Đăng ký tạm trú cho cá nhân năm 2018. Điều kiện đăng ký thường trú tại Hà Nội.
Đăng ký tạm trú cho cá nhân năm 2018. Điều kiện đăng ký thường trú tại Hà Nội.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào các luật sư. Xin các luật sư giải đáp thắc mắc. Em đã đăng ký tạm trú tại nhà bác ruột ở quận Ba Đình, Hà Nội, nhưng công an phường nói em tạm trú 3 năm thì mới được nhập khẩu hoặc phải có hợp đồng làm việc không thời hạn, nhưng nếu chưa nhập khẩu được mà em lại lấy chồng thì chồng em có được đăng ký tạm trú tại nhà bác em nữa không? Hay cần phải em nhập khẩu rồi lấy chồng thì chồng em mới được theo cùng.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ Điều 30 Luật Cư trú 2006 quy định về việc đăng ký tạm trú của cá nhân như sau:
“Điều 30. Đăng ký tạm trú
1. Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.
2. Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.
3. Người đến đăng ký tạm trú phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở đó; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu,
4. Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này phải cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an.
Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và không xác định thời hạn.
Việc điều chỉnh thay đổi về sổ tạm trú được thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Luật này. Sổ tạm trú bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Trường hợp đến tạm trú tại xã, phường, thị trấn khác thì phải đăng ký lại.
5. Trường hợp người đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, lao động, học tập từ sáu tháng trở lên tại địa phương đã đăng ký tạm trú thì cơ quan đã cấp sổ tạm trú phải xoá tên người đó trong sổ đăng ký tạm trú.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Theo quy định, người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó và có chỗ ở hợp pháp thì phải làm thủ tục đăng ký tạm trú; nếu chỗ ở là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
Đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của bạn, bạn đã đăng ký tạm trú ở nhà bác ruột ở quận Ba Đình, Hà Nội, nhưng sau đó lấy chồng, nếu sau khi lấy chồng mà chồng bạn bạn cũng đến tạm trú tại nhà bác bạn và có căn bản đồng ý cho ở nhờ hoặc cho thuê, cho mượn nhà bằng văn bản thì có thể đăng ký tạm trú ở nhà bác của bạn mà không cần phải đợi đến khi bạn nhập hộ khẩu rồi chồng bạn nhập hộ khẩu theo.