Chấm dứt hợp đồng chỉ được diễn ra trong một số trường hợp nhất định đã được pháp luật ghi nhận trong đó phải kể đến trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật. Vậy, Đánh bài ở công ty bị chấm dứt hợp đồng lao động không?
Mục lục bài viết
1. Đánh bài ở công ty bị chấm dứt hợp đồng lao động không?
Khi người lao động tham gia lao động nếu có những hành vi vi phạm có thể sẽ bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật hiện nay hình thức xử lý kỷ luật lao động bao gồm bốn hình thức là khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng, cách chức hoặc tiến hành sa thải. Hành vi người lao động đánh bạc tại nơi làm là một trong những trường hợp người sử dụng lao động hoàn toàn có thể tiến hành sa thải nếu có hành vi vi phạm. Cụ thể tại khoản 1 Điều 125
– Người lao động khi tham gia lao động có hành vi trộm cắp, tham ô hoặc tiến hành đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
– Người lao động cố tình thực hiện các hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ làm ảnh hưởng và xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động.Bên cạnh đó, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến tài sản lợi ích của người sử dụng lao động. Hành vi quấy rối tình dục cũng là một trong những hành vi bị nghiêm cấm tại nơi làm việc đã được quy định trong bộ quy lao động;
– Trong suốt quá trình tham gia làm việc, người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa được xóa kỷ luật thì sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải. Đối với trường hợp tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã xử lý kỷ luật nhưng chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của bộ luật này;
– Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn tính trong thời hạn 365 ngày từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc nhưng cũng không nêu được lý do chính đáng thực hiện hoạt động này
Theo ghi nhận của pháp luật lao động thì trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm gặp phải thiên tai, hỏa hoạn, cá nhân người lao động hoặc thân nhân của người lao động bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Ngoài ra, cũng có một số trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động nếu đã được đề ra. Như vậy, hành vi đánh bạc tại nơi làm việc là một trong những hành vi vi phạm của người lao động trong trường hợp nếu người sử dụng lao động phát hiện ra hoàn toàn có thể tiến hành sa thải người lao động vì hành vi này.
Có thể thấy, các bên khi tham gia vào quan hệ lao động thì người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền chấm dứt hợp đồng lao động thông qua việc xử lý kỷ luật xa thải theo đúng quy định.
2. Việc xử lý kỷ luật rác thải người lao động qua hành vi đánh bạc tại nơi làm việc để có thời hiệu xử lý như thế nào?
Hiện nay, về thời hiệu xử lý kỷ luật gia tại người lao động có hành vi đánh bạc tại nơi làm việc đã được ghi nhận cụ thể tại Điều 123 Bộ luật Lao động 2019, theo đó thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là trong vòng 6 tháng tính từ ngày diễn ra hành vi vi phạm; đối với trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản hoặc tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động sẽ kéo dài hơn đó là 12 tháng.
Đối với trường hợp khi hết thời gian quy định tại khoản 4 Điều 22 của Bộ luật Lao động thì nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày có thể sẽ được kéo dài thời hiệu để thực hiện kỷ luật lao động. Tuy nhiên, thời gian này cũng không được kéo dài quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
Theo ghi nhận thì người sử dụng lao động phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều 123 Bộ luật Lao động 2019.
Có thể thấy, thời hiệu xử lý kỷ luật lao động thông thường là 6 tháng tính từ ngày xảy ra vi phạm, còn trong một số trường hợp đặc biệt hành vi vi phạm liên quan đến tài chính, tài sản, bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý sẽ gấp đôi thời hiệu xử lý kỷ luật lao động bình thường là 12 tháng.
3. Trình tự, thủ tục thực hiện kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải:
Hành vi đánh bạc tại nơi làm việc được khẳng định là hành vi vi phạm liên quan đến quan hệ lao động thậm chí trong một số trường hợp còn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính và bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm. Hiện nay liên quan đến hướng giải quyết của các doanh nghiệp khi nhận thấy người lao động thực hiện việc đánh bạc tại nơi làm việc thì việc kỷ luật sa thải có thể hoàn toàn được diễn ra. Tiến hành việc xa thải người lao động phải diễn ra theo đúng trình tự và đã được quy định tại Điều 70 Nghị Định 14/2020/NĐ-CP. Người sử dụng lao động cũng cần đặc biệt lưu ý để thực hiện đúng theo các bước được hướng dẫn trong bài viết tránh trường hợp xử lý hành vi vi phạm sai với trình tự thủ tục.
Bước 1. Người sử dụng lao động xác nhận hành vi vi phạm của người lao động:
Được xác nhận hành vi vi phạm của người lao động sẽ diễn ra ngay trong thời điểm người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm. Việc xác nhận phải được tiến hành bằng biên bản vi phạm và có tiến hành thông báo đến tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động nếu người này chưa đủ 15 tuổi;
Khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật sau khi người lao động đã thực hiện hành vi thì người sử dụng lao động thực hiện thu thập chứng cứ để chứng minh lỗi của người lao động. Chứng cứ ở đây được sử dụng có thể thông qua lời làm chứng của những người lao động khác, hình ảnh thu thập được..
Bước 2. Chuẩn bị tổ chức họp xử lý kỷ luật lao động:
Tổ chức họp xử lý kỷ luật lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động và trong phiên họp xử lý này sẽ phải tuân thủ về thời gian thông báo. Sau đó, trước khi họp xử lý kỷ luật, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo trước ít nhất 5ngày liên quan đến nội dung thời gian, địa điểm để tổ chức cuộc họp xử lý kỷ luật lao động.
Nội dung của văn bản thông báo này cũng phải thể hiện rõ được thông tin họ tên người bị xử lý hành vi vi phạm để cung cấp thông tin cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở người lao động người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi;
Bước 3. Tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động:
Sau khi đã thông báo, tổ chức họp diễn ra có mặt đầy đủ các thành viên hoặc một trong các thành phần bắt buộc tham gia không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt;
Trong phiên họp xử lý kỷ luật lao động thì nội dung cuộc họp sẽ phải được ghi nhận thành một biên bản thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của những người tham dự. Trường hợp có người không đồng ý hoặc không ký vào biên bản thì cần nêu rõ tên, lý do không thể nếu có vào nội dung biên bản;
Bước 4. Ban hành quyết định xử lý kỷ luật:
Sau khi tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động đã ghi nhận bằng một biên bản thì người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động sẽ ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động; Theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐPC thì cá nhân có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động là những người có thẩm quyền thực hiện được giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động hoặc những người được quy định cụ thể trong nội quy lao động có thể tiến hành việc ban hành quyết định;
Bước 5. Thông báo công khai quyết định xử lý kỷ luật:
Hoàn tất việc tổ chức họp xử lý, cũng như ban hành quyết định xử lý kỷ luật thì bản quyết định này phải được gửi đến cho những người có liên quan, trong đó phải kể đến người lao động, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi, cùng với đó là thông báo cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Người sử dụng lao động cần thực hiện 5 bước cơ bản đã được trình bày trong nội dung bài viết để hoàn tất được xử lý kỷ luật sa thải người lao động một cách đúng pháp luật. Tránh trường hợp vướng vào những đơn từ khiếu nại về hoạt động này.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: