Người lao động chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về thể lực, trí lực, dễ bị ảnh hưởng tác động của môi trường lao động xung quanh nên pháp luật có những quy định nhằm bảo vệ chủ thể đặt biệt này. Pháp luật lao động đã đưa ra danh mục các công việc, nơi làm việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên.
Mục lục bài viết
1. Lao động chưa thành niên là gì?
Những nhà lập pháp và quản lý xã hội thường dùng chữ ”Người chưa thành niên” để nhấn mạnh tới những giới hạn về nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý đối với đối tượng đặc thù này, phân biệt với những đối tượng khác. Với tính chất như vậy, người chưa thành niên có thể bao gồm tất cả các nhóm nhân khẩu xã hội có độ tuổi dưới mười tám tuổi.
Dựa theo quan điểm về cách xác định người chưa thành niên theo độ tuổi, Khoản 1, Điều 143
So sánh với người lao động khác, có thể thấy người lao động chưa thành niên có một số đặc điểm cơ bản như: là những người lao động chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần; người lao động chưa thành niên được pháp luật bảo vệ ở mức độ cao hơn so với người lao động thành niên; người lao động chưa thành niên bị hạn chế một phần năng lực hành vi khi giao kết
Dân số Việt Nam là dân số trẻ, người lao động chưa thành niên chiếm một tỉ lệ đáng kể. Đây là độ tuổi học tập cần có sự quan tâm, chăm sóc của gia đình, nhà trường và xã hội. Không phải lúc nào người chưa thành niên cũng được học tập, được phát triển đầy đủ về mặt về mặt thể lực và trí lực. Những người không có đủ điều kiện để học tập, họ phải đi lao động để tiếp tục học tập hay họ bỏ học hẳn để đi lao động.
Trong bất kỳ một đất nước nào, để phát triển, bên cạnh có nền khoa học kỹ thuật phát triển thì người lao động giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế đất nước. Người lao động chưa thành niên không phải là đội ngũ lao động chính để phát triển nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, không thể phủ định vai trò của người lao động chưa thành niên đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
2. Danh mục công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên:
Như đã nói ở mục 1, lao động chưa thành niên được phân thành 03 nhóm:
– Nhóm 1: Người dưới 13 tuổi. Bộ luật lao động không đưa ra danh mục công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên, mà ấn định những công việc được sử dụng lao động là người dưới 13 tuổi, đó là: “các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi và phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.” (Khoản 3, Điều 145, Bộ luật lao động), tức là, tất cả các công việc khác ngoài công việc được kể trên, thì các công việc khác người dưới 13 tuổi không được làm và người sử dụng lao động không được tuyển dụng và sử dụng. Điều này hoàn toàn hợp lý bởi người dưới 13 tuổi thực sự chưa phát triển về cả thể chất lẫn trí tuệ để tham gia vào thị trường lao động, việc cho phép các công việc về nghệ thuật, thể dục, thể thao thường xuất phát từ năng khiếu cá nhân của người dưới 13 tuổi.
– Nhóm 2: Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi. Cách thức quy định cũng giống như người dưới 13 tuổi, pháp luật lao động ghi nhận các công việc mà người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được làm, ngoài trừ các công việc đó, thì người sử dụng lao động không được tuyển dụng và sử dụng người lao động trong độ tuổi này. Các công việc đó được quy định tại Điều 8 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH, chẳng hạn: Biểu diễn nghệ thuật; Vận động viên thể thao; Lập trình phần mềm,….
– Nhóm 3: Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Bộ luật lao động: “Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.“. Như vậy, về nguyên tắc người từ đủ 15 tuổi là lao động phổ thông và có thể tham gia vào hầu hết mọi quan hệ lao động và thực hiện các công việc mà họ cho là hợp lý. Tuy nhiên, nhận định như thế là chưa thực sự chính xác, bởi lẽ, người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi ở chừng mực nhất định là sự chưa phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần, là tuổi sốc nổi và chưa có đủ năng lực để tự quyết định công việc của mình. Hơn nữa, là một phận của lao động chưa thành niên, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được pháp luật bảo vệ một cách triệt để.
Khác với người dưới 13 tuổi và người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi, pháp luật lao động quy định danh mục các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, cụ thể, tại Điều 147 Bộ luật lao động nêu rõ:
“1. Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc sau đây:
a) Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên;
b) Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần hoặc chất gây nghiện khác;
c) Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;
d) Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;
đ) Phá dỡ các công trình xây dựng;
e) Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;
g) Lặn biển, đánh bắt thủy, hải sản xa bờ;
h) Công việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.”
Những công việc kể trên là những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại. Người làm những công việc này phải có đủ sức khỏe, đủ lý trí để xử lý các tình huống và đặc biệt có một chuyên môn tốt về công việc đó. Người lao động chưa thành niên là người chưa đáp ứng đầy đủ về sức khỏe, chuyên môn kỹ thuật. Vì vậy, pháp luật quy định người sử dụng lao động không được sử dụng họ làm những công việc này và người sử dụng lao động thường sử dụng người lao động chưa thành niên làm những công việc nhẹ nhàng.
“2. Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm việc ở các nơi sau đây:
a) Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;
b) Công trường xây dựng;
c) Cơ sở giết mổ gia súc;
d) Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở tắm hơi, cơ sở xoa bóp; điểm kinh doanh xổ số, dịch vụ trò chơi điện tử;
đ) Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.“
Quy định về những nơi làm làm việc cấm sử dụng người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thực chất cũng là đang ám chỉ đến các công việc mà người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm do tính chất đa dạng của công việc. Đây hầu hết là những nơi có ảnh hưởng nghiêm trọng tới thể lực, trí lực và nhân cách của người các chủ thể này, đặc biệt là các cơ sở dịch vụ như sòng bạc, quán bar, karaoke, khách sạn, nhà nghỉ,…nơi chứa đựng những tệ nạn xã hội thường xuyên xảy ra làm hình thành nên ý thức không tốt cho người chưa thành niên.
Hành vi: “Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.“, tức là sử dụng người lao động ở các công việc hay nơi làm việc cấm sử dụng người lao động chưa thành niên được coi là trái pháp luật và tùy vào mức độ thì người sử dụng lao động có thể phải gánh chịu các hậu quả pháp lý nhất định.
Việc sử dụng lao động trẻ em hiện nay là một vấn đề nổi cộm được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Đất nước ta đang trong thời kì hội nhập kinh tế quốc, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, vấn đề giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được xem trọng. Ở đây, quan trọng là phải ngăn ngừa và trợ giúp những trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại nguy hiểm. Nguyên nhân một phần là do lỗ hỏng trong pháp luật. Luật pháp Việt Nam ngày càng hoàn thiện, có nhiều văn bản ban hành nhưng vẫn chưa đủ, vẫn phải tiếp tục ban hành để quy định cụ thể hơn.
Thực tế, chỉ có thể hạn chế việc sử dụng lao động trẻ em chứ rất khó để xóa bỏ, đặc biệt là đối với hoàn cảnh của Việt Nam. Trong bối cảnh tỷ lệ các hộ gia đình đói nghèo thực sự còn cao, các dịch vụ xã hội chưa phát triển thì chỉ có thể nói đến từ hạn chế, không để các em phải làm việc trong điều kiện nặng nhọc,môi trường độc hại chứ không thể xóa bỏ hoàn toàn.
Cơ sở pháp lý:
– Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Bộ luật Lao động về lao động chưa thành niên do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.