Hiện nay, những bệnh nào được coi là bệnh nghề nghiệp do Bộ lao động thương binh xã hội và Bộ Y tế ban hành? Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH mới nhất 2023.
Cho đến 2015, đã có 28 bệnh nghề nghiệp đã được Nhà nước công nhận và được chi trả chế độ bảo hiểm. Nội dung chi tiết được nêu cụ thể trong các văn bản sau: Thông tư Liên bộ số
Mục lục bài viết
1. Danh mục 28 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm:
Nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế quản
1. Bệnh bụi phổi – Silic nghề nghiệp (BP-silic) (Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH);
2. Bệnh bụi phổi Atbet (amiăng) (BP-amiăng) (Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH);
3. Bệnh bụi phổi bông (BP-bông) (Thông tư liên bộ số 29-TTLB);
4. Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp (viêm PQ- NN) (Quyết định 167/BYT-QĐ).
Nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp
1. Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì (Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH);
2. Bệnh nhiễm độc benzen và các hợp chất đồng đẳng của benzene (Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH);
3. Bệnh nhiễm độc thuỷ ngân và các hợp chất thuỷ ngân (Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH);
4. Bệnh nhiễm độc mangan và các hợp chất của mangan (Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH);
5. Bệnh nhiễm độc TNT (trinitro toluen) (Thông tư liên bộ số 29-TTLB);
6. Bệnh nhiễm độc asen và các hợp chất asen nghề nghiệp (Quyết định 167/BYT-QĐ);
7. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp (Quyết định 167/BYT-QĐ);
8. Bệnh nhiễm độc hoá chất trừ sâu nghề nghiệp (Quyết định 167/BYT-QĐ);
9. Bệnh nhiễm độc cacbonmonoxit nghề nghiệp (Quyết định 27/2006/QĐ-BYT);
10. Bệnh nhiễm độc Cadimi nghề nghiệp (Thông tư 42/2011/TT-BYT).
Nhóm III: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý
1. Bệnh do quang tuyến X và các chất phóng xạ (Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH);
2. Bệnh điếc do tiếng ồn (điếc NN) (Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH);
3. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp (Thông tư liên bộ số 29-TTLB);
4. Bệnh giảm áp mãn tính nghề nghiệp (Quyết định 167/BYT-QĐ);
5. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân (Thông tư 42/2011/TT-BYT).
Nhóm IV: Các bệnh da nghề nghiệp
1. Bệnh sạm da nghề nghiệp (Thông tư liên bộ số 29-TTLB);
2. Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc (Thông tư liên bộ số 29-TTLB);
3. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp (Quyết định 27/2006/QĐ-BYT);
4. Bệnh viêm loét da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp (Quyết định 27/2006/QĐ-BYT).
Nhóm V: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp
1. Bệnh lao nghề nghiệp (Thông tư liên bộ số 29-TTLB);
2. Bệnh viêm gan virút nghề nghiệp (Thông tư liên bộ số 29-TTLB);
3. Bệnh do xoắn khuẩn leptospira nghề nghiệp (Thông tư liên bộ số 29-TTLB);
4. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (Thông tư 42/2011/TT-BYT).
2. Năm 2023 thì tổng cộng 34 bệnh đã được công nhận hưởng BHXH:
Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH
1. Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp.
2. Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp.
3. Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp.
4. Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp.
5. Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp.
6. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp.
7. Bệnh hen nghề nghiệp.
8. Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp.
9. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng.
10. Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp.
11. Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp.
12. Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp.
13. Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp.
14. Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp.
15. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp
16. Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp.
17. Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp.
18. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn.
19. Bệnh giảm áp nghề nghiệp.
20. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân.
21. Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ.
22. Bệnh phóng xạ nghề nghiệp.
23. Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp.
24. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp.
25. Bệnh sạm da nghề nghiệp.
26. Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm.
27. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài.
28. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su.
29. Bệnh Leptospira nghề nghiệp.
30. Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp.
31. Bệnh lao nghề nghiệp.
32. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
33. Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp.
34. Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp.
Theo Thông tư 15/2016/TT-BYT, người lao động sau khi được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp cần được người sử dụng lao động bố trí vị trí làm việc hạn chế tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó.
Người lao động mắc bệnh nghề nghiệp cần được tạo điều kiện và phải được điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Đối với nhóm bệnh nhiễm độc nghề nghiệp phải được thải độc, giải độc kịp thời, đồng thời điều dưỡng, phục hồi chức năng và giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định.
Riêng đối với một số bệnh nghề nghiệp (bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ, do rung toàn thân, nhiễm độc mangan, các bệnh bụi phổi nghề nghiệp trừ bệnh bụi phổi bông) và ung thư nghề nghiệp, ung thư do các bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định thì cần phải chuyển khám giám định ngay.
Đặc biệt, đối với những trường hợp chẩn đoán các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp cho người lao động trong thời gian bảo đảm không nhất thiết phải có các xét nghiệm xác định độc chất trong cơ thể./.