Trong hoạt động nhăn nuôi thì thức ăn chăn nuôi cần đảm chất lượng và sử dụng những loại không chứa chất cấm trong chăn nuôi. Hiện nay Danh mục chất cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gồm các loại nào?
Mục lục bài viết
1. Danh mục chất cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi:
Căn cứ theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT hướng dẫn Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi, quy định 25 loại chất cấn sử trong chăn nuôi được thể hiện ở bảng sau:
DANH MỤC HÓA CHẤT, SẢN PHẨM SINH HỌC, VI SINH VẬT CẤM SỬ DỤNG TRONG THỨC ĂN CHĂN NUÔI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT | Tên hóa chất |
1 | Carbuterol |
2 | Cimaterol |
3 | Clenbuterol |
4 | Chloramphenicol |
5 | Diethylstilbestrol (DES) |
6 | Dimetridazole |
7 | Fenoterol |
8 | Furazolidon và các dẫn xuất nhóm Nitrofuran |
9 | Isoxuprin |
10 | Methyl-testosterone |
11 | Metronidazole |
12 | 19 Nor-testosterone |
13 | Salbutamol |
14 | Terbutaline |
15 | Stilbenes |
16 | Melamine (Với hàm lượng Melamine trong thức ăn chăn nuôi lớn hơn 2,5 mg/kg) |
17 | Bacitracin Zn |
18 | Carbadox |
19 | Olaquindox |
20 | Vat Yellow 1 (tên gọi khác: flavanthrone, flavanthrene, sandothrene); công thức phân tử: C28H12N2O2; danh pháp: benzo[h]benz[5,6]acridino[2,1,9,8-klmna]acridine-8,16- dione. |
21 | Vat Yellow2 (tên gọi khác: Indanthrene); công thức phân tử: C28H14N2O2S2; danh pháp: 2,8-diphenylanthra[2,1-d:6,5-d’]bisthiazole-6,12-dione. |
22 | Vat Yellow3 (tên gọi khác: Mikethrene); công thức phân tử: C28H18N2O4; danh pháp: N,N’-1,5-Anthraquinonylenebisbenzamide. |
23 | Vat Yellow 4 (tên gọi khác: Dibenzochrysenedione, Dibenzpyrenequinone); công thức phân tử: C24H12O2; danh pháp: 7,14-Dibenzpyrenequinone. |
24 | Auramine (tên gọi khác: yellow pyoctanine; glauramine); công thức phân tử: C17H21N3; danh pháp: 4,4’-Carbonimidoylbis[N,N-dimethylbenzenamine] và các dẫn xuất của Auramine. |
25 | Cysteamine |
Lưu ý: Để có thể ban hành được chất cấm trong thức ăn chăn nuôi thì cần có sự phối hợp giữa các cơ quan với nhau. Theo đó, Cục Chăn nuôi có trách nhiệm Tổng hợp, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, cập nhật Danh mục chất cấm hoặc không cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi định kỳ hằng năm.
2. Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi bị phạt bao nhiêu tiền năm 2022?
Theo quy định tại Khoản 25 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2020) thì thức ăn chăn nuôi là sản phẩm, mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến bao gồm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn truyền thống. Trong đó bao gồm nhiều loại thức ăn như Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, Thức ăn đậm đặc, Thức ăn bổ sung, Thức ăn truyền thống. Tất cả loại thức ăn này có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, nếu có chứa chất cấm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sưc khỏe lâu dài của người tiêu dùng cũng như tính mạng con người. Hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi được đánh giá là nguy hiểm nên cần có chế tài xử lý phù hợp.
Tại khoản 4, khoản 5 Điều 28 Nghị định 14/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 07/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi. Đây được coi là một biện pháp nghiêm ngặt nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường, việc xử phạt hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi được quy định ở các khung khác nhau, cụ thể:
– Áp dụng mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng mỗi chất cấm trong chăn nuôi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi cố tình sử dụng mỗi chất cấm trong chăn nuôi đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm hình sự theo bản án;
– Biện pháp khắc phục hậu quả sẽ được áp dụng song song với việc xử phạt vi phạm hành chính:
+ Biện pháp buộc chuyển đổi mục đích sử dụng thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này; xét đến trường hợp không thể chuyển đổi được mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy;
+ Với những loại chất nằm trong danh mục cấm vàvật nuôi đã sử dụng chất cấm thì để đảm bảo an toàn sẽ bị cơ quan có thẩm quyền buộc tiêu hủy chất cấm và loại vật nuôi này;
– Bên cạnh đó, tại Điều 5 Nghị định 14/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 07/2022/NĐ-CP đã quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt như sau:
+ Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về chăn nuôi theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
+ Liên quan đến mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này sẽ là những mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Nếu tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
+ Thẩm quyền xử phạt của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Như vậy, hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đem đến nhiều hệ quả xấu trong môi trường kinh doanh cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng. Nếu bị phát hiện hành vi này thì sẽ bị phạt với số tiền lớn. Theo đó, cá nhân có thể áp dụng mức phạt tiền lên tới 80 triệu đồng, còn đối với tổ chức thì có thể bị xử phạt với số tiền lên tới 160 triệu đồng. Đồng thời, các nhân tổ chức vi phạm buộc áp dụng biện pháp tiêu hủy chất cấm và vật nuôi đã sử dụng chất cấm. Thậm chí, nếu đủ yếu tố cấu thành có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Một số lý giải về các chất nằm trong danh mục không được sử dụng chăn nuôi:
Có thể thấy, các loại chất cấm trong chăn nuôi không phải ngẫu nhiên mà được liệt kê nằm trong danh sách này. Hiện nay, Cục chăn nuôi có trách nhiệm tổng hợp và trình lên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn để xem xét và cập nhật danh mục các loại chất cấm trong chăn nuôi vì nhiều những lý do khác nhau liên quan đến sức khỏe đủ con người động vật và môi trường:
– Thứ nhất, có thể kể đến những yếu tố liên quan đến sức khỏe của con người: việc lạm dụng hoặc sử dụng các loại chất cấm nằm trong danh mục không được sử dụng trong chăn nuôi thông thường là hóa chất kháng sinh có ảnh hưởng xấu và nó tồn tại trong các loại thực phẩm chế biến từ động vật. Theo thời gian lâu ngày thì những loại chất cấm này sẽ tích tụ trong thực phẩm gây nguy hại cho sức khỏe nếu con người tiêu thụ trên thực tế. Có thể thấy một số kháng sinh khi được sử dụng không đúng cách cũng có thể gây ra sự thay đổi hoặc sự phát triển của kháng thuốc trong vi khuẩn dẫn đến kháng sinh sẽ không có tác dụng trong việc điều trị bệnh cho con người. Đây là một trong những hệ lụy lớn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người nghiêm trọng.
– Thứ hai, liên quan đến nguy cơ về các chất ô nhiễm: trong hoạt động chăn nuôi việc sử dụng các loại hóa chất hoặc thuốc trừ sâu hỗ trợ cho quá trình kinh doanh có thể lưu lại trong môi trường và gây ra ô nhiễm nguồn nước, đất cũng như không khí. Hành động này dù vô tình hay cố tình cũng gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và gây ảnh hưởng tổn hại cho các loài sống khác ở trong môi trường tự nhiên;
– Thứ ba, gây ảnh hưởng tiêu cực đến các loài động vật khác: không chỉ con người bị ảnh hưởng khi trực tiếp tiêu thụ các sản phẩm chế biến từ động vật được nuôi từ thực phẩm có chứa chất cấm thì khi sử dụng các chất hóa học độc hại cũng có thể ảnh hưởng đến nguồn đa dạng sinh học và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến số lượng và sự phong phú của loài sống trong hệ sinh thái.
Có thể thấy, những danh mục nằm trong chất cấm sử dụng có sự kiểm tra nghiêm ngặt và xem xét phối hợp giữa các cơ quan ban ngành. Nên trong một số khía cạnh nào đấy những loại danh mục này đều không tốt và gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, môi trường cũng như các loài sinh vật khác. Để bảo vệ được sức khỏe con người động vật và môi trường thì cá nhân cần tuân thủ các quy tắc liên quan đến việc sử dụng các loại chất trong chăn nuôi, thiết lập giám sát và tuân thủ thực hiện các quy định nghiêm ngặt đối với vấn đề này. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh và chú trọng hơn đến các phương pháp chăn nuôi bền vững an toàn đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn chất lượng cao cho con người.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Nghị định số 07/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thú y; chăn nuôi;
– Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi.