Đảng viên bị xử phạt hành chính có bị khai trừ ra khỏi Đảng không? Nguyên tắc xử lý kỷ luật Đảng viên.
Đảng viên bị xử phạt hành chính có bị khai trừ ra khỏi Đảng không? Nguyên tắc xử lý kỷ luật Đảng viên.
Tóm tắt câu hỏi:
Vào năm 2008, tôi có người thân vi phạm hành chính, bị xử phạt hành chính 750.000đ, hành vi xâm hại sức khỏe người khác, bị kỷ luật đảng hình thức khai trừ đảng. Xin hỏi luật sư, người thân của tôi bị xử lý như vậy là đúng hay sai, và căn cứ vào quy định nào? Xin cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Như bạn trình bày, người thân của bạn vi phạm hành chính từ năm 2008, bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng. Căn cứ Điều 2, Quy định 94/QĐ-TW về nguyên tắc xử lý kỷ luật đảng viên, cụ thể như sau:
– Tất cả đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Đảng viên ở bất cứ cương vị lĩnh vực công tác nào, nếu vi phạm kỷ luật của Đảng đều phải được xem xét, xử lý kỷ luật nghiêm minh.
– Việc thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm phải thực hiện đúng phương hướng, phương châm, nguyên tắc, thủ tục và đúng thẩm quyền theo quy định của Điều lệ Đảng, quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và hướng dẫn của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
– Khi xem xét, xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, thái độ tiếp thu phê bình và sửa chữa, khắc phục khuyết điểm; mục tiêu, yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng.
– Các hình thức kỷ luật đảng viên được thực hiện theo đúng quy định của Điều lệ Đảng. Đảng viên vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật đều phải thi hành kỷ luật nghiêm minh; vi phạm đến mức khai trừ thì phải khai trừ, không áp dụng hình thức xoá tên; cấp uỷ viên vi phạm đến mức cách chức thì phải cách chức, không cho thôi giữ chức; đảng viên dự bị vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì áp dụng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo, không đủ tư cách thì xoá tên trong danh sách đảng viên.
– Đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không “xử lý nội bộ”; bị toà án tuyên phạt từ cải tạo không giam giữ trở lên thì phải khai trừ; nếu bị xử phạt bằng hình thức thấp hơn, được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, bị xử phạt hành chính thì tuỳ nội dung, mức độ, tính chất, tác hại và nguyên nhân vi phạm mà xem xét thi hành kỷ luật đảng một cách thích hợp.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
– Kỷ luật đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể và các hình thức xử lý của pháp luật. Đảng viên bị thi hành kỷ luật về Đảng thì cấp uỷ quản lý đảng viên đó phải kịp thời chỉ đạo tổ chức nhà nước, đoàn thể chính trị – xã hội có thẩm quyền, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về Đảng, phải xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính, đoàn thể (nếu có) theo quy định của cơ quan nhà nước và điều lệ của đoàn thể. Khi các cơ quan nhà nước, đoàn thể chính trị – xã hội đình chỉ công tác, khởi tố bị can hoặc thi hành kỷ luật đối với cán bộ, hội viên, đoàn viên là đảng viên thì phải thông báo ngay cho tổ chức đảng quản lý đảng viên đó biết. Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, tổ chức đảng quản lý đảng viên phải xem xét xử lý kỷ luật về Đảng.
– Đảng viên vi phạm đang trong thời gian nghỉ thai sản theo chế độ quy định, đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc mất khả năng nhận thức, được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận thì chưa xem xét, xử lý kỷ luật.
Quy định 94/QĐ-TW không nêu rõ trường hợp đảng viên bị xử phạt hành chính về hành vi xâm hại đến sức khỏe người khác có bị xử lý kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng. Tuy nhiên, về nguyên tắc xử lý đảng viên vi phạm có nêu rõ tùy từng trường hợp cụ thể, tùy nội dung, mức độ, tính chất và nguyên nhân vi phạm mà xem xét thi hành kỷ luật đảng một cách thích hợp.
Do đó, nếu tại thời điểm vi phạm, xét thấy phải khai trừ người vi phạm ra khỏi Đảng để nêu gương, răn đe đối với các Đảng viên khác thì áp dụng hình thức kỷ luật là có căn cứ.