Khi thu nhập đến mức chịu thuế thu nhập cá nhân, ngoài việc xác định các khoản giảm trừ gia cảnh của bản thân để bảo vệ lợi ích thì người lao động còn cần quan tâm đến những trường hợp được giảm trừ gia cảnh, việc đăng ký cắt giảm và thay đổi người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh sau khi đã đăng ký.
Mục lục bài viết
1. Văn bản pháp luật về người phụ thuộc, giảm trừ gia cảnh:
– Thông tư
–Thông tư 92/2015/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; Hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014 /QH13 và Nghị định số 12/2015 ngày 12/02/2015 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.
-Thông tư số
-Thông tư số 95/2016/TT-BTC Thông tư hướng dẫn về đăng ký thuế.
2. Trình tự thủ tục thay đổi người phụ thuộc:
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định về việc đăng ký giảm trừ gia cảnh. Theo đó, giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú. Trường hợp cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì tính giảm trừ gia cảnh một lần vào tổng thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công. Mức giảm trừ gia cảnh: Đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm; Đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, khi có thay đổi (tăng, giảm) về người phụ thuộc, người nộp thuế thực hiện khai bổ sung thông tin thay đổi của người phụ thuộc theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế và nộp cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập hoặc cơ quan thuế đối với người nộp thuế thuộc diện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế.
– Địa điểm nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc là nơi người nộp thuế nộp bản đăng ký người phụ thuộc.
Tổ chức trả thu nhập có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc và xuất trình khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra thuế.
– Thời hạn nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc: trong vòng ba (03) tháng kể từ ngày nộp tờ khai đăng ký người phụ thuộc (bao gồm cả trường hợp đăng ký thay đổi người phụ thuộc).
Quá thời hạn nộp hồ sơ nêu trên, nếu người nộp thuế không nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc sẽ không được giảm trừ cho người phụ thuộc và phải điều chỉnh lại số thuế phải nộp.
3. Muốn thay đổi người phụ thuộc đã đăng ký phải làm như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật Dương Gia em có một câu hỏi này vì không lắm rõ luật lắm, rất mong được anh chị tư vấn giúp liên quan tới thủ tục đăng kí người phụ thuộc, giảm trừ gia cảnh của người có thu nhập chịu thuế được quy định như thế nào? Trường hợp như của em có bố mẹ ngoài độ tuổi lao động thì đăng ký người phụ thuộc để cơ quan thuế tính giảm trừ gia cảnh khi tính thuế có được không?
Trường hợp bố mẹ em đã được anh trai đang làm việc tại một cơ quan khác đã đăng ký là người phụ thuộc, giảm trừ gia cảnh trước đó thì bây giờ em có được đăng ký ba má em theo mã số thuế của em nữa không? Anh trai em giờ có con nhỏ và muốn tiến hành đăng kí thêm các cháu vào người phụ thuộc, giảm trừ gia cảnh và bớt đi phần ba má em trong mã số thuế của anh và để em đăng ký ba má em là người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh theo mã số thuế của em. Vậy về phần giấy tờ thủ tục em cần phải làm những gì?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Khoản 2 Điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC.
Theo như bạn trình bày, bố mẹ bạn đã được anh trai bạn đang làm việc tại một cơ quan đăng ký là người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh, nay bạn muốn đăng ký sang cho bạn thì anh trai bạn phải thay đổi người phụ thuộc, bớt người phụ thuộc là ba mẹ bạn thì bạn mới có thể đăng ký ba mẹ bạn là người phụ thuộc.
Theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC, khi có thay đổi (tăng/giảm) về người phụ thuộc, người nộp thuế thực hiện khai bổ sung thông tin thay đổi của người phụ thuộc theo Mẫu số 02/ĐK-NPT-TNCN và nộp cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập hoặc cơ quan thuế đối với người nộp thuế thuộc diện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế.
Địa điểm, thời hạn nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như sau:
– Địa điểm nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc là nơi người nộp thuế nộp bản đăng kí người phụ thuộc.
Tổ chức trả thu nhập có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc và xuất trình khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra thuế.
– Thời hạn nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc: trong vòng ba(03) tháng kể từ ngày nộp tờ khai đăng kí người phụ thuộc( bao gồm cả trường hợp đăng kí thay đổi người phụ thuộc).
Quá thời hạn nộp hồ sơ nêu trên, nếu người nộp thuế không nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc sẽ không được giảm trừ cho người phụ thuộc và phải điều chỉnh lại số thuế phải nộp.
4. Quy định về giảm trừ gia cảnh:
Theo quy định tại Điều 19 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 (Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012) và Hướng dẫn bởi Điều 12 Nghị định 65/2013/NĐ-CP giảm trừ gia cảnh được xác định như sau:
Thứ nhất, giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú.
Trường hợp cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì tính giảm trừ gia cảnh một lần vào tổng thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công.
Thứ hai, về mức giảm trừ gia cảnh
– Đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm.
– Đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.
Lưu ý:
– Trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh thì thực hiện theo mức do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.
– Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì phải tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế
Thứ ba, nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh
– Giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế:
+ Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.
+ Đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 01 hoặc từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc
+ Trường hợp trong năm tính thuế cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế theo quy định.
– Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
+ Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
+ Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký. Đối với người phụ thuộc đã được đăng ký giảm trừ gia cảnh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được giảm trừ gia cảnh cho đến khi được cấp mã số thuế.
+ Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Riêng đối với người phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều này thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.
+ Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.
THAM KHẢO THÊM: