Nhiều người cho rằng việc đánh bài trả tiền ăn, tiền nước sẽ không vi phạm quy định pháp luật vì chi rằng hành vi này không gây hại. Tuy nhiên thực tế hành vi đánh bạc vì bất kì mục đích gì cũng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc nghiêm trọng hơn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mục lục bài viết
1. Đánh bài trả tiền ăn, tiền nước bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
Để xác định hành vi đánh bài của một các nhân nhằm mục đích trả tiền ăn, tiền nước có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không cần xác định hành vi đó có thỏa mãn các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm hay không. Theo đó cấu thành tội đánh bạc bao gồm:
Khách thể của tội đánh bạc:
Tội đánh bạc, xâm phạm trực tiếp đến an ninh trật tự công cộng cụ thể: hành vi phạm tội thể hiện ở tội đánh bạc với tính chất chung là ảnh hưởng đến kinh tế của nhiều người và tạo điều kiện cho nhiều người sát phạt nhau về kinh tế nhằm mục đích được thua bằng tiền hoặc hiện vật dưới bất kỳ hình thức nào có thể bao gồm chơi lô đề, cá cược, xóc đĩa, tá lả.
So với các tội phạm khác người phạm tội có thể thực hiện hành vi một cách đơn lẻ có nghĩa là chủ thể của tội phạm có thể tự mình thực hiện được hành vi phạm tội mà không cần có sự tham gia của các chủ thể khác. Tuy nhiên, đối với tội đánh bạc chỉ được đặt ra khi có ít nhất từ 02 người trở lên thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm của tội đánh bạc.
Vì vậy, phần lớn tội đánh bạc đều gây ra thiệt hại về kinh tế cho các chủ thể tham gia vào hành vi phạm tội đánh bạc. Từ đó kéo theo các thiệt hại khác như mâu thuẫn gia đình hoặc tranh chấp gây rối trật tự tại nơi công cộng. Bên cạnh đó, hành vi đánh bạc còn có thể khiến cho con người bị tha hóa bởi những tác động tiêu cực tới chuẩn mực đạo đức và nếp sống văn minh, kỷ cương của xã hội không được tôn trọng. Hành vi của tội đánh bạc còn có thể là nguyên nhân phát sinh của nhiều tội phạm và tệ nạn xã hội khác.Ví dụ như trường hợp con bạc thiếu tiền nên nảy sinh các ý định chiếm đoạt tài sản qua đó đã xâm phạm đến an toàn trật tự xã hội.
Như vậy, dù trực tiếp hay gián tiếp thì tội đánh bạc cũng sẽ xâm phạm tới.An ninh trật tự xã hội.
Mặt khách quan của tội đánh bạc:
– Theo quy định của bộ luật hình sự thì hành vi khách quan của tội đánh bạc đó chính là hành vi đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hoặc các vật có giá trị nhất định.
Hành vi được thua bằng tiền này là hành vi có tính chất sát phạt lẫn nhau để kiếm tiền một cách bất hợp pháp. Điều luật cũng đã quy định những điều kiện mà chỉ khi thỏa mãn một trong các điều kiện đó thì hành vi đánh bạc mới được hành vi phạm tội các điều kiện đó bao gồm việc tham gia sử dụng tiền hoặc hiện vật để đánh bạc có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên. Hoặc số tiền dưới 5 triệu đồng nhưng đã từng bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại điều 322 của bộ luật hình sự. Hoặc dưới 5 triệu đồng nhưng đã từng bị kết án về tội đánh bạc hoặc tội quy định tại điều 322 Bộ luật hình sự mặc dù chưa được xóa án tích nhưng lại tiếp tục vi phạm.
Như vậy, đây là những căn cứ quan trọng để xác định giữa ranh giới xử phạt vi phạm hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi đánh bạc.
– Phương tiện phạm tội đánh bạc: ngoài các dấu hiệu về hành vi thì điều luật cũng đã quy định rõ các dấu hiệu về phương tiện phạm tội đánh bạc để xác định được phương tiện thanh toán cho việc được thua và xác định được định lượng để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, dấu hiệu phương tiện thanh toán là một trong những dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của tội đánh bạc tức là việc người có hành vi phạm tội phải được thua bằng tiền hoặc hiện vật có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên hoặc dưới 5 triệu đồng nhưng đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc hoặc hành vi quy định tại điều 322 của Bộ luật hình sự. Hoặc họ đã từng bị kết án về tội đánh bạc hoặc tội quy định tại điều 322 bộ luật hình sự mặc dù chưa được xóa án tích nhưng tiếp tục có hành vi vi phạm.
Như vậy, có thể xác định phương tiện phạm tội của tội đánh bạc, đó là tiền và hiện vật.
Lưu ý hậu quả của hành vi phạm tội đánh bạc không phải là một trong những dấu hiệu bắt buộc được quy định trong cấu thành tội phạm của tội này.
Chủ thể của tội đánh bạc:
Chủ thể của tội đánh bạc là chủ thể thường theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015 là những người có đầy đủ năng lực, trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định.
Căn cứ theo điều 12 Bộ luật hình sự thì chủ thể của tội đánh bạc là người đủ từ 16 tuổi trở lên.
Đồng thời, căn cứ theo điều 12 và Điều 21 về năng lực, trách nhiệm hình sự. Năng lực trách nhiệm hình sự thể hiện ở năng lực, nhận thức và năng lực có thể điều khiển hành vi theo đòi hỏi của xã hội. Đây là một trong những điều kiện cần thiết để xác định được con người đó có lỗi khi thực hiện các hành vi nguy hiểm cho xã hội hay không. Như vậy người có năng lực trách nhiệm hình sự là người đã đạt đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và không thuộc những trường hợp không có năng lực, trách nhiệm hình sự.
Mặt chủ quan của tội đánh bạc:
Lỗi của người phạm tội đánh bạc là lỗi cố ý trực tiếp. Người đánh bạc đã nhận thức được rõ hành vi của mình là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật hình sự cấm và nhận thức được đầy đủ tính chất nguy hiểm của hành vi là xâm phạm trực tiếp tới trật tự công cộng nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi phạm tội của mình.
Động cơ và mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc khi xem xét cấu thành tội phạm tội đánh bạc.
Như vậy, có thể thấy đối với trường hợp người có hành vi tham gia đánh bài trả tiền ăn, tiền nước bạc có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không phụ thuộc vào số tiền và nhân thân của người có hành vi đánh bạc có thỏa mãn các cấu thành được mô tả hay không. Nếu thỏa mãn, người đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự heo quy định.
2. Đánh bài trả tiền ăn, tiền nước bị xử phạt vi phạm hành chính:
Xử phạt vi phạm hành chính đối với người có hành vi đánh bài trả tiền ăn, tiền nước nếu như hành vi này không thỏa mãn các điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ theo đó người có hành vi đánh bài, chơi lô tô hoặc các hành vi tương tự để được thua bằng tiền hoặc hiện vật có thể bị áp dụng mức phạt tiền tới 5 triệu đồng;
Ngoài ra, người có hành vi này còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như: buộc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, đình chỉ hoạt động từ 6 tháng đến 12 tháng đối với cơ sở có hành vi chứa chấp hoặc tổ chức việc đánh bạc trái phép, trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm.
2. Chủ quán nước cho phép người chơi bài trả tiền ăn, tiền nước có bị xử phạt hành chính không?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 28 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định:
Áp dụng hình thức xử phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu có một hành vi tham gia giúp sức hoặc che giấu việc đánh bạc trái phép;
Áp dụng hình thức xử phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 nếu thực hiện hành vi tổ chức đánh bạc thông qua việc sử dụng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác thuộc sở hữu của mình hoặc do mình trưục tiếp quản lý để chứa chấp việc đánh bạc;
Như vậy, chủ quán nước hoặc người quản lý quán nước thiếu trách nhiệm để xảy ra tình trạng khách hàng đánh bài ăn tiền thông qua trả tiền ăn, tiền nước trong quán của mình thì có thể sẽ bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình