Vậy cho em hỏi với lý lịch như vậy em có được tham gia đào tạo sĩ quan hoặc sĩ quan dự bị hay không? Nếu em vẫn được tham gia thì em có thể đăng ký ở đâu?
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện tại em vừa với tốt nghiệp Đại học khối ngành kinh tế và có mong muốn được tham gia đào tạo sĩ quan hoặc sĩ quan dự bị nhưng ông ngoại của em trước đây phục vụ cho chế độ cũ miền Nam. Sau ngày giải phóng, ông về quê làm nông đến bây giờ. Vậy cho em hỏi với lý lịch như vậy em có được tham gia đào tạo sĩ quan hoặc sĩ quan dự bị hay không? Nếu em vẫn được tham gia thì em có thể đăng ký ở đâu?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ vào Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999, tại Điều 4 có quy định về điều kiện tuyển chọn đào tạo sĩ quan như sau:
– Thứ nhất, điều kiện tham gia đào tạo sĩ quan:
“Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khỏe và tuổi đời; có nguyện vọng và khả năng hoạt động trong lĩnh vực quân sự thì có thể được tuyển chọn đào tạo sĩ quan.”
Đối với tiêu chuẩn của sĩ quan được quy định tại Điều 12 như sau:
“1. Tiêu chuẩn chung:
a) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn hành tốt mọi nhiệm vụ được giao;
b) Có phẩm chất đạo đức cách mạng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội; tôn trọng và đoàn kết với nhân dân, với đồng đội; được quần chúng tín nhiệm;
c) Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạọ chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân; có kiến thức về văn hoá, kinh tế, xã hội, pháp luật và các lĩnh vực khác; có năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định đối với từng chức vụ;
d) Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khoẻ phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm.
2. Tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức vụ của sĩ quan do cấp có thẩm quyền quy định.”
– Thứ hai, điều kiện tham gia đào tạo sĩ quan dự bị:
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 26/2002/NĐ-CP của Chính phủ về sĩ quan dự bịquân đội nhân dân Việt Nam:
“1. Những đối tượng sau đây thuộc diện tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị:
a) Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ và hạ sĩ quan dự bị hạng 1;
b) Cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên.
2. Những người thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này, có đủ tiêu chuẩn về chính trí phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khỏe và tuổi đời thì có thể được tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị. Tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể đối với từng đối tượng được tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.”
Và Điều 8 Nghị định này quy định:“1. Bộ Quốc phòng hướng dẫn các Bộ, tỉnh việc tuyển chọn những người đủ tiêu chuẩn đi đào tạo sĩ quan dự bị.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, đôn đốc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) tổ chức tuyển chọn người đi đào tạo sĩ quan dự bị theo đúng chỉ tiêu, đối tượng, tiêu chuẩn và lập hồ sơ để Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định việc gọi đào tạo sĩ quan dự bi.
3. Căn cứ quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về gọi đào tạo sĩ quan dự bị việc gọi từng người đi đào tạo sĩ quan dự bị được thực hiện như sau:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện gọi đào tạo sĩ quan dự bị đối với hạ sĩ quan dự bị hạng 1, cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên cư trú tại địa phương;
b) Hiệu trưởng các trường đại học triển khai thực hiện quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng gọi từng sinh viên khi tốt nghiệp đại học đi đào tạo sĩ quan dự bị.
c) Các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng gọi đào tạo sĩ quan dự bị đối với quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ.”
Trên đây là những quy định về điều kiện cần phải có để có thể tham gia đào tạo sĩ quan hoặc sĩ quan dự bị. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, thì hàng năm cơ quan có thẩm quyền sẽ hướng dẫn cụ thể cho các Bộ, ngành, cơ quan liên quan về tiêu chuẩn, chỉ tiêu tuyển chọn sĩ quan và sĩ quan dự bị.
Với trường hợp của bạn, sau khi tốt nghiệp bạn nên hỏi lại kỹ càng tại Trường đại học nơi bạn vừa tốt nghiệp đại học ngành kinh tế để có câu trả lời chính xác nhất.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Bố mẹ là quân nhân, hạ sỹ quan thì con có được miễn học phí?
– Mẹ đã được xóa án tích con có được thi công an không?
– Theo đạo thiên chúa có được làm công an
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại