Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ cho việc quản lý người dân sinh sống trên địa bàn. Do đó, đối với những ai cư trú với phương thức thuê nhà ở khu vực khác nơi thường trú thì phải làm thủ tục này.
Mục lục bài viết
1. Ở trọ có cần đăng ký tạm trú không?
Nhu cầu thuê nhà trọ tại các thành phố lớn của người lao động ngày càng tăng cao, nhất là các địa điểm gần khu công nghiệp lớn. Hầu hết, những lao động này đều là người ngoại tỉnh đến thành phố để làm việc kiếm tiền. Với những người công nhân này, toàn bộ thời gian đều ở nơi làm việc, nhà trọ chỉ là nơi để ngủ và nghỉ ngơi. Trong quá trình ở trọ, rất nhiều người thắc mắc không biết mình có cần phải đăng ký tạm trú tại cơ quan công an nơi ở trọ hay không? Nếu không đăng ký thì sẽ bị xử phạt ra sao? Với những đối tượng này, sẽ có hai trường hợp xảy ra.
Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.
+ Đối với lao động ngắn hạn: Những người lao động chỉ thuê trọ để làm việc trong thời gian ngắn sau đó lại chuyển đi nơi khác để tiếp tục làm việc thì không nhất thiết phải đăng ký tạm trú. Bởi vì, bạn không có ý định lưu trú lâu dài tại khu vực này.
+ Đối với lao động vô thời hạn và hộ gia đình: Những người lao động thuê trọ để sinh sống, làm việc lâu dài và có gia đình riêng thì phải đến cơ quan công an nơi ở trọ để đăng ký tạm trú. Bởi vì, khi đăng ký tạm trú và khai báo nhân khẩu bạn sẽ được hưởng những quyền lợi nhất định và được chính quyền địa phương bảo vệ khi có những rủi ro không may xảy ra.
Theo Điều 30 Luật Cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung 2013, người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đến, phải đăng ký tạm trú tại công an xã, phường, thị trấn.
Như vậy, người thuê nhà trọ phải có nghĩa vụ đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật chứ không nhất thiết phải là chủ nhà.
2. Bên thuê hay bên cho thuê có trách nhiệm đăng ký tạm trú?
Trên thực tế khi đi thuê trọ thì chủ trọ sẽ là người chủ động liên hệ để đăng ký tạm trú cho khách thuê. Lý do là vì chủ trọ sẽ quen thuộc với cơ quan Công an địa phương đó hơn. Tuy nhiên, theo đúng Luật Cư trú thì việc đăng ký tạm trú là nghĩa vụ của công dân đi thuê nhà chứ không nhất thiết phải là chủ nhà. Vì vậy, nếu chủ trọ từ chối hoặc kéo dài thời gian đăng ký tạm trú cho bạn vì lý do nào đó thì bạn cần chủ động tự đăng ký tạm trú cho mình.
Nếu bạn và chủ trọ đều không chủ động thực hiện nghĩa vụ đăng ký tạm trú thì cả hai sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Cán bộ hoặc công an xã và tương đương được giao quản lý cư trú tại địa phương đó sẽ kiểm tra cư trú định kỳ, đột xuất hoặc phối hợp kiểm tra do yêu cầu giữ an ninh chung. Như vậy bạn có thể hiểu rằng công an khu vực có thể kiểm tra cư trú tại địa phương bất kỳ lúc nào và có quyền xử phạt hành chính nếu thấy vi phạm. Mức xử phạt được quy định rõ tại Khoản 1, Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Mức xử lý như sau:
+ Cá nhân hoặc chủ trọ không thực hiện đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh trong sổ Tạm trú bị phạt từ 100 – 300 nghìn đồng.
+ Cá nhân hoặc chủ trọ cổ tình làm sai lệch nội dung Sổ tạm trú hoặc giấy tờ liên quan đến cư trú bị phạt từ 1 – 2 triệu đồng.
+ Cá nhân hoặc chủ trọ cố tình khai man hoặc giả mạo giấy tờ cư trú, Sổ cư trú sẽ bị phạt từ 2 – 4 triệu đồng
3. Thủ tục đăng ký tạm trú
Theo điều 30 Luật Cư trú sửa đổi, bổ sung năm 2013 thì đăng ký tạm trú là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân. Khi các công dân thực hiện hoạt động này không chỉ góp phần giúp Nhà nước quản lý công dân và đảm bảo an ninh xã hội tốt hơn mà còn là tự bảo vệ quyền lợi của mình.
Theo Thông tư 35/2014/TT-BCA, tất cả các cá nhân hoặc hộ gia đình đã thực hiện đăng ký tạm trú thành công tại địa phương đều được cơ quan có thẩm quyền cấp Sổ tạm trú. Sổ này có giá trị xác định nơi tạm trú của bạn, tuy nhiên thường thì Sổ tạm trú chỉ có thời hạn trong vòng 24 tháng. Khi Sổ tạm trú hết thời hạn bạn có thể quay lại cơ quan có thẩm quyền để xin tiếp tục tạm trú.
Theo Luật Cư trú đã sửa đổi, bổ sung thì nếu bạn đã thuê trọ ở địa chỉ mới ngoài địa chỉ đăng ký thường trú thì trong vòng 30 ngày bạn cần đăng ký tạm trú. Thông thường bạn sẽ cần đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc tương đương để yêu cầu được thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú.
Điều 16,
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp:
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định tại Điều 6
+ Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên; trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Người tạm trú được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ tạm trú hoặc đồng ý cho đăng ký tạm trú tại nơi thường trú của chủ hộ thì việc đồng ý phải được ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm.
– Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó thường trú.
Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.
Bước 2: Trong thời gian giải quyết
Thời gian giải quyết:
Sau khi hồ sơ được nộp đầy đủ, trong vòng ba ngày làm việc kể từ ngàu nhận đủ giấy tờ hợp lệ, trưởng công an xã, phường, thị trấn phải cấp sổ tạm trú cho người đến đăng ký. Sổ tạm trú được cấp cho cá nhân hoặc hộ gia đình đã đăng ký tạm trú. Sổ này có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và có thời hạn tối đa là 24 tháng. Trong thời hạn 30 ngày trước ngày hết thời hạn tạm trú. Công dân phải đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú để làm thủ tục gia hạn.
Thời hạn tạm trú theo đề nghị của công dân nhưng tối đa không quá hai mươi bốn tháng. Hết thời hạn tạm trú, hộ gia đình hoặc cá nhân vẫn tiếp tục tạm trú thì đại diện hộ gia đình hoặc cá nhân đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú làm thủ tục gia hạn tạm trú; thời hạn tạm trú của mỗi lần gia hạn tối đa không quá thời hạn còn lại của sổ tạm trú. Trường hợp sổ tạm trú hết thời hạn sử dụng mà hộ gia đình hoặc cá nhân vẫn tiếp tục tạm trú tại đó thì đại diện hộ gia đình hoặc cá nhân đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú làm thủ tục cấp lại sổ tạm trú.
Mỗi hộ gia đình đăng ký tạm trú thì được cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Trường hợp không có người từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được cử một người trong hộ làm chủ hộ.
Học sinh, sinh viên, học viên ở tập trung trong ký túc xá, khu nhà ở của học sinh, sinh viên, học viên; người lao động ở tập trung tại các khu nhà ở của người lao động thì cá nhân, cơ quan, tổ chức phải có văn bản đề nghị đăng ký tạm trú, kèm theo danh sách và được ghi vào sổ đăng ký tạm trú. Danh sách bao gồm các thông tin cơ bản của từng cá nhân: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nguyên quán; dân tộc; tôn giáo; số chứng minh nhân dân; nghề nghiệp, nơi làm việc; nơi thường trú; nơi tạm trú, thời hạn tạm trú. Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm xác nhận về việc đã đăng ký tạm trú vào danh sách đăng ký tạm trú của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Trường hợp cá nhân có nhu cầu cấp sổ tạm trú riêng thì được cấp riêng.
Sổ tạm trú bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Trường hợp đến tạm trú tại xã, phường, thị trấn khác thì phải đăng ký lại. Thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ: Công an xã, phường, thị trấn nơi công dân đến tạm trú. Người tạm trú có trách nhiệm bảo quản, sử dụng sổ tạm trú theo đúng quy định. Phải xuất trình sổ tạm trú khi cán bộ Công an có thẩm quyền kiểm tra. Nghiêm cấm sửa chữa, tẩy xóa, thế chấp, cho mượn, cho thuê hoặc sử dụng sổ tạm trú trái pháp luật.
Bước 3: Nộp lệ phí và nhận kết quả
Lệ phí đăng ký cư trú là khoản thu đối với người đăng ký cư trú với cơ quan đăng ký, quản lý cư trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
– Lệ phí đăng ký cư trú đối với việc đăng ký và quản lý cư trú gồm:
+ Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.
+ Cấp mới, cấp lại, cấp đổi sổ hộ khẩu; sổ tạm trú cho hộ gia đình, cho cá nhân.
+ Điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.
+ Gia hạn tạm trú.
– Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của địa phương mà quy định mức thu cho phù hợp, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc sau: Mức thu đối với việc đăng ký cư trú tại các quận của thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc phường nội thành của thành phố cao hơn mức thu đối với các khu vực khác.
Như vậy, trách nhiệm đăng ký tạm trú thông thường sẽ thuộc về bên cho thuê trọ, tuy nhiên người thuê trọ cũng có thể tự thực hiện được theo trình tự thủ tục theo quy định.