Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể về "tái hôn", tuy nhiên có thể hiểu tái hôn là việc vợ, chồng sau khi ly hôn quay trở về chung sống với nhau và kết hôn với nhau một lần nữa. Vậy theo quy định của pháp luật thì Đảng viên có được phép kết hôn lần hai (tái hôn) hay không?
Mục lục bài viết
1. Đảng viên có được phép kết hôn lần hai (tái hôn) không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 52 của Quy định số 69-QĐ/TW, có quy định về những vi phạm của Đảng viên trong lĩnh vực hôn nhân gia đình. Bao gồm:
(1) Đảng viên vi phạm một trong những trường hợp sau đây mà gây ra hậu quả ít nghiêm trọng thì có thể bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật khiển trách, bao gồm:
-
Có hành vi can thiệp vào việc kết hôn, ly hôn hoặc để con tảo hôn trái quy định pháp luật;
-
Trốn tránh nghĩa vụ chăm sóc, nghĩa vụ nuôi dưỡng con cái, lạm dụng sức lao động của con trong độ tuổi chưa thành niên;
-
Cản trở cá nhân không trực tiếp nuôi con được quyền thăm con sau khi ly hôn, ngoại trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm con theo quyết định có hiệu lực của Tòa án;
-
Trốn tránh nghĩa vụ giám hộ, không thực hiện nghĩa vụ giám hộ sau khi đã làm thủ tục công nhận giám hộ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
-
Sửa chữa nội dung, làm sai lệch nội dung, giả mạo giấy tờ khi thực hiện thủ tục đăng ký nuôi con nuôi;
-
Không đăng ký kết hôn hoặc đang có vợ, đang có chồng tuy nhiên vẫn chung sống với người khác như vợ chồng;
-
Vi phạm quy định của pháp luật về mang thai hộ.
(2) Trường hợp đã bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật khiển trách tuy nhiên vẫn tái phạm hoặc vi phạm lần đầu, gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong những trường hợp sau đây thì có thể bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật cảnh cáo hoặc cách chức (trong trường hợp có chức vụ, quyền hạn);
-
Vi phạm quy định về vấn đề sửa chữa, làm sai lệch nội dung phải giả mạo các loại giấy tờ, tài liệu để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền;
-
Thiếu trách nhiệm, không xác nhận đúng tình trạng hôn nhân, từ đó dẫn đến người khác đăng ký kết hôn không hợp pháp hoặc đăng ký kết hôn trái quy định của pháp luật;
-
Khai báo gian dối hoặc có hành vi gian dối khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn, cho hoặc nhận nuôi con nuôi, có con với người khác khi đang có vợ hoặc đang có chồng.
(3) Trường hợp vi phạm gây ra hậu quả rất nghiêm trọng hoặc thực hiện một trong những hành vi sau đây thì có thể bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật khai trừ khỏi Đảng:
-
Vi phạm quy định về vấn đề cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, từ đó ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và gây dư luận xấu trong xã hội;
-
Ép buộc vợ, ép buộc chồng/con làm những việc trái luân thường đạo lý, trái quy định pháp luật tuy nhiên chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
-
Từ chối thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cha mẹ, không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cha mẹ, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Đảng viên nếu vi phạm quy định về hôn nhân gia đình nêu trên thì có thể bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ khỏi Đảng. Và trong đó không có quy định nghiêm cấm Đảng viên kết hôn lần hai (tái hôn).
Hay nói cách khác, Đảng viên hoàn toàn được phép kết hôn lần hai (tái hôn) khi đắp ứng đầy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình năm 2014.
2. Đảng viên kết hôn lần hai (tái hôn) cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về điều kiện đăng ký kết hôn. Theo đó, nam nữ kết hôn với nhau bắt buộc phải tuân thủ các điều kiện sau đây:
-
Nam trong độ tuổi từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
-
Việc kết hôn sẽ cho nam, nữ tự nguyện quyết định, không bị lừa dối hoặc ép buộc dưới bất kỳ hình thức nào;
-
Cá nhân đăng ký kết hôn không bị mất năng lực hành vi dân sự;
-
Việc kết hôn không thuộc một trong những trường hợp bị cấm kết hôn.
Đối chiếu với quy định tại Điều 5 Luật hôn nhân gia đình năm 2014, việc kết hôn không thuộc một trong những trường hợp cấm kết hôn sau đây:
-
Kết hôn giả tạo hoặc ly hôn giả tạo;
-
Tảo hôn, lừa dối kết hôn, Cường ép kết hôn hoặc cản trở kết hôn tự nguyện, tiến bộ;
-
Cá nhân là người đang có vợ, đang có chồng tuy nhiên thực hiện thủ tục kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác; hoặc cá nhân chưa có vợ, cá nhân chưa có chồng tuy nhiên kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có vợ hoặc đang có chồng;
-
Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có cùng dòng máu trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; giữa những người từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, từng là cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, mẹ kế với con riêng của chồng hoặc cha dượng với con riêng của vợ.
Như vậy, Đảng viên hoàn toàn có quyền kết hôn lần hai (tái hôn) khi đắp ứng được đầy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình.
3. Đảng viên kết hôn lần hai (tái hôn) được sinh thêm bao nhiêu con?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Quy định 05-QĐi/TW năm 2018 có quy định về những trường hợp sinh con không bị coi là vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Bao gồm các trường hợp sau:
-
Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, trong trường hợp cả hai vợ chồng hoặc một trong hai vợ chồng thuộc người đồng bào dân tộc thiểu số có số lượng dân dưới 10.000 người hoặc thuộc đồng bào dân tộc có nguy cơ suy giảm tỷ lệ dân số (tức là tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
-
Vợ chồng sinh con lần thứ nhất tuy nhiên sinh với số lượng từ 03 người con trở lên;
-
Vợ chồng đã có 01 người con đẻ, sinh con lần thứ hai tuy nhiên sinh với số lượng từ 02 người con trở lên;
-
Cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba trở lên, tại thời điểm sinh chỉ có duy nhất 01 người con đẻ còn sống (trong đó bao gồm cả trường hợp con đẻ đã cho làm con nuôi);
-
Cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba, trước đó cặp vợ chồng đã có 02 người con đẻ, tuy nhiên một con hoặc cả hai người con bị dị tật hoặc mắc chứng bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được cơ quan có thẩm quyền đó là Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh/cấp trung ương xác nhận;
-
Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ) thuộc một trong những trường hợp sau: Sinh 01 con hoặc sinh 02 con trong trường hợp một trong hai bên vợ chồng đã có con riêng (con đẹp); sinh một con hoặc sinh hai con trở lên trong cùng một lần trong trường hợp cả hai bên vợ chồng đã có con riêng (con đẻ), và quy định này sẽ không áp dụng trong trường hợp hai vợ chồng đã từng có hai người con chung trở lên và các con hiện vẫn đang còn sống;
-
Phụ nữ chưa kết hôn sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh;
-
Sinh con thứ ba trở lên trước giai đoạn 19/01/1989;
-
Sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, thực hiện đầy đủ biện pháp kế hoạch hóa gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ, có xác nhận của cô sở y tế cấp quận/huyện và cấp tương đương trở lên.
-
Như vậy, trong trường hợp Đảng viên đã có con riêng là con đẻ, khi kết hôn lần hai (tái hôn) thì Đảng viên đó sẽ có quyền được sinh thêm con mà không bị xử lý kỷ luật khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
-
Một trong hai bên vợ chồng đã có con riêng, sau khi kết hôn lần thứ hai tiếp tục sinh thêm một con hoặc hai con;
-
Trong trường hợp cả hai vợ chồng đã có con riêng là con đẻ, trong cùng một lần sinh có thể sinh từ hai con trở lên. Tuy nhiên, trường hợp này sẽ không áp dụng khi hai vợ chồng đã từng có hai con chung chả lên, hiện nay những người con chung đều đang sống sót.
Như vậy, chỉ có hai trường hợp nêu trên, cán bộ, công chức, viên chức là Đảng viên tái hôn và được quyền sinh con thứ ba trở lên không vi phạm chính sách về dân số và kế hoạch hóa gia đình, không bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật.
THAM KHẢO THÊM: