ngược lại, nếu xét thấy không thể trả lại tài sản ngay cho bạn thì bạn phải chờ đến khi vụ án đã được xét xử hoặc bị đình chỉ.
Có thể thỏa thuận với gia đình người bị hại không?
Việc gia đình người bị hại và gia đình bạn tự ý thỏa thuận về việc rút đơn yêu cầu hay bồi thường thiệt hại pháp luật hoàn toàn không cấm, hơn nữa pháp luật còn khuyến khích các bên thỏa thuận với nhau về mức bồi thường thiệt hại nhưng mức bồi thường thiệt hại này phải phù hợp so với thực tế.
Tuy nhiên, như đã trình bày ở mục 1 ở trên, trường hợp của em bạn, dù người bị hại rút đơn yêu cầu thì em bạn vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự như bình thường.
3. Đánh người gây thương tích vì mâu thuẫn cá nhân:
Tóm tắt câu hỏi:
Em tôi khi đang ngủ trưa thì bị một nhóm người dùng gạch ống đánh vào đầu do mâu thuẫn riêng tư (chưa biết tỷ lệ thương tật). Xin hỏi Luật sư nhóm người đó nên bị kết tội gì? Cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Tùy vào các yếu tố cấu thành tội phạm khác nhau mà pháp luật sẽ phân chia thành các nhóm tội danh tương ứng. Hành vi “dùng gạch ống đánh vào đầu do mâu thuẫn riêng tư” thuộc nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người quy định tại Bộ luật hình sự 2015. Thông tin mà bạn cung cấp chưa đủ để xác định đúng tội danh mà người thực hiện hành vi đó, tuy nhiên, có thể xem xét hành vi đó với tội danh và khung hình phạt được quy định trong Điều 134 Bộ luật hình sự 2015.
Tỷ lệ thương tật cũng là căn cứ quan trọng để xác định tội danh, nếu tỷ lệ thương tật của em bạn được xác định dưới 11% và hành vi đánh người đó không thuộc bất kì trường hợp nào quy định tại Khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 thì hành vi đó chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, đối tượng đó sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo tội “Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác” quy định tại Điểm e Khoản 3 Điều 5
Nếu tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 134 thì bị phạt cải tạo không giam giữ 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Bên cạnh đó, phụ thuộc vào ý chí khi thực hiện hành vi của đối tượng mà Tòa án sẽ xác định các loại tội phạm khác nhau do bạn không trình bày rõ sự việc nên không thể khẳng định tội danh của những người đánh bạn.
4. Đánh người gây thương tích xử lý thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Luật sư cho em hỏi: Một nhóm người 4 người lao vào đánh em gây thương tích, tím mắt, sưng đầu, đau vai và còn giữ xe máy của em. Em báo công an mà công an không giải quyết. Giờ em phải làm như thế nào? Hiện em vẫn đang nằm viện điều trị. Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Mỗi cá nhân có quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể. Khi có hành vi xâm phạm về sức khỏe của người khác, cá nhân đó sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý như sau:
Trách nhiệm dân sự:
Căn cứ khoản 1 Điều 584
“Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
Khi sức khỏe bị xâm phạm, người gây ra thiệt hại phải bồi thường những chi phí sau:
– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
– Một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá năm mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Trách nhiệm hành chính:
Hành vi đánh nhau sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng
Trách nhiệm hình sự:
Người nào cố ý gây thương tích cho người khác sẽ chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015.
Trong trường hợp này của bạn, bạn bị một nhóm 4 người lao vào đánh gây ra thương tích đến mức bạn phải vào viện điều trị. Với hành vi nêu trên, bạn có quyền tố cáo đến
Bên cạnh đó, nếu như vụ việc của bạn không đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì vụ việc này vẫn bị xử phạt vi phạm hành chính và trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nếu những người đó không bồi thường cho bạn thì bạn có quyền khởi kiện đến Tòa án để được giải quyết vấn đề bồi thường.
5. Cố ý đánh người gây thương tích bằng hung khí nguy hiểm:
Tóm tắt câu hỏi:
Cháu tôi có tham gia vụ ẩu đả như sau: – Bình gọi mượn cái dao (dao dài gia đình dùng chặt cây) và nhờ đi lấy túi đàn, bỏ dao vào đấy và đem lên tiệm nét cho Bình. Sau đó chở Bình đến chỗ mấy đứa hẹn nhau. – Đến điểm gặp nhóm kia và ẩu đả. Cụ thể: Cháu tôi không tham gia đánh nhau, chỉ đứng ngoài xa đợi bạn và cũng không thấy diễn biến vụ việc, không tham gia bàn kế hoạch thực hiện. Cháu sinh ngày 16/10/2000 hiện đang đi học và chưa hề vi phạm bất cứ điều gì liên quan đến pháp luật. Cháu không quen biết, không có mâu thuẫn hay quen biết nhóm bên kia và các thành viên tham gia ẩu đả. Chỉ học chung trường với Bình người mượn dao và nhờ đi lấy bao đàn và chở đi. Hậu quả: Một người trong nhóm bên kia bị thương phần mềm ở tay trái (gần khuỷu tay) và một số vết trầy xước. Vũ khí thực hiện gồm 2 kiếm , 1 dao (cháu tôi cho mượn) và một số khúc cây tre. Công an đã mời làm việc, lấy lời khai và thả về. Một số thành viên tham gia đánh nhau bị giam giữ đến nay đã 30 ngày. Liệu cháu tôi có bị xử lý hình sự không?
Luật sư tư vấn:
Theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, hành vi cố ý gây thương tích được hiểu là hành vi dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác gây tổn thương cho cơ thể của người khác như: Đánh gãy chân, tay, gẫy răng,… Theo đó, hành vi dùng thủ đoạn khác gây tổn thương cho cơ thể của người khác là hành vi dùng thủ đoạn tác động lên cơ thể nạn nhân dẫn đến làm mất hoặc giảm chức các bộ phận trên.
Các yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác, bao gồm các yếu tố sau:
Mặt khách quan tội này:
+ Hành vi khách quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội, tính trái pháp luật hình sự, thể hiện nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội mong muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.
+ Người phạm tội sử dụng công cụ, phương tiện có tính sát thương nguy hiểm cao (súng, chất nổ, dao, kiếm…) có thể một phần nào đó người phạm tội mong muốn cho nạn chết. Nếu trường hợp người phạm tội chỉ sử dụng công cụ ít nguy hiểm đến tính mạng thì người phạm tội không mong muốn nạn nhân chết.
+ Các vị trí trên cơ thể mà người phạm tội gây ra thương tích, tổn hại sức khỏe: Những điểm xung yếu trên cơ thể (vùng đầu, vùng ngực, vùng cổ,…) thì được coi là hành vi giết người. Nếu sử dụng công cụ, phương tiện ít nguy hiểm, tấn công các vị trí trên cơ thể được coi là không phải điểm xung yếu trên của cơ thể có thể xác định đây chỉ là hành vi cố ý gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe mà không phải là hành vi giết người.
+ Mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công: Là hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe dựa vào mức độ tấn công với cường độ mạnh hay yếu trên các vị trí tấn công trên cơ thể.
+ Hậu quả của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác.
Chủ thể của tội này: Là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định.
Khách thể của tội này: Xâm phạm đến sức khoẻ của người khác.
Mặt chủ quan của tội này: Là mong muốn gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.
Căn cứ theo Điều 17 Bộ luật hình sự 2015 về Đồng phạm.
Theo thông tin mà bạn đã trình bày thì việc cháu của bạn mang dao cho Bình mượn và chở Bình đến chỗ hẹn với nhóm bên kia. Việc mang dao cho Bình mượn và chở Bình đến chỗ hẹn, cháu của bạn trở thành người giúp sức cho Bình trong vụ ẩu đả trên. Cụ thể là, người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Theo đó, việc có dao trong tay và được cháu của bạn chở ra điểm hẹn đã tạo điều kiện cho Bình từ tinh thần đến vật chất. Do vậy, cháu của có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác với vai trò là người giúp sức.
Nếu không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự nêu trên thì theo Điều 5