Đang vay nợ ngân hàng thì có được xuất cảnh không? Đang vay nợ và có nợ xấu với ngân hàng tại Việt Nam thì có xin được visa để xuất cảnh không? Quy định về các trường hợp cấm xuất cảnh?
Cơ sở pháp lý:
Giải quyết vấn đề
Vấn đề nhập cảnh, xuất cảnh của công dân Việt Nam là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản lý công dân rời khỏi lãnh thổ đất nước, và từ nước khác trở về. Dù là xuất cảnh hay nhập cảnh công dân Việt Nam vẫn phải tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật. Nói về vấn đề xuất cảnh, trên thực tế có rất nhiều trường hợp công dân xuất cảnh để tránh các nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện, gây ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân, tổ chức. Do đó khi công dân thuộc vào các trường hợp xuất cảnh gây ảnh hưởng lợi ích đó thì cơ quan có thẩm quyền có quyền hạn chế quyền xuất cảnh.
Ví dụ như các khoản vay ngân hàng trong một số trường hợp công dân sẽ không được xuất cảnh. Bài viết sau Luật Dương Gia xin trình bày về việc liệu vay tiền ngân hàng có được xuất cảnh hay không?
Mục lục bài viết
Thứ nhất, Giải thích từ ngữ liên quan
Xuất cảnh: là việc công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.
Khoản vay: là việc một cá nhân, tổ chức hay thực thể cho một cá nhân, tổ chức hay thực thể khác vay tiền có lãi suất hoặc không có lãi suất theo sự thỏa thuận của các bên.
Nghĩa vụ trả nợ: Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 Nghĩa vụ trả nợ là nghĩa vụ của một cá nhân, tổ chức phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
Thứ hai, Về các trường hợp không được xuất cảnh theo quy định pháp luật hiện
Theo Điều 21 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BCA, công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
– Công dân Việt Nam đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm. Nếu công dân đang bị xác định là người bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thực hiện một hành vi phạm tội hoặc đang là người có liên quan đến công tác điều tra thì bị hạn chế xuất cảnh
– Công dân Việt Nam đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự thì không thể thực hiện việc xuất cảnh ra nước ngoài
– Công dân Việt Nam đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.
-Công dân Việt Nam đang có nghĩa vụ chấp hành
– Công dân Việt Nam không được phép xuất cảnh vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.
– Công dân Việt Nam vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
-Công dân Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của pháp luật và không đủ điều kiện để xuất cảnh
Như vậy theo quy định của pháp luật chỉ những công dân nằm trong các trường hợp được nêu trên thì mới bị hạn chế quyền xuất cảnh. Theo đó điểm chung của hầu hết các trường hợp trên là vì công dân đó đang bắt buộc phải thực hiện một nghĩa vụ với Nhà nước hay với một cá nhân, tổ chức; hoặc vì lý do khách quan đảm bảo an toàn, an ninh quốc gia. Việc hạn chế đối với những đối tượng này nhằm giúp cho tiến trình quản lý người dân được dễ dàng hơn.
Thứ ba, trường hợp nào vay nợ ngân hàng thì không thể xuất cảnh?
Như đã trình bày ở mục 2 thì chỉ khi nào công dân thuộc vào các trường hợp trên thì mới bị hạn chế xuất cảnh. Nếu trong trường hợp công dân này đang vay tiền ngân hàng thì tùy vào từng trường hợp có thể được xem xét được xuất cảnh hay không?
Khoản vay ở ngân hàng được xem là nghĩa vụ tài chính của một cá nhân phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho ngân hàng. Căn cứ vào khoản 3, 4 điều 21
“Điều 21. Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
3. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.
4. Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó“
Theo quy định về trường hợp “những nghĩa vụ tài chính khác” nêu trên thì khoản nợ cũng là một trong những nghĩa vụ này. Tuy nhiên khi vay tiền ở ngân hàng nếu như công dân này có có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì sẽ không thuộc trường hợp bị hạn chế xuất cảnh. Như vậy khi vay ngân hàng công dân chỉ bị hạn chế xuất cảnh khi thuộc vào trường hợp khoản vay này đến hạn mà bạn chưa trả được và không có tài khoản đảm bảo cho khoản vay. Hoặc nếu công dân không có tài sản đảm bảo, đến thời hạn mà không trả nợ và Ngân hàng đã khởi kiện bạn thì chưa được xuất cảnh do đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự. Còn nếu như khoản vay ngân hàng này chưa đến hạn trả nợ, hoặc có tài sản đảm bảo khoản vay thì công dân vẫn được xuất cảnh theo quy định của pháp luật
Về thẩm quyền quyết định đưa cho công dân Việt Nam xuất cảnh:
Theo quy định tại Điều 22 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BCA, thẩm quyền quyết định chưa cho công dân Việt Nam xuất cảnh trong trường hợp vay tiền ngân hàng không được xuất cảnh:
“1. Thẩm quyền quyết định chưa cho công dân Việt Nam xuất cảnh :
a) Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án hoặc cơ quan thi hành án các cấp quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 21 Nghị định này.
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 4 Điều 21 Nghị định này.
c) Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 5 Điều 21 Nghị định này.
d) Bộ trưởng Bộ Công an quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 6 Điều 21 Nghị định này.
đ) Thủ trưởng cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 7 Điều 21 Nghị định này.
2. Các cơ quan có thẩm quyền nêu tại các điểm a, b, c, d, khoản 1 Điều này khi quyết định chưa cho công dân xuất cảnh phải gửi văn bản thông báo cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an, nêu rõ các yếu tố nhân thân của người chưa được xuất cảnh và thời hạn chưa cho người đó xuất cảnh, để thực hiện. Khi hủy bỏ quyết định đó cũng phải thông báo bằng văn bản cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an để thực hiện.
3. Cơ quan nào quyết định chưa cho công dân xuất cảnh thì có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho công dân đó biết, trừ trường hợp vì lý do đảm bảo bí mật cho công tác điều tra tội phạm và lý do an ninh.
4. Người quyết định chưa cho công dân xuất cảnh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.”
Như vậy, Ngân hàng không phải là cơ quan có thẩm quyền quyết định công dân đó được phép xuất cảnh ra nước ngoài hay không? Mà thẩm quyền này là do pháp luật quy định. Theo đó khi các cơ quan có thẩm quyền khi quyết định công dân chưa được phép xuất cảnh phải gửi văn bản thông báo cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an, nêu rõ lý do chưa được xuất cảnh, và thời hạn chưa cho phép xuất cảnh, nếu có quyết định đó phải thông báo bằng văn bản cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an. Bên cạnh đó, cần phải thông áo cho công dân bị hạn chế xuất cảnh biết bằng văn bản để nghiêm chỉnh thực hiện.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho em hỏi 1 vấn đề ạ. Em có vay ngân hàng ANZ 1 khoản tiền khoản 70 triệu. Nay em muốn đi du lịch nước ngoài với Công ty em. Trường hợp của em có thể xuất cảnh không ạ??
Luật sư tư vấn:
Theo bạn trình bày bạn đang vay ngân hàng một khoản tiền 70 triệu đồng, bạn không trình bày rõ bạn đã đến hạn trả nợ hay chưa? Căn cứ Điều 474 Bộ luật dân sự 2015 quy định nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:
“Điều 474. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.
5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ. »
Như vậy, bạn phải có nghĩa vụ trả đủ tiền khi đến hạn vay tài sản của ngân hàng.
Căn cứ Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BCA năm 2015 hợp nhất Nghị định về xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam do Bộ Công an ban hành quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam như sau:
“Điều 21. Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.
2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.
3. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.
4. Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.
5. Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.
6. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
7. Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.”
Luật sư
Bạn vay ngân hàng 70 triệu và đang nợ ngân hàng, tức là theo khoản 4 Điều 21 nêu trên quy định trường hợp “những nghĩa vụ tài chính khác” chưa thực hiện nhưng nếu bạn có tài sản để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ đó nên về nguyên tắc, bạn không thuộc trường hợp chưa được phép xuất cảnh ra nước ngoài. Trường hợp bạn không có tài sản bảo đảm, đến hạn mà bạn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà Ngân hàng khởi kiện bạn thì bạn sẽ thuộc trường hợp chưa được xuất cảnh theo khoản 3 Điều 21 nêu trên “đang có nghĩa vụ chấp hành án dân sự”.
Do vậy, để tránh những rắc rối hoặc tranh chấp có thể phát sinh trước khi xuất cảnh, bạn nên có văn bản thông báo cho ngân hàng mà đang có nghĩa vụ trả nợ biết về việc xuất cảnh cũng như ủy quyền cho thân nhân quản lý nhà và trả lãi hằng tháng, trả gốc khi đến hạn cũng như việc thực hiện các biện pháp bảo đảm về việc thanh toán nợ theo yêu cầu từ phía ngân hàng (nếu thấy cần thiết).
Vay tín chấp ngân hàng có bị hạn chế nhập cảnh không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có vay tín chấp của ngân hàng VP Bank 70 triệu. Hiện tôi đang định cư ở Mỹ. Xin hỏi văn phòng luật sư rằng sau này tôi có bị ảnh hưởng việc nhập cảnh về Việt Nam không? Có bị cấm nhập cảnh hay bị giữ lại ở hải quan không?
Luật sư tư vấn:
Do thông tin bạn cung cấp chưa rõ ràng nên chưa xác minh được việc bạn còn quốc tịch Việt Nam hay đã thôi quốc tịch Việt Nam để xác định pháp luật áp dụng áp dụng.
Thứ nhất, trường hợp bạn vẫn còn mang quốc tịch Việt Nam.
Căn cứ vào Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BCA năm 2015 hợp nhất Nghị định về xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam do Bộ Công an ban hành chỉ có quy định về Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc các trường hợp quy định tại Điều 21 của Nghị định này mà không có quy định nào về trường hợp công dân Việt Nam không được nhập cảnh vào Việt Nam nên trong trường hợp của bạn thì bạn hoàn toàn có thể được nhập cảnh vào Việt Nam nếu có đủ điều kiện về giấy tờ để xuất nhập cảnh như: hộ chiếu, giấy thông hành…
Thứ hai, trường hợp bạn không còn mang quốc tịch Việt Nam mà mang quốc tịch nước khác.
Căn cứ vào Điều 20, Điều 21 Luật xuất nhập cảnh quá cảnh cư trú của người nước ngoài ở Việt Nam năm 2014 quy định về điều kiện nhập cảnh và các trường hợp chưa cho nhập cảnh như sau:
Điều 20. Điều kiện nhập cảnh
Người nước ngoài được nhập cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực.
Người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng và phải cách thời điểm xuất cảnh Việt Nam lần trước ít nhất 30 ngày;
2. Không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này.
Điều 21. Các trường hợp chưa cho nhập cảnh
1. Không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này.
2. Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng.
3. Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú.
4. Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.
5. Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực.
6. Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực.
7. Vì lý do phòng, chống dịch bệnh.
8. Vì lý do thiên tai.
9. Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Căn cứ vào quy định trên thì trong trường hợp bạn không còn mang quốc tịch Việt Nam, bạn có đủ điều kiện nhập cảnh và không thuộc một trong các trường hợp chưa cho nhập cảnh ở trên thì bạn có quyền nhập cảnh vào Việt Nam.