Đảng phí là khoản tiền được các Đảng viên đóng khi tham gia vào hoạt động của tổ chức. Đây là khoản tiền được sử dụng trong các mục đích chi tiêu của đơn vị, gắn với quyền lợi và nghĩa vụ trực tiếp của Đảng viên. Việc sử dụng Đảng phí cũng cần đảm bảo tính hợp lý, cân đối trong chi tiêu và ý nghĩa sử dụng.
Mục lục bài viết
1. Đảng phí là gì?
Đảng phí là nguồn thu đảm bảo, ổn định trong hoạt động của tổ chức Đảng. Khoản thu này được hiểu là một khoản tiền do các Đảng viên đóng, là nghĩa vụ của Đảng viên để tham gia và duy trì hoạt động của tổ chức.
Đảng phí giúp đảm bảo ổn định cho nguồn kinh phí hoạt động công tác đảng của tổ chức đảng các cấp. Từ đó cũng đảm bảo cho nhu cầu tham gia và quyền lợi của các Đảng viên.
Quy định chung về chế độ Đảng phí:
Theo Quyết định số 342-QĐ/TW ngày 28 tháng 12 năm 2010 quy định chung về chế độ đảng phí như sau:
“1- Đóng đảng phí là nhiệm vụ của đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng, là vấn đề có tính nguyên tắc và có ý nghĩa chính trị quan trọng. Căn cứ để tính đóng đảng phí của đảng viên là thu nhập hằng tháng của đảng viên.
2- Đảng phí là một nguồn kinh phí hoạt động công tác đảng của tổ chức đảng các cấp; một số cấp ủy được lập quỹ dự trữ từ tiền thu đảng phí; việc sử dụng quỹ dự trữ do cấp ủy quyết định.
3- Quy định về thu, nộp, quản lý và sử dụng đảng phí được thực hiện thống nhất trong toàn Đảng.”
Phân tích quy định:
Nội dung quy định cho thấy nhiệm vụ, nghĩa vụ của Đảng viên là đóng Đảng phí. Khoản thu này phải được duy trì ổn định, đảm bảo cho công tác hoạt động của Đảng. Mỗi đảng viên dựa trên thu nhập thực tế hàng tháng mà có căn cứ đóng Đảng phí khác nhau. Bởi thu nhập hàng tháng giúp xác định khả năng, năng lực cũng như mức đảm bảo nguồn kinh phí có thể tham gia.
Thông thường, Đảng phí có thể xác định khác nhau đối với sinh viên người đi làm, giữa người có thu nhập thấp cao.
Đảng phí là nguồn thu ổn định, đảm bảo cho hoạt động của tổ chức Đảng các cấp. Do đó mà nguyên tắc, cách thức chi tiêu Đảng phí cũng được quy định cụ thể. Các cấp Đảng phải tuân thủ, thống nhất thực hiện các nguyên tắc thu, nộp, quản lý, sử dụng Đảng phí.
2. Đảng phí được sử dụng như thế nào?
Việc sử dụng đảng phí phải tuân thủ quy tắc trong Điều lệ đảng. Do đó mà ở các cấp đảng, việc sử dụng cần được hiểu, thực hiện thống nhất, minh bạch. Cụ thể, Đảng phí được sử dụng trong các nhóm hoạt động cụ thể, được chi cho các hoạt động đã được xác định trong Điều lệ đảng.
Đảng phí được hiểu là khoản tiền mà Đảng viên đóng góp, sử dụng trong hoạt động của từng cấp Đảng. Do đó để đảm bảo tính công khai minh bạch về việc sử dụng Đảng phí thì Quyết định 99-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về việc ban hành Quy định chế độ chi hoạt động công tác Đảng của tổ chức Đảng cơ sở, Đảng bộ cấp trên trực tiếp cơ sở. Theo đó, các cấp Đảng cần sử dụng Đảng phí ở các nhóm công việc cố định.
Cụ thể tại điều 2 thì Đảng phí được sử dụng như sau:
1- Chi mua báo, tạp chí, tài liệu:
Việc chi mua cũng được xác định theo chỉ thị được cấp trên ban hành. Qua đó xác định nhóm báo có nội dung, đảm bảo nhu cầu tiếp cận trong hoạt động Đảng. Từng loại báo được xem xét có phù hợp với hoạt động của đơn vị hay không, có thuộc nhóm sử dụng Đảng phí để chi mua hay không.
“Chi mua báo, tạp chí thực hiện theo Chỉ thị số 11-CT/TW, ngày 28-12-1996 của Bộ Chính trị (khóa VIII); ngoài ra, một số báo, tạo chí, tài liệu của tổ chức đảng do cấp ủy cấp trên trực tiếp quy định cụ thể về số lượng từng loại phù hợp với nhiệm vụ chính trị của từng tổ chức cơ sở đảng và khả năng nguồn kinh phí.”
Như vậy, căn cứ trên nhu cầu, mục đích sử dụng và khả năng nguồn kinh phí, việc chi mua báo, tạp chí, tài liêu được cân nhắc.
2- Chi tổ chức đại hội Đảng:
Các đại hội Đảng được tổ chức định kỳ, đảm bảo hoạt động tổ chức, làm việc của đơn vị. Trong đó, các khoản chi cũng được kiểm soát để cân đối và phù hợp với ý nghĩa thực tế. Dựa trên số lượng đại biểu tham dự đại hội, giá trị của khoản chi được tính toán sao cho hợp lý.
“Khoản chi hỗ trợ đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy bộ phận, chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở xã, phường, thị trấn bằng 0,1 mức lương tối thiểu/trên một đại biểu dự đại hội.
Đại hội chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở và cấp trên trực tiếp cơ sở, kinh phí tổ chức đại hội thực hiện theo hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng.”
Ở tất cả các cấp Đảng, việc sử dụng kinh phí đều được quản lý và kiểm soát chặt chẽ. Qua đó văn phòng trung ương Đảng thực hiện được việc định hướng, hướng dẫn cho các cấp Đảng chi tiêu Đảng phí hợp lý.
3- Chi khen thưởng đối với tổ chức đảng và đảng viên:
Đây cũng là một đầu mục cần sử dụng đảng phí. Khi các Tổ chức Đảng hay cá nhân Đảng viên có thành tích xuất sắc, Đảng phí được sử dụng để chi khen thưởng. Tùy thuộc vào hoạt động, quy chế thực tế của đơn vị và Điều lệ Đảng mà các khoản chi khen thưởng được sử dụng phù hợp.
4- Chi hoạt động khác:
Trên thực tế có nhiều hoạt động khác cần sử dụng khoản chi của Đảng phí. Trong đó, quy định bên dưới làm rõ các mục đích, công việc này:
“4.1- Văn phòng phẩm, thông tin, tuyên truyền, chi hội nghị, công tác phí; phụ cấp cấp ủy (nếu có); chi công tác xây dựng Đảng; chi tiếp khách, thăm hỏi đảng viên và các chi phí đảng vụ khác, mức chi theo quy định của Đảng và Nhà nước.
4.2- Đối với các tổ chức đảng trong lực lượng vũ trang, trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp: kinh phí sửa chữa thường xuyên máy móc, thiết bị làm việc, mua sắm, sửa chữa lớn tài sản tùy theo khả năng nguồn kinh phí do cấp ủy xem xét, quyết định.”
Kinh phí sửa chữa, các văn phòng phẩm,… cần sử dụng tối thiểu cho sinh hoạt, làm việc cũng cần đảm bảo. Do đó một nguồn Đảng phí được trích ra để sử dụng cho các nhu cầu cơ bản này.
Trên đây là các đầu mục hoạt động, công việc cần sử dụng đến nguồn chi của Đảng phí.
3. Mức chi Đảng phí như thế nào là hợp lý?
Mức đóng Đảng phí ổn định, phù hợp.
Mỗi đảng viên có nguồn thu nhập khác nhau, cùng với nghĩa vụ đóng đảng phí. Theo quy định thì hiện nay thu nhập hằng tháng của đảng viên để tính đóng đảng phí. Căn cứ bao gồm:
+ Tiền lương, một số khoản phụ cấp;
+ Tiền công;
+ Sinh hoạt phí;
+ Nguồn thu nhập khác.
Đảng viên xác định được thu nhập thường xuyên, là căn cứ tính mức đóng Đảng phí trong nghĩa vụ. Đảng viên phải đóng đảng phí theo tỷ lệ (%) của thu nhập hằng tháng (chưa tính trừ thuế thu nhập cá nhân);
Ngoài ra, đối với đảng viên khó xác định được thu nhập thì quy định mức đóng cụ thể hằng tháng cho từng loại đối tượng. Tất cả nhằm đảm bảo mức đóng phù hợp, cũng như mang đến nguồn thu ổn định của Đảng phí.
Cụ thể theo Quyết định số 342/QĐ-TW thì mức đóng Đảng phí đã được xác định chi tiết. Bên cạnh đó thì khuyến khích đảng viên thuộc mọi đối tượng trên đây tự nguyện đóng đảng phí cao hơn mức quy định nhưng phải được chi ủy đồng ý.
Mức chi Đảng phí hợp lý trong hoạt động của tổ chức Đảng:
Các đầu mục công việc, hoạt động cần chi Đảng phí đã được liệt kê trong mục 3. Ở các đầu mục công việc đó, mức chi Đảng phí lại được xác định và quy định cụ thể.
Khoản chi văn phòng phẩm được xác định theo nội dung bên dưới. Trong đó, số lượng Đảng viên của cơ sở là căn cứ để xác định mức chi cơ bản của đơn vị. Khi đó, hoạt động chi tiêu cần cân đối, điều chỉnh để sử dụng hiệu quả, hợp lý.
Đối với chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở xã, phường, thị trấn:
- Chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở có 30 đảng viên trở xuống: định mức chi cố định là 15 lần mức lương tối thiểu/chi bộ/năm.
- Từ đảng viên thứ 31 đến đảng viên thứ 100: định mức chi bằng 0,4 mức lương tối thiểu/đảng viên/năm.
- Từ đảng viên thứ 101 đến đảng viên thứ 200: định mức chi bằng 0,3 mức lương tối thiểu/đảng viên/năm.
- Từ đảng viên thứ 201 đến đảng viên thứ 300: định mức chi bằng 0,2 mức lương tối thiểu/đảng viên/năm.
- Từ đảng viên thứ 301 trở lên: định mức chi bằng 0,1 mức lương tối thiểu/đảng viên/năm.
Đối với chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở trong các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị trong lực lượng vũ trang:
- Chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở có 30 đảng viên trở xuống: định mức chi cố định là 10 lần mức lương tối thiểu/chi bộ/năm.
- Từ đảng viên thứ 31 đến đảng viên thứ 100: định mức chi bằng 0,4 mức lương tối thiểu/đảng viên/năm.
- Từ đảng viên thứ 101 đến đảng viên thứ 200: định mức chi bằng 0,3 mức lương tối thiểu/đảng viên/năm.
- Từ đảng viên thứ 201 đến đảng viên thứ 300: định mức chi bằng 0,2 mức lương tối thiểu/đảng viên/năm.
- Từ đảng viên thứ 301 trở lên: định mức chi bằng 0,1 mức lương tối thiểu/đảng viên/năm.
Có thể thấy các căn cứ được xác định để tính toán mức chi hợp lý cho từng hoạt động. Tương ứng với các nhóm hoạt động ở mục 3, các quy định về chi hợp lý Đảng phí cũng được xác định.