Một số quy định về chào hàng cạnh tranh? Một số quy định về việc đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật? Tiêu chí đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất, báo giá?
Hoạt động đấu thầu có vai trò to lớn trong thực tế đối với các doanh nghiệp. Trong quá trình đấu thầu, sự cạnh tranh giữa các nhà thầu có ý nghĩa quan trọng và đem lại những lợi ích nhất định các bên tham gia đấu thầu. Hình thức đấu thầu chào hàng cạnh tranh là một hình thức đấu thầu khá phổ biến. Nhà nước ta đã ban hành các văn bản pháp luật quy định cụ thể về chào hàng cạnh tranh. Một trong những nội dung được Nhà nước ta quan tâm đối với hình thức đấu thầu này là hồ sơ đề xuất, báo giá. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về các tiêu chí đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất, báo giá trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Luật sư
1. Một số quy định về chào hàng cạnh tranh:
1.1. Chào hàng cạnh tranh là gì?
Trên thực tế, ta có thể hiểu, chào hàng cạnh tranh là một trong những hình thức đấu thầu thường được áp dụng đối với những gói thầu cung cấp hàng hóa có tính chất kĩ thuật đơn giản, hàng hóa thông dụng được sản xuất sẵn và có giá trị nhỏ.
Ta có thể đưa ra ví dụ cụ thể như gói thầu cung cấp một số lượng không nhiều các loại bàn ghế làm việc, cung cấp và lắp đặt điều hòa nhiệt độ, cung cấp và lắp đặt máy vi tính hay dụng cụ y tế…
1.2. Các trường hợp áp dụng chào hàng cạnh tranh:
Theo Khoản 1 Điều 23
– Thứ nhất, các gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản.
– Thứ hai, các gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng.
– Thứ ba, các gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.
Theo Điều 57
– Thứ nhất: Đối với quy trình thông thường: hạn mức đối với giá trị của gói thầu trước khi áp dụng chào hàng cạnh tranh không quá 05 tỷ đồng.
– Thứ hai: Đối với quy trình rút gọn:
+ Giá trị gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản thì hạn mức đối với giá trị của gói thầu trước khi áp dụng chào hàng cạnh tranh không quá 500 triệu đồng.
+ Giá trị gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường và gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt thì hạn mức đối với giá trị của gói thầu trước khi áp dụng chào hàng cạnh tranh không quá 01 tỷ đồng.
+ Đặc biệt, đối với mua sắm thường xuyên cũng được pháp luật điều chỉnh về hạn mức với giá trị gói thầu không quá 200 triệu đồng.
Như vậy, theo quy đinh của pháp luật, nếu các gói thầu có giá trị vượt quá hạn mức mà pháp luật đặt ra thì sẽ không được phép thực hiện hình thức chào hàng cạnh tranh để tìm kiếm nhà thầu, nhà đầu tư.
1.3. Điều kiện để được phép áp dụng chào hàng cạnh tranh:
Theo Khoản 2 Điều 23 Luật Đấu thầu quy định về hình thức chào hàng cạnh tranh sẽ được phép áp dụng nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây, cụ thể là:
– Thứ nhất, có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt.
– Thứ hai, có dự toán được phê duyệt theo quy định.
– Thứ ba, đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu.
1.4. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chào hàng cạnh tranh:
Đối với chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường.
Theo Luật Đấu thầu năm 2013, chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường bao gồm các bước sau đây:
– Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu.
– Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu.
– Bước 3: Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo hợp đồng.
– Bước 4: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.
– Bước 5: Hoàn thiện, kí kết hợp đồng.
Đối với chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn.
Theo Luật Đấu thầu năm 2013, chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn bao gồm các bước sau đây:
– Bước 1: Chuẩn bị và gửi yêu cầu báo giá cho nhà thầu.
– Bước 2: Nhà thầu nộp báo giá.
– Bước 3: Đánh giá các báo giá và thương thảo hợp đồng.
– Bước 4: Trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.
– Bước 5: Hoàn thiện, kí kết hợp đồng.
2. Một số quy định về việc đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật:
2.1. Thực hiện kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật:
Bên mời thầu kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật theo quy định tại khoản 1 Điều 28
– Thực hiện kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
– Thực hiện kiểm tra các thành phần của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm các loại giấy tờ, văn bản sau đây:
+ Đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, thỏa thuận liên danh (nếu có),
+ Bảo đảm dự thầu.
+ Các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ.
+ Tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm.
+ Đề xuất về kỹ thuật.
+ Các thành phần khác thuộc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
– Thực hiện kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
2.3. Thực hiện đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật:
Theo quy định tại Điều 28 Nghị định 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ, khi đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bên mời thầu tiến hành các công việc sau đây, cụ thể là:
Thứ nhất: Thực hiện việc đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật:
Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung được quy định cụ thể dưới đây:
– Trong hồ sơ đề xuất về kỹ thuật của nhà thầu phải có bản gốc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
– Trong hồ sơ đề xuất về kỹ thuật của nhà thầu phải có đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật hợp lệ.
– Cần lưu ý về hiệu lực của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu.
– Trong hồ sơ đề xuất về kỹ thuật của nhà thầu phải có bảo đảm dự thầu với giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
– Không có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ đề xuất kỹ thuật với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh).
– Trong hồ sơ đề xuất về kỹ thuật của nhà thầu phải có thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có).
– Nhà thầu không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
– Ngoài ra, nhà thầu bảo đảm tư cách hợp lệ.
Thứ hai: Thực hiện đánh giá về năng lực và kinh nghiệm:
– Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của các nhà thầu cần phải được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu.
– Nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu được xem xét, đánh giá về kỹ thuật.
– Nhà thầu đã vượt qua bước sơ tuyển, có hồ sơ đề xuất về kỹ thuật hợp lệ, có năng lực được cập nhật đáp ứng yêu cầu của gói thầu được xem xét, đánh giá về kỹ thuật.
Thứ ba: Thực hiện đánh giá về kỹ thuật:
– Việc đánh giá về kỹ thuật phải thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu.
– Nhà thầu cũng cần đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật được xem xét, đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính.
– Ngoài ra, bên mời thầu phải thông báo danh sách các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật đến tất cả các nhà thầu tham dự thầu, trong đó mời các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật đến mở hồ sơ đề xuất về tài chính.
3. Tiêu chí đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất, báo giá:
Chào hàng cạnh tranh tùy theo hạn mức và tính chất sẽ áp dụng theo quy trình thông thường hoặc theo quy trình rút gọn. Nếu gói thầu của các chủ thể đang theo dõi đang áp dụng hình thức đấu thầu là “chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn” thì quy trình sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 59 Nghị định 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
Khi áp dụng theo quy trình theo quy định tại Điều 59 Nghị định 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ thì các chủ thể nên làm mẫu Bản yêu cầu báo giá – Báo giá mà không phải là Hồ sơ yêu cầu – Hồ sơ đề xuất.
Vậy nên, các chủ thể cần kiểm tra lại chính xác mẫu hồ sơ mà bên mình đang thực hiện là mẫu nào để có căn cứ xác định yêu cầu về tính hợp lệ của nhà thầu và tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.
Theo đó, bên mời thầu đánh giá các hồ sơ đề xuất được nộp theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu. Nhà thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu khi có hồ sơ đề xuất hợp lệ; đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm; tất cả yêu cầu về kỹ thuật đều được đánh giá là “đạt”. Hồ sơ đề xuất áp dụng đối với hình thức chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường, tính hợp lệ quy định trong hồ sơ yêu cầu, trường hợp nhà thầu không đảm bảo tính hợp lệ mà hồ sơ bên mời thầu là bên của chủ thể đó đã yêu cầu thì hồ sơ đề xuất bị loại.
Khi đánh giá theo quy trình rút gọn bên dự thầu sẽ lập bản yêu cầu báo giá, bản yêu cầu báo giá được lập bao gồm các nội dung về các vấn đề cụ thể sau đây:
– Phạm vi công việc.
– Yêu cầu về kỹ thuật.
– Thời hạn hiệu lực của báo giá.
– Thời điểm nộp báo giá.
– Các yêu cầu về bảo hành, bảo trì, đào tạo, chuyển giao, dự thảo hợp đồng, thời gian chuẩn bị và nộp báo giá
– Các nội dung cần thiết khác.
Như vậy, các chủ thể cần phải lưu ý khi đánh giá thì các chủ thể phải đánh giá đúng văn bản đó là văn bản gì, yêu cầu của bên mời thầu là những gì thì sẽ có cơ sở để đánh giá tính hợp lệ và lựa chọn nhà thầu phù hợp.