Đảng viên dự bị là Đảng viên đang thực hiện thời kỳ dự bị. Để được công nhận và kết nạp Đảng viên chính thức, họ cần thực hiện các nhiệm vụ trong chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ được tổ chức phân công. Cùng tìm hiểu các quyền của Đảng viên dự bị trong khoảng thời gian dự bị.
Mục lục bài viết
1. Đảng viên dự bị là gì?
Điều kiện trở thành Đảng viên:
Khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam quy định điều kiện trở thành Đảng viên như sau:
Như vậy, các điều kiện cần đưa ra rất đơn giản để có thể được kết nạp vào hàng ngũ Đảng. Trong đó, công dân đáp ứng các điều kiện theo quy định nêu trên qua quá trình thực tiễn nếu chứng tỏ được mình là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng. Cần xác định trong tính chất ưu tú, sự tín nhiệm thông qua các thành tích cụ thể của họ.
Quy định đối với Đảng viên dự bị:
Điều 5 điều lệ Đảng quy định:
“ 1. Người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị mười hai tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời kỳ dự bị, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện và phân công đảng viên chính thức giúp đảng viên đó tiến bộ.
2. Khi hết thời kỳ dự bị, chi bộ xét công nhận đảng viên chính thức từng người một và biểu quyết như khi xét kết nạp; nếu không đủ tư cách đảng viên thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên dự bị.”
Như vậy:
Đảng viên dự bị là đối tượng được thực hiện thời gian dự bị trong tổ chức Đảng trước khi trở thành Đảng viên chính thức. Giai đoạn dự bị giúp họ được học tập, được rèn luyện trong môi trường của tổ chức Đảng. Qua đó phát huy và thể hiện các năng lực, sự phù hợp cũng như giá trị cần thiết trong đội ngũ.
Theo quy định trên thì phải có điều kiện dự bị trước khi trở thành Đảng viên chính thức. Trong khoảng thời gian đó, người được kết nạp vào Đảng được gọi là Đảng viên dự bị. Đây là thời gian để Đảng viên dự bị rèn luyện và phấn đấu. Thể hiện ý nghĩa lớn lao đối với Đảng viên trong hoạt động, lý tưởng và lập trường vững vàng trong đội ngũ Đảng.
Sau thời gian dự bị thì sẽ được chi bộ xét công nhận đảng viên chính thức. Dựa trên các tiêu chí đánh giá về tính ưu tú, về mức độ cũng như năng lực phù hợp. Trong thời gian dự bị, phải chứng tỏ được các năng lực nổi trội và sự xứng đáng của bản thân trong hàng ngũ Đảng. Thời gian dự bị giúp họ tiếp cận chủ động, cũng như tiến bộ về mọi mặt.
Vẫn sẽ thực hiện biểu quyết đối với từng người một và biểu quyết như khi xét kết nạp. Để thực hiện đánh giá chi tiết nhất trong năng lực, tư cách cũng như mức độ phấn đấu. Nếu không đủ tư cách đảng viên thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên dự bị.
2. Quyền của Đảng viên dự bị:
Đảng viên dự bị vẫn được thực hiện chuyên môn trong hoạt động Đảng. Họ làm việc ở một tổ chức hay đơn vị nào đó có sự quản lý của cơ quan nhà nước. Theo đó vẫn được nhận một số quyền cơ bản như đối với Đảng viên chính thức. Tuy nhiên, họ bị hạn chế một số quyền chưa được tiếp cận.
Theo điều 3 Điều lệ Đảng thì quyền của Đảng viên dự bị như sau:
“ 1. Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
2. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
3. Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
4. Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.”
Như vậy, Đảng viên dự bị có các quyền bao gồm:
Đảng viên dự bị được tham gia cơ bản vào các hoạt động và công tác Đảng. Được thực hiện các nhiệm vụ, các công việc phân công để rèn luyện, chứng tỏ bản thân. Qua đó mang đến các quyền lợi được tiếp cận cụ thể.
+ Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Tiếp cận các thông tin và tiến hành thảo luận, trình bày quan điểm trong thực hiện công việc chung. Được tham gia biểu quyết các công việc của Đảng. Có tiếng nói, có quan điểm và được thể hiện năng lực, lý tưởng của bản thân. Từ đó cống hiến và đóng góp vào thực hiện các công việc của tổ chức.
+ Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức. Nhìn nhận và đánh giá đối với hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ của các đối tượng khác. Từ đó mang đến hiệu quả phân công, phối hợp thực hiện công việc chung. Báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
+ Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình. Bảo vệ các quyền lợi của bản thân trong giải thích, chứng minh. Từ đó mang đến lý giải đối với công việc thực hiện, với các mức độ và khả năng hoàn thành nhiệm vụ.
Đảng viên dự bị được thực hiện các quyền cơ bản. Từ đó đảm bảo hiệu quả xây dựng cũng như tham gia vào quyết định, thực hiện công việc chung. Các quyền này được thực hiện, cũng chính là công cụ để họ rèn luyện và chứng tỏ bản thân mình. Mang đến các khả năng, sự tiến bộ và kinh nghiệm được rèn luyện trong thời gian dự bị.
3. Đảng viên dự bị có quyền bầu cử không?
Điều 15 Quyết định 244-QĐ/TW về việc ban hành quy chế bầu cử trong Đảng quy định chỉ đại biểu chính thức của đại hội đại biểu các cấp và Đảng viên chính thức của đại hội Đảng viên mới có quyền bầu cấp uỷ cấp mình và bầu đại biểu dự đại hội Đảng bộ cấp trên. Như vậy, quy định này giúp xác định các chủ thể có quyền hạn cũng như được tiếp cận với quyền bầu cử. Khi tham gia vào đại hội bầu cử, chỉ các đại biểu chính thức và Đảng viên chính thức mới có quyền bầu cử. Thêm nữa:
Căn cứ theo Điều 14 Quyết định 244-QĐ/TW năm 2014 về Quy chế bầu cử trong Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, có quy định:
“1. Ở đại hội đảng viên, chỉ đảng viên chính thức mới được ứng cử ở đại hội cấp mình để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên. Đảng viên chính thức, đảng viên sinh hoạt tạm thời và đảng viên dự bị có quyền đề cử đảng viên chính thức để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội cấp trên.
2. Ở đại hội đại biểu, chỉ đại biểu chính thức mới được ứng cử, đề cử đại biểu chính thức ở đại hội cấp mình để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
3. Đoàn chủ tịch đại hội đề cử nhân sự do cấp ủy triệu tập đại hội chuẩn bị để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.”
Như vậy:
Quy định này cũng xác định rõ quyền tham gia đối với Đảng viên chính thức và Đảng viên dự bị. Trong đó, các quyền lợi được tiếp cận là khác nhau. Mang đến các chức năng cũng như vai trò của Đảng viên trong hoạt động của cơ quan, đơn vị.
Theo quy định nêu trên thì tại đại hội đại biểu đảng bộ, chỉ có đại biểu chính thức mới được ứng cử, đề cử đại biểu chính thức ở đại hội cấp mình để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên. Từ chỉ xác định duy nhất các đối tượng được liệt kê mới có quyền tham gia bầu cử. Do đó đảng viên dự bị không có quyền được ứng cử, đề cử tại đại hội đại biểu đảng bộ.
Tuy nhiên họ lại có quyền được đề cử Đảng viên chính thức để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội cấp trên. Sự lựa chọn, tin tưởng của họ vẫn được đánh giá cao trong công tác chung của tổ chức. Để đảm bảo các Đảng viên được nói lên quan điểm, mang đến sự lựa chọn tín nhiệm của mình trong hoạt động chung.
Đảng viên dự bị không có quyền bầu cử. Tuy nhiên, ở đại hội Đảng viên, Đảng viên chính thức, Đảng viên sinh hoạt tạm thời và Đảng viên dự bị đều có quyền đề cử Đảng viên chính thức của Đảng bộ, chi bộ để được bầu làm đại biểu dự đại hội Đảng bộ cấp trên hoặc để được bầu vào cấp ủy cấp mình. Đây là các quy định đảm bảo cho quyền đánh giá, tham gia công việc của tổ chức.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam.
– Quyết định về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng (Quyết định số 244-QĐ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương).