Đảng viên không chồng mà có con (mẹ đơn thân) có bị kỷ luật không? Nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với Đảng viên?
Làm mẹ đơn thân không còn là cụm từ xa lạ và hiếm gặp trong thời kỳ xã hội phát triển như hiện nay. Thậm chí, làm mẹ đơn thân còn đang trở thành xu hướng bởi hiện nay người phụ nữ có thể hoàn toàn độc lập về kinh tế, họ giỏi giang và kiếm tiền giỏi không kém người đàn ông. Cuộc sống hôn nhân có quá nhiều vấn đề mà người phụ nữ phải đối mặt trong khi nhiều quan niệm cho rằng họ vừa phải “giỏi việc nước, đảm việc nhà”, phải kiếm tiền được nhưng cuộc sống gia đình phải vun vén, là người phụ nữ nội chợ mẫu mực. Cộng đồng “single mom” đều chia sẻ về những điều được và mất khi một mình nuôi con. Phụ nữ đơn thân hiện nay sẵn sàng đương đầu với dư luận, định kiến xã hội để tự tạo “phước” cho mình, xóa bỏ mọi rào cản. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn thắc mắc, phụ nữ là đảng viên có được làm mẹ đơn thân không? Và nếu họ không có chồng mà có con thì có bị xử lý kỷ luật không? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho quý bạn đọc về nội dung trên.
Căn cứ pháp lý:
Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Đảng viên không chồng mà có con (mẹ đơn thân) có bị kỷ luật không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Giáo viên nữ trường tôi 34 tuổi, là đảng viên chưa có chồng, giờ cô ta đã có con (không biết bố, cô ta không nói). Trường hợp như cô ta có bị xử lý kỷ luật gì không về đảng viên? Xét thi đua cuối năm cô ta có bị ảnh hưởng gì không? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, cần xem xét các hành vi vi phạm hôn nhân gia đình dẫn đến kỷ luật đảng viên theo quy định tại điều 51 Quy định 69-QĐ/TW như sau:
– Can thiệp việc kết hôn, ly hôn hoặc để con tảo hôn.
– Trốn tránh nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con, lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên.
– Cản trở người không trực tiếp nuôi con được thăm con sau khi ly hôn (trừ trường hợp cha, mẹ bị hạn chế quyền thăm con theo quyết định của toà án).
– Trốn tránh, không thực hiện nghĩa vụ giám hộ sau khi đã làm thủ tục công nhận giám hộ tại cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật.
– Sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giả mạo giấy tờ để đăng ký nuôi con nuôi.
– Không đăng ký kết hôn hoặc đang có vợ (chồng) nhưng vẫn sống chung với người khác như vợ, chồng.
– Vi phạm pháp luật về mang thai hộ.
– Vi phạm việc sửa chữa, làm sai lệch nội dung hoặc giả mạo giấy tờ để đăng ký kết hôn.
– Thiếu trách nhiệm, xác nhận không đúng tình trạng hôn nhân dẫn đến người khác đăng ký kết hôn không hợp pháp hoặc trái quy định.
– Khai gian dối hoặc có hành vi lừa dối khi đăng ký kết hôn hoặc cho, nhận nuôi con nuôi; có con với người khác khi đang có vợ hoặc chồng.
– Vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, gây dư luận xấu trong xã hội.
– Ép buộc vợ (chồng), con làm những việc trái đạo lý, trái pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Từ chối thực hiện, không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cha mẹ, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
Như vậy, việc xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm quy định hôn nhân gia đình thì phải được xem xét hành vi đó có vi phạm quy định nào trên hay không.
Đối với hành vi có con nhưng không có chồng thì căn cứ quy định trên thì không có hành vi không chồng mà có con bị xử lý kỷ luật đối với đối tượng là Đảng viên. Để xem xét đảng viên đó có bị xử lý kỷ luật hay không thì phải đưa ra bằng chứng chứng cứ khác để chứng minh họ vi phạm ít nhất một trong các hành vi trên.
Còn đối với vấn đề bình xét thi đua thì phải xem xét vào nội quy của trường bạn có đề cập hay không. Nếu không đề cập thì không thể lấy lý do này làm ảnh hưởng đến việc thi đua của giáo viên đó.
Như vậy, đối với việc đảng viên không có chồng mà có con (làm mẹ đơn thân) sẽ không bị xử lý kỷ luật.
2. Nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với Đảng viên:
Nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với Đảng viên theo Điều 2 Quy định 69-QĐ/TW như sau:
Thứ nhất, tất cả tổ chức đảng và đảng viên bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Tổ chức đảng và đảng viên vi phạm quy định, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước đều phải xem xét thi hành kỷ luật công minh, chính xác, kịp thời.
Thứ hai, thi hành kỷ luật phải đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục và thẩm quyền theo quy định của Đảng.
Thứ ba, khi xem xét kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, động cơ, nguyên nhân vi phạm, hoàn cảnh cụ thể, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tự phê bình, tiếp thu phê bình và kết quả sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra.
Thứ tư, một hành vi vi phạm chỉ được xử lý kỷ luật một lần bằng một hình thức kỷ luật. Khi cùng một thời điểm xem xét kỷ luật nếu có từ hai hành vi vi phạm trở lên thì xem xét, kết luận từng hành vi vi phạm và hình thức xử lý được quyết định chung bằng một hình thức kỷ luật cao nhất; không tách riêng từng hành vi vi phạm để thi hành các hình thức kỷ luật khác nhau và kỷ luật nhiều lần.
Thứ năm quyết định kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật (trừ quyết định kỷ luật khai trừ đối với đảng viên hoặc quyết định kỷ luật giải tán đối với tổ chức đảng), nếu tổ chức đảng, đảng viên không khiếu nại, không tái phạm hoặc không có vi phạm mới đến mức phải kỷ luật.
Thứ sáu, tổ chức đảng, đảng viên bị kỷ luật oan, sai, thì tổ chức đảng ra quyết định kỷ luật phải hủy bỏ hoặc thay đổi quyết định kỷ luật cho phù hợp; trường hợp tổ chức đảng không thực hiện thì tổ chức đảng cấp trên có thẩm quyền quyết định, đồng thời tổ chức đảng đã ra quyết định kỷ luật oan, sai, nếu có vi phạm đến mức phải kỷ luật sẽ bị xem xét vi phạm thì xử lý theo quy định.
Thứ bảy, Trường hợp tổ chức đảng bị kỷ luật đã chuyển giao, chia tách, sáp nhập hoặc kết thúc hoạt động thì quyết định kỷ luật được ở tổ chức đảng đã tiếp nhận việc chuyển giao, chia tách, sáp nhập hoặc tổ chức đảng cấp trên trực tiếp của tổ chức đảng đó công bố.
Thứ tám, kỷ luật tổ chức đảng phải xem xét rõ trách nhiệm của tổ chức, đồng thời xem xét trách nhiệm của từng cá nhân liên quan để kỷ luật đối với đảng viên vi phạm, đặc biệt cần xem xét đến trách nhiệm người đứng đầu.
Đảng viên trong tổ chức đảng bị kỷ luật phải chịu trách nhiệm về nội dung vi phạm, hình thức kỷ luật của tổ chức đảng đó. Việc này phải ghi vào lý lịch đảng viên. Trường hợp đảng viên không bị kỷ luật về cá nhân vẫn được tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, thực hiện công tác cán bộ theo quy định. Đảng viên không tán thành hoặc không liên quan trực tiếp đến vi phạm của tổ chức đảng cũng phải ghi rõ vào lý lịch đảng viên.
Thứ chín, đảng viên vi phạm quy định đã đề ra thì phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, bị truy nã, bị toà án tuyên phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên thì phải khai trừ ra khỏi Đảng; nếu hình phạt nhẹ hơn cải tạo không giam giữ thì tùy nội dung, tính chất, mức độ hậu quả, nguyên nhân vi phạm và các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ để thi hành kỷ luật đảng tương xứng. Trường hợp đảng viên vi phạm dẫn đến làm thất thoát tài chính, tài sản của Đảng, Nhà nước, của tổ chức, cá nhân thì phải xem xét trách nhiệm và bồi thường.
Thứ mười, kỷ luật đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể và các hình thức xử phạt của pháp luật. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về Đảng thì cấp ủy quản lý đảng viên bị xử lý kỷ luật đó phải kịp thời chỉ đạo hoặc đề nghị cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội có thẩm quyền kỷ luật về hành chính, đoàn thể (nếu có) theo quy định của cơ quan nhà nước, đoàn thể.
Các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị – xã hội, cơ quan bảo vệ pháp luật phải
Mười một, trong cùng một vụ việc có nhiều đảng viên vi phạm thi mỗi đảng viên phải bị kỷ luật về hành vi vi phạm của mình.
Mười hai, vẫn xem xét kỷ luật theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với đảng viên đã chuyển công tác, nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có vi phạm ở cơ quan, đơn vị cũ đến mức phải kỷ luật.
Mười ba, đối với đảng viên đang bị tổ chức đảng xem xét xử lý kỷ luật thì không được điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, phong, thăng quân hàm; phong, tặng, công nhận các danh hiệu của Đảng, Nhà nước
Mười bốn, các trường hợp chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật:
– Đảng viên là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc đảng viên là nam giới (trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chưa xem xét kỷ luật;
– Đảng viên bị bệnh nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện thì chưa xem xét kỷ luật, khi sức khỏe ổn định (được ra viện) mới xem xét kỷ luật đối với họ;
– Tổ chức đảng vãn phải xem xét, kết luận nhưng không quyết định kỷ luật đối với Đảng viên vi phạm đã qua đời, trừ trường hợp có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng.
– Đảng viên bị tuyên bố mất tích nếu phát hiện vi phạm vẫn phải xem xét, kết luận nhưng chưa xử lý kỷ luật. việc thi hành kỷ luật được thực hiện khi phát hiện đảng viên đó còn sống.
– Đảng viên thực hiện đề xuất về đổi mới, sáng tạo theo Kết luận số 14-KL/TW, ngày 22/9/2021 của Bộ Chính trị, được cơ quan có thẩm quyền cho phép nhưng xảy ra thiệt hại thì cơ quan có thẩm quyền xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, đánh giá khách quan, toàn diện. Trường hợp xác mình được đảng viên đã thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung thì miễn kỷ luật hoặc giảm nhẹ trách nhiệm.
– Đảng viên được miễn kỷ luật nếu Vi phạm do chấp hành chủ trương, quyết định, mệnh lệnh sai trái của tổ chức, cấp trên hoặc do bị ép buộc nhưng đã chủ động, kịp thời báo cáo bằng văn bản với tổ chức, cơ quan có thẩm quyền biết ý kiến, đề xuất của mình trước khi thực hiện.