Phế liệu phát sinh trong quá trình sản xuất của con người, đó là những nguyên vật liệu bỏ đi phải không còn dùng đến sau khi sử dụng trên thực tế. Dưới đây là danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất ban hành kèm theo Thông tư 27/2019/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu.
Mục lục bài viết
1. Danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất:
Trước hết, phế liệu là khái niệm để chỉ các loại vật liệu đã được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những nguyên vật liệu, sản phẩm loại ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ của con người, loại da sau khi đã tiêu dùng trên thực tế để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác. Pháp luật hiện nay đã liệt kê các loại phí liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất. Danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất được ban hành kèm theo Thông tư 27/2019/TT-BCT của Bộ Công Thương.
Danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất được xây dựng dựa trên cơ sở Danh mục hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu Việt Nam (ban hành kèm theo Thông tư 31/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam). Danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất có nguyên tắc sử dụng cơ bản như sau:
– Trong trường hợp chỉ liệt kê mã 02 số thì toàn bộ các loại mã 08 số trong danh mục này đều sẽ được áp dụng;
– Trong trường hợp chỉ liệt kê mã 04 số thì toàn bộ các mã 08 số thuộc nhóm 04 số này đều sẽ được áp dụng;
– Đối với trường hợp mã 3919, 3920, 3921, 3923.21, 3923.29 thuộc Danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất chỉ áp dụng đối với các loại hàng hóa đã qua sử dụng.
Cụ thể như sau:
STT | Mã hàng | Mô tả mặt hàng | ||
1 | Chương 25 | 2520 |
| Thạch cao; các loại thạch cao khan; các loại thạch cao plaster (trong đó bao gồm thạch cao nung hay canxi sulphat đã nung), đã nhuộm màu hoặc chưa nhuộm màu, có thêm một lượng nhỏ chất xúc tác hoặc không thêm một lượng nhỏ chất xúc tác hay chất ức chế. |
2 | Chương 26 | 2618 |
| Xỉ hạt (tức là các loại xỉ cát) từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép. |
3 |
| 2619 |
| Xỉ, xỉ luyện kim (trừ xỉ hạt), vụn xỉ và các phế thải khác từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép. |
4 |
| 2620 |
| Xỉ, tro và cặn (trừ loại thu được từ quá trình sản xuất sắt hoặc thép), có chứa kim loại, arsen hoặc các hợp chất của chúng. |
5 | Chương 38 | 3818 |
| Các nguyên tố hóa học đã được kích tạp dùng trong điện tử, ở dạng đĩa, tấm mỏng hoặc các dạng tương tự, các hợp chất hóa học đã được kích tạp dùng trong điện tử. |
6 | Chương 39 | 3919 |
| Tấm, các loại phiến, màng , lá, các loại băng, dải và các hình dạng phẳng khác tự dính, chế tạo bằng plastic, có dạng cuộn hoặc không ở dạng cuộn. |
7 |
| 3920 |
| Tấm, phiến, màng, lá và dải khác, bằng plastic, không xốp và chưa được gia cố, chưa gắn lớp mặt, chưa được bổ trợ hoặc chưa được kết hợp tương tự với các vật liệu khác. |
8 |
| 3921 |
| Tấm, phiến, các loại màng, các loại lá và dải khác, bằng plastic. |
9 |
| 3923 | 21 | Từ các polyme từ etylen |
10 |
| 3923 | 29 | Từ plastic khác |
11 | Chương 47 | 4707 |
| Giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa). |
12 | Chương 50 | 5003 |
| Tơ tằm phế liệu (kể cả kén không thích hợp để quay tơ, xơ sợi phế liệu và xơ sợi tái chế). |
13 | Chương 51 | 5103 |
| Phế liệu lông cừu hoặc lông động vật loại mịn hoặc loại thô, kể cả phế liệu sợi nhưng trừ lông tái chế. |
14 |
| 5104 |
| Lông cừu hoặc lông động vật loại mịn hoặc thô tái chế. |
15 | Chương 52 | 5202 |
| Phế liệu bông (kể cả phế liệu sợi và bông tái chế). |
16 | Chương 55 | 5505 |
| Phế liệu (kể cả phế liệu xơ, phế liệu sợi và nguyên liệu tái chế) từ xơ nhân tạo. |
17 | Chương 63 | 6310 |
| Vài vụn, mẩu dây xe, chão bện (hay còn được gọi là cordage), thừng và cáp đã qua sử dụng hoặc mới và các phế liệu từ vải vụn, dây xe, chão bện (hay còn được gọi là cordage), thừng hoặc cáp, từ vật liệu dệt. |
18 | Chương 70 | 7001 |
| Thủy tinh vụn và thủy tinh phế liệu và mảnh vụn khác, các loại thủy tinh ở dạng khối. |
19 | Chương 72 | 7204 |
| Phế liệu và mảnh vụn sắt, các loại thỏi đúc phế liệu được nấu lại từ sắt hoặc thép. |
20 | Chương 74 | 7404 |
| Phế liệu và mảnh vụn của đồng. |
21 | Chương 75 | 7503 |
| Phế liệu và mảnh vụn niken. |
22 | Chương 76 | 7602 |
| Phế liệu và mảnh vụn nhôm. |
23 | Chương 79 | 7902 |
| Phế liệu và mành vụn kẽm. |
24 | Chương 80 | 8002 |
| Phế liệu và mảnh vụn thiếc. |
25 | Chương 81 | 8101 |
| Phế liệu và mảnh vụn vonfram. |
26 |
| 8102 |
| Phế liệu và mảnh vụn molypden. |
27 |
| 8104 |
| Phế liệu và mảnh vụn magie. |
28 |
| 8108 |
| Phế liệu và mảnh vụn titan. |
29 |
| 8109 |
| Phế liệu và mảnh vụn xircon. |
30 |
| 8110 |
| Phế liệu và mảnh vụn antimon. |
31 |
| 8111 |
| Phế liệu và mảnh vụn mangan. |
32 |
| 8112 |
| Phế liệu và mảnh vụn crom. |
2. Ban hành Danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Thông tư 27/2019/TT-BCT của Bộ Công Thương, có quy định cụ thể về đối tượng áp dụng của thông tư. Bao gồm:
– Thương nhân tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tạm nhập, tái xuất, kinh doanh hoạt động chuyển khẩu hàng hóa;
– Các loại tổ chức, cơ quan quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, kinh doanh hoạt động chuyển khẩu hàng hóa;
– Các cơ quan và tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếp tới quá trình hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, kinh doanh hoạt động chuyển khẩu hàng hóa.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 27/2019/TT-BCT của Bộ Công Thương, có quy định cụ thể về vấn đề ban hành danh mục phí liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất. Theo đó:
– Ban hành danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất sẽ được thực hiện theo phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 27/2019/TT-BCT của Bộ Công Thương;
– Danh mục phế liệu quy định cụ thể tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 27/2019/TT-BCT của Bộ Công Thương, sẽ không được phép áp dụng đối với trường hợp kinh doanh chuyển khẩu theo hình thức hàng hóa được vận chuyển thẳng từ các nước xuất khẩu đến các nước nhập khẩu, hàng hóa vận chuyển không thông qua cửa khẩu Việt Nam.
3. Ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất:
Tại khoản 1 Điều 46 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường, có quy định về việc ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất. Theo đó, mục đích ký quỹ bảo vệ môi trường và phương thức ký quỹ bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất được thực hiện như sau:
– Ký quỹ bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài để làm nguyên liệu sản xuất hướng tới mục tiêu đảm bảo cho các tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu chịu trách nhiệm trước rủi ro, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có thể phát sinh từ các lô hàng phế liệu nhập khẩu đó;
– Các tổ chức nhập khẩu, cá nhân nhập khẩu phế liệu thực hiện thủ tục ký quỹ tại Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh, hoặc ký quỹ tại các tổ chức tín dụng nơi tổ chức và cá nhân trực tiếp mở tài khoản giao dịch. Quá trình ký quỹ sẽ được thực hiện theo từng lô hàng phế liệu nhất định hoặc được thực hiện theo từng hợp đồng có thông tin/giá trị của lô hàng phế liệu nhập khẩu;
– Số tiền ký quỹ sẽ được nộp, hoàn trả bằng đơn vị tiền đồng Việt Nam, đồng thời các bên sẽ được hưởng mức lãi suất theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường;
– Thông tư 27/2019/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu;
– Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương;
– Thông tư 173/2018/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc công bố danh mục cụ thể hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Quốc phòng theo quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ.
THAM KHẢO THÊM: